Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia kiểm soát đặc biệt đối với TCTD
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) chính thức được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt (KSĐB) các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) từ khi Luật BHTG có hiệu lực vào năm 2013.
BHTGVN được giao thêm nhiệm vụ mới để tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD được KSĐB.
Cụ thể, Khoản 13 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG: “Tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ”.
Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2017, BHTGVN được giao thêm nhiệm vụ mới để tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD được KSĐB: “Cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB… ”
Triển khai công tác tham gia KSĐB theo Luật BHTG và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, BHTGVN đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị, điều hành về KSĐB để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2017: ban hành quy chế về cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB kèm theo Quyết định số 593/QĐ-BHTG ngày 7/9/2018; hướng dẫn thực hiện quy chế về cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB số 1327/HD-BHTG ngày 29/10/2019; hướng dẫn tạm thời về việc BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND; quy định tạm thời về tổ xử lý đột biến đối với QTDND có vấn đề; ban hành hướng dẫn tạm thời đánh giá tính khả thi phương án phục hồi QTDND và tổ chức tài chính vi mô được KSĐB…
Cùng với đó, đội ngũ cán bộ BHTGVN tham gia ban KSĐB đã phối hợp với các thành viên ban KSĐB thực hiện giám sát tình hình hoạt động và thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND, đặc biệt là giám sát số liệu chi tiết, biến động tài sản của QTDND, số dư tiền gửi, tiền gửi được bảo hiểm, tình hình phân loại nợ, khả năng thu hồi nợ của QTDND để đánh giá khả năng chi trả tiền gửi đến hạn thanh toán.
Trong quá trình tham gia KSĐB, BHTGVN chủ động, tích cực phối hợp với ban KSĐB, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để xử lý các tình huống phát sinh.
Video đang HOT
Tham gia ý kiến đối với phương án xử lý QTDND được KSĐB như các QTDND yếu kém không có khả năng phục hồi khi có yêu cầu của NHNN. Đối với các QTDND được KSĐB thuộc diện ngân hàng thương mại tham gia xử lý, thực hiện đối chiếu, xác minh, lập danh sách người gửi tiền, tham gia tuyên truyền, hỗ trợ đối với các QTDND thực hiện theo phương án ngân hàng thương mại tham gia xử lý.
Hàng năm, BHTGVN xây dựng mức vốn dự phòng cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB để chủ động nguồn lực tài chính, sẵn sàng cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB đủ điều kiện vay vốn.
Để tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, BHTGVN đã chủ động, tích cực phối hợp với ban KSĐB, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi khi được yêu cầu, đề xuất Chi nhánh NHNN tỉnh lựa chọn phương án xử lý phù hợp với quy định của Luật Các TCTD 2017.
Cùng với đó, các khóa đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ tham gia quá trình KSĐB có trình độ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới của BHTGVN thường xuyên được tổ chức để tham gia có hiệu quả vào quá trình KSĐB.
Có thể nói, hoạt động tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND đã góp phần giúp các QTDND trở lại hoạt động bình thường hoặc đề xuất phương án xử lý phù hợp, qua đó đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, bảo vệ quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Để ngày càng nâng cao vị thế của tổ chức BHTG trong tham gia xử lý các QTDND yếu kém theo quy định tại Luật BHTG và Luật Các TCTD 2017, BHTGVN cần nghiên cứu, đề xuất NHNN có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ BHTG khi tham gia Ban KSĐB.
Đồng thời, có văn bản yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa NHNN và BHTGVN theo quy định tại Thông tư 34/2016/TT-NHNN để việc trao đổi thông tin về thanh tra, giám sát và phối hợp xử lý các QTDND yếu kém giữa NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và BHTGVN được kịp thời, hiệu quả.
Các công ty tài chính cho vay tiêu dùng làm ăn ra sao trong dịch bệnh?
