Bảo hiểm TP HCM giải quyết hồ sơ hỗ trợ lao động trong một ngày
Hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp hưởng trợ cấp gói 26.000 tỷ đồng được thẩm định trong một ngày, thay vì 2 – 5 ngày như hướng dẫn.
Bảo hiểm xã hội TP HCM hôm qua (14/7) ra quyết định rút ngắn thời gian giải quyết xuống một ngày làm việc cho tất cả hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp của người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch.
Cán bộ BHXH TP HCM giải quyết hồ sơ cho người lao động, tháng 4/2021. Ảnh: An Phương
Theo hướng dẫn của Chính phủ, cơ quan BHXH các tỉnh thành thẩm định hồ sơ trong 2 ngày khi xác nhận danh sách lao động hoãn việc, ngừng việc; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động… Thời gian thẩm định tối đa 5 ngày với hồ sơ doanh nghiệp tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho hay việc điều chỉnh thời hạn giải quyết hồ sơ nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động, chủ doanh nghiệp. Riêng thủ tục giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng, cơ quan này sẽ tự làm rồi gửi thông báo về cho doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính. Quy trình rút gọn để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần.
Đến nay, Bảo hiểm xã hội TP HCM là cơ quan đầu tiên áp dụng quy định một ngày giải quyết hồ sơ, giúp tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. TP HCM cũng là địa phương đầu tiên đang chi trả hỗ trợ cho lao động tự do.
Quy trình nộp hồ sơ thụ hưởng trợ cấp từ gói 26.000 tỷ đồng. Video: Việt Chung
Dự kiến trong hôm nay, TP HCM sẽ hoàn thành chi trả cho gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng một người. Ngành lao động sau đó tập trung vào hỗ trợ các nhóm lao động ngừng việc, hoãn việc, nghỉ việc, hộ kinh doanh… Dự kiến thành phố chi trả cho 80.000 lao động phải dừng việc; 60.000 điểm kinh doanh tại các chợ truyền thống; 9.000 hộ kinh doanh dừng hoạt động; người đang cách ly tập trung và tuyến đầu chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn, lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ cần gửi giấy yêu cầu; lao động hoãn việc, ngừng việc thì doanh nghiệp sẽ tự lập danh sách. Tất cả hồ sơ gửi đến BHXH TP HCM thẩm định trong một ngày.
Với hồ sơ đủ điều kiện, thành phố sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng hoặc gửi về quận huyện trực tiếp chi trả. Tất cả các bước nhằm hạn chế thủ tục lẫn tập trung đông người khi thành phố đang chống dịch.
8 nhóm được đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ tăng 15% từ ngày 1/1/2022.8 nhóm đối tượng có thể hưởng lợi từ chính sách này.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, 8 nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/1/2022.
Theo dự thảo được trình, Bộ LĐTB&XH đề xuất người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng thấp sẽ được tăng bù để đạt mức 2,5 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, tăng 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống. Tăng lên 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho 8 nhóm đối tượng. Ảnh: Thế Sơn.
Trên cơ sở đánh giá tác động, Bộ LBTB&XH thấy rằng việc thực hiện điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/1/2022 với mức điều chỉnh 15% có tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội đối với những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội.
Nếu thực hiện theo phương án này, số người được điều chỉnh lương và trợ cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả là hơn 878.000 người.
Ngoài ra, khoảng 426.000 người là đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng sẽ được điều chỉnh lương và trợ cấp. Nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022, chi phí tăng thêm dự kiến là 700 tỷ đồng.
8 đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91 và số 613 của Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142, bổ sung Quyết định số 142 và Quyết định số 38 của Chính phủ.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53 Chính phủ.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62 của Chính phủ.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
TP.HCM tính chi 345 tỉ đồng hỗ trợ người bán vé số, hàng rong, bốc vác... Khoảng 230.000 lao động tự do bị giảm sâu thu nhập hoặc mất việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 được đề xuất hỗ trợ bằng ngân sách thành phố, với tổng số tiền là 345 tỉ đồng. Dự kiến khoảng 70.000 người lao động buôn gánh bán bưng, bán vé số lẻ, bốc...