Bảo hiểm thất nghiệp trở thành “bệ đỡ” cho lao động mất việc mùa dịch
Không chỉ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trực tiếp đến Trung tâm dịch vụ việc làm với mong muốn tư vấn, giới thiệu việc làm mới.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, chỉ riêng trong tháng 3 năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả nước có 59.276 người nhận trợ cấp thất nghiệp, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp quý 1 năm 2020 lên 132.320 người, tăng 10% so với quý 1 năm trước.
Nguồn chi trong ba tháng đầu năm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 2.744 tỷ đồng. Trong đó, riêng chi cho trợ cấp thất nghiệp là 2.590 tỷ đồng. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân của người lao động là 3,7 triệu đồng/người/tháng.
Số lượng người đến các Trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh.(Ảnh minh họa)
Đáng chú ý, TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… là những địa phương có số người hưởng trợ cấp xã hội cao.
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, để hạn chế việc tập trung đông người, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã chủ động thông báo cho người lao động không phải trực tiếp đến thực hiện các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, người lao động vẫn trực tiếp đến trung tâm để làm các giao dịch này. Ở một số địa bàn, có thời điểm, số lao động đến trung tâm dịch vụ việc làm còn tăng hơn so với thời gian trước.
Cụ thể, trong tháng 3- thời gian cao điểm của đại dịch Covid-19, tại Quảng Ninh, tỷ lệ người đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 255% so với cùng kỳ năm 2019. Tại Khánh Hòa, tỷ lệ này tăng 237%, Đà Nẵng tăng 220%, Hưng Yên tăng 213%, An Giang và Quảng Trị tăng gấp đôi.
Không chỉ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trực tiếp đến Trung tâm với mong muốn tư vấn, giới thiệu việc làm. Bởi vậy, ở nhiều địa phương, số lao động trung bình mỗi ngày đến thực hiện các thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tăng cao, thậm chí quá tải. Tại Thành phố Hồ Chí Minh là 2.713 người/ngày, tại Bình Dương là 1.404 người/ngày, tại Đồng Nai là 1.459 người/ngày…
Thực tế cho thấy, bảo hiểm thất nghiệp đã phần nào giúp người lao động bảo đảm, duy trì cuộc sống. Đồng thời, giảm áp lực về tài chính với người sử dụng lao động vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước vì không phải cấp kinh phí hỗ trợ cho đối tượng này.
Sau hơn 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhất là sau khi triển khai theo Luật Việc làm từ năm 2015 đến nay, chính sách này đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động, làm gia tăng tỷ lệ mất việc làm. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Năm 2009, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ có 5,9 triệu người. Sau 11 năm, đến hết năm 2019, cả nước có 13,4 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm khoảng 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Người thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Gần sáu triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hơn 230.000 người được hỗ trợ học nghề.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh đến kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp có thể coi là “giá đỡ” an toàn cho người lao động khi họ bị mất việc làm, kịp thời hỗ trợ họ trong thời điểm khó khăn về tài chính lúc thất nghiệp. Do đã được luật hóa, việc thực hiện các chế độ cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm được tự động thực hiện theo các quy định hiện có, không cần bộ máy Nhà nước phải hoạt động can thiệp.
Những kết quả đáng khích lệ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp có được nhờ sự triển khai đồng bộ, kịp thời, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan. Trong đó, không thể thiếu vai trò của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng như các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương.
Để hỗ trợ người lao động trong mùa dịch, trong thời gian vừa qua, các trung tâm dịch vụ việc làm vừa bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch, vừa phải bố trí cán bộ thường trực để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, các trung tâm đẩy mạnh thu thập thông tin về thị trường lao động để nắm bắt, cập nhật tình hình biến động lao động, khai thác vị trí việc làm trống để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động, góp phần điều tiết thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Ngay từ khi bắt đầu có dịch Covid-19, Cục Việc làm đã tiến hành thu thập, cập nhật thường xuyên và báo cáo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình hình quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; thị trường lao động, cung cầu lao động cả nước. Đặc biệt, thông tin ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới doanh nghiệp cả trong và ngoài nước được chú trọng.
Với thông tin của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa phương, cơ quan này đã có những báo cáo sát thực về tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường lao động. Từ đó, xây dựng các báo cáo dự báo hoạt động của thị trường lao động; chủ động đề xuất, tham mưu về các giải pháp đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19./.
Cấm người Việt ra nước ngoài làm nghề massage
Từ ngày 20/5, lao động Việt Nam ra nước ngoài không làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí.
Nghị định 38/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.
Massage là 1 trong 7 công việc mà người Việt ra nước ngoài không được làm.
Nghị định này quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài bao gồm:
Massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.
Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, thủy ngân...
Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.
Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất acid nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.
Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.
Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).
Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm.
Nghị định 31 có hiệu lực từ hôm nay quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả...) nếu đủ các điều kiện sau:
Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cũng theo nghị định 31, trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn 1 lần, thay vì ít nhất 2 lần như quy định hiện hành.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối mà người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước.
Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức, cá nhân
Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân.
Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số.
Nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi như: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...
Thêm đối tượng có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án
Tại nghị định 33/2020, Chính phủ đã sửa đổi quy định trách nhiệm của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự.
Cụ thể, nghị định này quy định cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án (trước đây chỉ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án).
Gõ cửa từng nhà tìm người mất việc vì Covid-19 Tổ trưởng dân phố đến từng nhà tìm người bán hàng rong, xe ôm, bốc vác, bảo vệ... bị mất việc do Covid-19 để hỗ trợ theo gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Chiều 21/4, ông Võ Văn Kính, 71 tuổi (Trưởng khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đạp xe đến dãy trọ trong con hẻm nhỏ để khảo...