Bảo hiểm tiền gửi góp phần đảm bảo phát triển an toàn quỹ tín dụng nhà
Là tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tính đến nay, cả nước có 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với tổng tài sản hơn 158.832 tỷ đồng. Hoạt động của hệ thống QTDND đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại các địa phương, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Là tổ chức thực hiện chính sách BHTG tại Việt Nam, BHTGVN đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý QTDND nhằm phát hiện kịp thời những yếu kém, sai phạm để cảnh báo đối với QTDND và kiến nghị NHNN có giải pháp chấn chỉnh, xử lý.
Theo đó, hoạt động giám sát, kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG (trong đó có các QTDND) đã được BHTGVN thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập. BHTGVN thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN; giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG.
Video đang HOT
Nội dung giám sát tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các QTDND; việc chấp hành các quy định về BHTG cũng như việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; qua đó cảnh báo rủi ro và các sai phạm, yếu kém mà QTDND cần khắc phục, kiến nghị NHNN xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của toàn hệ thống.
Kiểm tra tại chỗ chú trọng xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm, việc hạch toán, quản lý tài khoản tiền gửi nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm của QTDND trong việc huy động tiền gửi của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi BHTG.
Thời gian gần đây, xuất hiện them số lượng QTDND có vấn đề (QTDND yếu kém, tiềm ẩn rủi ro) NHNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTGVN đã chủ động đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến tình hình của các QTDND này, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, từ đó chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.
Đối với các QTDND yếu kém, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTGVN đã tích cực phối hợp với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tham gia quá trình theo dõi, kiểm tra, xử lý đối với các QTDND này, đặc biệt là những quỹ có nguy cơ bị đổ vỡ có thể phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG. Cụ thể, BHTGVN đã cử cán bộ tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN; tham gia cùng NHNN chi nhánh xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án củng cố, chấn chỉnh QTDND bị kiểm soát đực biệt nhằm khôi phục hoạt động của QTDND trở lại bình thường, hạn chế tác động xấu đến hoạt động của các QTDND khác trên địa bàn, không gây xáo trộn, mất ổn định an ninh, chính trị xã hội tại địa phương.
Bên cạnh các nghiệp vụ nói trên, hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG cũng được BHTGVN chú trọng nhằm giúp người gửi tiền nắm rõ quyền lợi của mình, yên tâm gửi tiền nhàn rỗi để tái đầu tư phát triển kinh tế, góp phần tăng khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của thành viên tại các QTDND. Do người gửi tiền tại các QTDND thường ít có điều kiện để nắm bắt thông tin về tài chính – ngân hàng – BHTG, vì vậy, BHTGVN thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, thực hiện đa dạng hình thức tuyên truyền tới người gửi tiền tại các QTDND.
Đại biểu lo lắng khi gần 5.000 bác sĩ, nhân viên y tế thôi việc sau đại dịch
Trước thực trạng gần 5.000 bác sĩ và nhân viên y tế xin nghỉ việc, đại biểu Quốc hội đề nghị phải có chính sách thu hút để lực lượng này yên tâm làm việc.
Góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng 13/6, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) dẫn số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết, trên thế giới đang báo động tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế. Theo tính toán của WHO, năm 2015 trên thế giới có khoảng 1 tỷ người không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh và thiếu 3,4 triệu nhân viên y tế. Dự báo, đến năm 2035, con số thiếu hụt nhân viên y tế lên đến khoảng 13 triệu người.
"Ở Việt Nam, trong 2 năm trải qua đại dịch COVID-19, chúng ta có có gần 5.000 nhân viên y tế và các bác sĩ công lập xin thôi việc vì áp lực công việc cũng như thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Nếu cứ đà này thì rất nghiêm trọng vì các bác sĩ hiện nay đang có tâm lý không yên tâm công tác. Do vậy, chúng ta phải có chính sách thu hút để lực lượng này không bỏ nghề dẫn đến khủng hoảng lực lượng chăm sóc y tế cơ sở", bà Dung nói.
Theo bà Dung, trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này đã đề cập việc cấp giấy phép hành nghề với chức danh y sĩ trong lực lượng quân đội. Đây là nội dung rất cần thiết, nhưng sẽ rất thiếu sót khi chúng ta không đề cập đến chức danh nghề nghiệp đối với y sĩ tuyến cơ sở.
Bà Dung cho rằng, đây là chức danh đang hoạt động rất có hiệu quả tại các tuyến y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mà đợt đại dịch COVID-19 vừa qua đã chứng minh sự cần thiết và tính hiệu quả của tuyến y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung và phòng chống dịch nói riêng. Do vậy, cần phải đưa vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) việc cấp giấy phép hành nghề cho chức danh y sĩ, vì họ có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình). (Ảnh: Quốc hội)
"Chúng ta phải xác định lại chức danh nghề nghiệp cũng như sứ mệnh của y sĩ trong nhu cầu chăm sóc sức khoẻ hiện nay và trong tương lai, vì lực lượng này rất cần trong tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo. Việt Nam đang có lực lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu rất ưu việt so với các nước trên thế giới, đó là tuyến y tế cơ sở ở xã, phường từ y sĩ đến bác sĩ, họ có những đóng góp rất tích cực trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân", bà Dung nói.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để xem xét, cho ý kiến thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để giải quyết tốt những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, nhằm tăng cường trật tự, kỷ cương, kỷ luật quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum). (Ảnh: Quốc hội)
"Trong sửa đổi Luật, tôi đề nghị cần đặc biệt chú ý các vấn nạn nổi lên là tình trạng người nhà đi cùng bệnh nhân, hoặc bệnh nhân có hành vi bạo hành nhân viên y tế tại các bệnh viện, khiến không ít y, bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và thậm chí cả tính mạng", đại biểu Thanh nên thực trạng.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu tình trạng nhiều đối tượng có hành vi lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để phát ngôn, tuyên truyền, quảng cáo gian dối về phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, dụ dỗ, lôi kéo người bệnh sử dụng các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, thuốc chữa bệnh chưa được công nhận, không đạt tiêu chuẩn...
Đại biểu cho rằng, tại Điều 36 và Điều 94 của dự thảo Luật, Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung thêm các biện pháp như: quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc đảm bảo an toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn của đội ngũ nhân viên y tế; có cơ chế hỗ trợ tài chính để thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp làm nhiệm vụ bảo vệ tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, có quy định riêng về xử lý các hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xảy ra trong khuôn viên cơ sở y tế, trong khuôn viên của bệnh viện.
"Cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là các đối tượng có hành vi bạo hành nhân viên y tế, gian dối trong quảng cáo, bán thuốc chữa bệnh, vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây thiệt hại cho người dân. Những đối tượng này cần phải được xử lý rất kiên quyết, kịp thời để đảm bảo phát huy cao nhất yêu cầu về răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung", đại biểu Thanh niêu quan điểm.
Phát triển tài chính toàn diện khu vực nông thôn Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và luôn xác định tín dụng nông nghiệp, nông thôn là một trong năm lĩnh vực ưu tiên. Ngày 10/11, phát biểu tại Hội thảo quốc gia với chủ đề "Thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới phát triển...