Bảo hiểm xã hội Đắk Lắk giải trình về 51 trường hợp ‘đã chết vẫn khám bệnh’
Ngày 25/11, ông Trương Văn Sáng – Giám đốc BHXH Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa có văn bản giải trình gửi BHXH Việt Nam về kết quả xác minh thông tin gian lận trong thanh toán chí phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó có 51 trường hợp đã chết nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk
Chuyện kỳ cục ở Gia Lai: Khai tử nhầm 48 người, khai sinh 4 người đã chết
“Sau khi phát hiện trường hợp người đã chết nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT, đơn vị sẽ sớm thu hồi khoảng chi phí chi sai này. Riêng việc nhập sai ngày tháng đối với một số bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT, trong họp giao ban, chúng tôi đã chỉ đạo anh em phải nhập lại ngày tháng cho đúng” – Ông Sáng nói.
Video đang HOT
Văn bản trả lời BHXH Việt Nam
Trước đó, ngày 30/9, BHXH Việt Nam đã có văn bản yêu cầu BHXH Đắk Lắk kiểm tra dấu hiệu gian lận trong thanh toán chí phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với 51 trường hợp đã chết nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh, với tổng số tiền hơn 276 triệu đồng.
BHXH tỉnh Đắk Lắk báo cáo: Sau khi rà soát, đã xác định được có 48 bệnh nhân đi khám chữa bệnh trước ngày chết nhưng Phòng Chế độ BHXH lại nhập thông tin ngày chết trên phần mềm mặc định là ngày 1 của tháng đó. Có 2 bệnh nhân đã chết trùng họ tên, năm sinh với người đang còn sống do lỗi đồng bộ mã số đối tượng. Chỉ 1 trường hợp Nguyễn Thị C phát sinh chi phí 132.057 đồng sau khi chết là “có vấn đề”.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Lê Quang Tiệm – Trưởng phòng Chế độ thuộc BHXH tỉnh Đắk Lắk giải thích rằng, 48 bệnh nhân kia có khám bệnh trước ngày chết chứ không phải gian lận hồ sơ khám sau khi tử vong. “Ví dụ bệnh nhân chết ngày 20 nhưng trong quá trình tính đi khám chữa bệnh, anh em đều nhập ngày 1 đến ngày 19. Anh em thường nhập theo tháng nên đưa vào ngày 1 hằng tháng. Việc phát sinh khám chữa bệnh phát sinh trong thời điểm người đang sống nhưng do lỗi nhập theo tháng” – ông Tiệm nói.
Riêng trường hợp đã chết rồi nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh là do thời điểm đó, BV Đa khoa Vùng Tây Nguyên đang chuyển trụ sở nên dữ liệu phần mềm “giải quyết chế độ chính sách” trục trặc. “Lẽ ra phần mềm tốt thì sẽ phát hiện ra số thẻ của bà C không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thời điểm này đã chuyển bệnh viện nên mới có chi sai. Việc này chúng tôi đã có làm việc với Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên” – Ông Tiệm nói.
VŨ LONG
Theo TPO
Chi khám chữa bệnh BHYT vượt dự toán ở nhiều địa phương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, có những tỉnh, tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú cũng tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2018; bên cạnh đó việc quản lý và thanh toán đối với các bệnh mạn tính tại cơ sở khám chữa bệnh không đúng quy định là một trong những nguyên nhân gây vượt dự toán ngân sách.
Tỷ lệ điều trị nội trú cao bất thường là một trong những nguyên nhân gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, qua phân tích dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi khám chữa bệnh BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/4/2019.
Trong đó, một số nhóm chi phí khám chữa bệnh bình quân/1 lượt khám chữa bệnh tăng mạnh so với năm 2018 như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền ngày giường. Cụ thể, chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao so với dự toán Chính phủ giao, gồm các tỉnh: Vĩnh Long 88,24%; Ninh Thuận 71,84%; Đắc Nông: 71,04%; Nghệ An: 69,99%...
Gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân/1 lượt khám chữa bệnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 (6 tháng đầu năm): Vĩnh Long tăng 25,26%; Thừa Thiên Huế tăng 12,09%; Lai Châu tăng 10,50%... trong khi toàn quốc tăng 2,01%.
Chi bình quân tiền ngày giường/1 lượt khám chữa bệnh tại Nam Định tăng 19,93%; Tiền Giang tăng 15,54%; Bến Tre tăng 14,47%; Đồng Tháp tăng 12,5%; Vĩnh Long tăng 12,21%... trong khi toàn quốc giảm 2,68%.
Đáng chú ý là tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018: Phú Yên tăng 13,66%; Thái Nguyên tăng 12,67%; Vĩnh Long tăng 12,59%; Bạc Liêu tăng 11,71%; Sơn La tăng 11,25%... trong khi toàn quốc giảm 0,87%. Đặc biệt tại một số tỉnh phía Bắc trong 7 tháng đầu năm 2019 có tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú rất cao như: Phú Thọ 17,70%, Sơn La 17,61%; Vĩnh Phúc 15,95%...
Từ thực trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu bảo hiểm xã hội các tỉnh tập trung phân tích đánh giá để xác định rõ các nguyên nhân cụ thể gây gia tăng chi phí bất thường, tổ chức làm việc với các cơ sở khám chữa bệnh có chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường, đề nghị cơ sở khám chữa bệnh điều chỉnh về chỉ tiêu hợp lý, đồng thời theo dõi, giám sát đảm bảo chuyển biến thực chất.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng cần theo dõi sát tiến độ đấu thầu thuốc, có ý kiến kịp thời, tránh tình trạng chậm đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ điều trị và phát sinh việc mua sắm không đúng quy định. Đồng thời, cần tăng cường công tác giám định để việc lựa chọn, chỉ định sử dụng và thanh toán thuốc đúng quy định, hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo ANTD
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Y tế Chiều 15-11, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng và các Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hòa Hiệp đã chủ trì buổi làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và thực hiện nhiệm vụ...