Không ít chỉ số của FE Credit, HD Saison bắt đầu chững lại khi dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Lợi nhuận FE Credit giảm mạnh
Trong tài liệu cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, VPBank cho biết lợi nhuận trước thuế của công ty con FE Credit chỉ đạt 1.200 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020.
Lợi nhuận thấp kéo theo cả hai chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều giảm. ROA bình quân 6 tháng của FE Credit còn 12,3% trong khi cùng kỳ năm trước đạt 33%. ROE bình quân từ 5,5% giảm còn 2,6%.
Tổng thu nhập hoạt động sau nửa đầu năm của FE Credit đạt 8.800 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 8.700 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, biên lãi thuần (NIM) lại giảm từ 29,1% xuống 26,9%. Lợi nhuận giảm mạnh một phần do FE Credit phải tăng trích lập dự phòng dù con số cụ thể không được tiết lộ.
Biểu đồ: Việt Đức.
Đến cuối tháng 6, tổng dư nợ tín dụng của công ty tài chính này cũng giảm 7% so với thời điểm đầu năm còn 61.300 tỷ đồng. Khối lượng giải ngân sau 2 quý của FE Credit đạt khoảng 28.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2020.
Một trong những điểm sáng liên quan các chỉ số của FE Credit là tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIR) được kéo giảm. Trong 6 tháng đầu năm, CIR của FE Credit được tiết giảm xuống mức 25,4%, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Trong báo cáo phân tích mới về VPBank, nhóm chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect dùng từ "ảm đạm" để mô tả về kết quả kém khả quan của FE Credit. VNDirect nhận định hoạt động cho vay tiêu dùng với rủi ro cao buộc phải được siết chặt hơn trong bối cảnh khó khăn chung hiện tại vì đại dịch Covid-19.
Với phần lớn khách hàng là những người lao động tự do, công nhân vốn có thu nhập thấp, nay lại càng khó khăn để duy trì nguồn thu nhập trong mùa dịch, các công ty tài chính, cho vay tiêu dùng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Ngoài ra, quy định giãn cách xã hội cũng tác động đến hoạt động cho vay và công tác thu hồi nợ.
HD Saison chững lại
Không riêng FE Credit, Công ty Tài chính tiêu dùng HD Saison thuộc HDBank cũng chứng kiến một vài chỉ số tài chính chững lại.
Lợi nhuận trước thuế của HD Saison tăng khiêm tốn 6% trong 6 tháng đầu năm, đạt 590 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng so với cuối năm 2020 chỉ tăng 1% lên 14.393 tỷ đồng. Riêng tổng tài sản lại giảm 2% sau 6 tháng còn 15.800 tỷ đồng.
Điểm tích cực là tỷ suất sinh lời của công ty tài chính thuộc HDBank cải thiện. ROA bình quân từ mức 26,4% cuối năm 2020 tăng lên 28,6%. ROE bình quân tăng thêm 0,7% lên 5,9%.
Biên lãi thuần của công ty tài chính tiêu dùng này cũng tăng trưởng sau khi đi ngang trong 2 năm 2019-2020. Từ con số 26,6%, NIM của công ty tài chính này tăng lên 28,6% trong 6 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu không đổi, vẫn giữ ở mức 5,8% như cuối năm 2020.
HD Saison cũng chú trọng vào việc tiết giảm chi phí vận hành để cải thiện lợi nhuận tương tự FE Credit. Dù thế, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIR) tiếp tục đi xuống, từ mức 50,6% năm ngoái giảm còn 46,7% trong 2 quý đầu năm nay.
Nguồn vốn TCVM thay đổi cuộc sống một phụ nữ nghèo Về xóm 6, xã Nga Liên (Nga Sơn), hỏi chị Phạm Thị Hằng, ai cũng biết. Từ cuộc sống nghèo khó, chị đã mạnh dạn vay vốn Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa để buôn bán nhỏ, bám trụ trên mảnh đất quê hương bằng các sản phẩm lợi thế từ nghề biển. Từ khi vay vốn tài chính vi...