Bảo hiểm Dai-Ichi đang làm thay thẩm quyền của Tòa án?
Khách hàng cho rằng Dai – Ichi đang làm thay thẩm quyền của tòa án khi không thừa nhận những chứng cứ pháp lý được các cơ quan có thẩm quyền lập, buộc khách hàng phải cung cấp những giấy tờ không thể có được.
Như Dân Việt đã thông tin, bà Phạm Thị Thắm, sinh năm 1977, thường trú tại 147A Khu Phố 4, Phường Vĩnh Thông, thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, phản ánh, sau khi chồng chết (ông Nguyễn Phú Sơn), bà đã nộp cho Dai – Ichi đầy đủ hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm tử vong.
Hồ sơ gồm: Bản sao biên bản tử vong ngoại viện số 22/BB-TV-BV ngày 9.8.2018 của BVĐK huyện Châu Thành; Trích lục khai tử số 765/TLKT-BS ngày 13.8. 2018 của UBND Phường Vĩnh Thông; Đơn xác nhận của Công An xã Bình An (Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) ngày 24.8.2018 về tai nạn điện của ông Sơn; Bản tường trình về việc các cơ quan chức năng không lập hồ sơ tai nạn được công an xã Bình An xác nhận ngày 21.2.1019.
Tuy nhiên, Dai-Ichi lại yêu cầu bà Thắm phải cung cấp các hồ sơ, chứng cứ bao gồm: “Hồ sơ tai nạn của Người được bảo hiểm Nguyễn Phú Sơn do công an điều tra (cấp huyện/tỉnh/trung ương) lập, bao gồm: Biên bản và sơ đồ khám nghiệm hiện trường; Biên bản vụ tai nạn; Biên bản khám nghiệm tử thi; Biên bản giám định pháp y về tử thi; Biên bản kết luận điều tra”.
Bà Thắm bức xúc vì những yêu cầu “vô lý” của Dai – Ichi.
Theo bà Thắm, những tài liệu phía Dai Ichi yêu cầu là các tài liệu hồ sơ của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ lập hồ sơ nói trên khi xét thấy cần thiết và cũng không phải là nghĩa vụ của người dân buộc cơ quan điều tra phải lập hồ sơ đó cho mình.
Gia đình bà Thắm không yêu cầu điều tra về cái chết của chồng bà vì lý do không tranh chấp với ai. Ông Sơn bị điện giật có nhiều nhân chứng và những người này đưa ông Sơn tới bệnh viện. Theo gia đình, đó là cái chết hoàn toàn do tai nạn trong lúc làm việc, ngẫu nhiên, bất ngờ.
Hơn nữa, ngày 21.2.1019, cơ quan Công an xã Bình An (Huyện Châu Thành, Kiên Giang) đã xác nhận việc cơ quan chức năng không lập hồ sơ tai nạn của ông Nguyễn Phú Sơn. Do đó, các hồ sơ nói trên không thể có được.
“Gia đình tôi không có nghĩa vụ phải yêu cầu cơ quan chức năng lập hồ sơ theo những yêu cầu vô lý đó của Dai – Ichi. Việc yêu cầu cung cấp những giấy tờ đó của Dai – Ichi lại diễn ra sau khi chồng tôi đã được chôn cất hơn 2 tuần kể từ ngày xảy ra sự cố là hết sức bất thường và không có tình người” – bà Thắm cho biết.
Video đang HOT
Mặt khác, theo Hợp đồng bảo hiểm, gia đình bà Thắm không có bất cứ giao kết hay thỏa thuận nào về việc phải nộp các tài liệu/hồ sơ nói trên. “Dai – Ichi nại ra những yêu cầu vô lý nhằm mục đích chối bỏ trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gia đình tôi”, bà Thắm bức xúc.
Chiều ngày 2.5, sau gần 20 ngày Phóng viên Dân Việt đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc để có thông tin đa chiều, Dai – Ichi mới có phản hồi.
Theo đó, Dai – Ichi đưa ra lý do chưa đồng ý chi trả quyền lợi bảo hiểm bổ sung cho khách hàng là bởi bà Thắm chưa cung cấp được những giấy tờ mà Dai – Ichi yêu cầu (đúng như bà Thắm đã phản ánh – PV).
Dai – Ichi trả lời: “Các tài liệu mà bà Thắm cung cấp như: Đơn xin xác nhận ngày 24.8.2018 của bà Phạm Thị Thắm với sự xác nhận của Công an xã Bình An, Biên bản tử vong ngoại viện số 22/BB-TV-BV ngày 9.8.2018 của Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, Trích lục khai tử số 765/TLKT-BS ngày 13.8.2018 của UBND phường Vĩnh Thông… thì tất cả những giấy tờ này chưa đủ cơ sở để xác định nguyên nhân tử vong trực tiếp và duy nhất của ông Nguyễn Phú Sơn là do tai nạn”.
Dai – Ichi không thừa nhận những giấy tờ cơ quan chức năng lập là căn cứ để chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trương Minh Cát Nguyên – Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ tư vấn pháp lý bảo hiểm Tila nhận định: “Qua nghiên cứu hồ sơ, nhận thấy Dai – Ichi yêu cầu khách hàng những loại giấy tờ trên đồng nghĩa với việc họ đã bác bỏ toàn bộ chứng cứ pháp lý do chính quyền địa phương lập.
Cụ thể, nhiều văn bản điện tử do Dai – Ichi phát hành gửi đến khách hàng phủ nhận thẩm quyền xác nhận tai nạn của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, bao gồm: BVĐK Châu Thành; Công an xã Bình An, (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang); UBND Phường Vĩnh Thông (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)… trong việc cấp “khai tử” cho đương sự, trong đó có nội dung chứng nhận nguyên nhân tử vong của nạn nhân là bị điện giật”.
Theo bà Thắm, Dai – Ichi tự cho mình có thẩm quyền tương đương tòa án, bác bỏ toàn bộ các chứng cứ pháp lý mà chính quyền địa phương lập cho đương sự. Bởi nếu công nhận những văn bản được lập đó, Dai – Ichi đã phải tích cực giải quyết quyền lợi bảo hiểm bổ sung cho khách hàng mà không đưa ra những đòi hỏi không có trong điều khoản hợp đồng đã ký kết.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Danviet
Gần 52.000 lao động nước ngoài cần tham gia BHXH
Ông Đinh Duy Hùng - Phó Trưởng ban thu bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, sau hơn 3 tháng thực hiện BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tổng số tiền BHXH thu được từ nhóm đối tượng này là hơn 100 tỷ đồng.
So với giai đoạn trước khi chính sách này có hiệu lực, tình hình thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho các đối tượng này có thay đổi gì đáng kể?
- Theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, từ ngày 1.12.2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đây là lần đầu tiên pháp luật của Việt Nam có quy định về thực hiện BHXH bắt buộc đối với công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Việc đóng BHXH bắt buộc đối với đối tượng này được thực hiện theo lộ trình đóng vào từng quỹ thành phần.
Việc lao động người nước ngoài tham gia BHXH sẽ tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi (ảnh minh họa). Ảnh: L.M
Cụ thể, từ ngày 1.12.2018 đến ngày 31.12.2021, hàng tháng người sử dụng lao động đóng toàn bộ bằng 3,5% tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; còn từ ngày 1.1.2022 trở đi, đóng bằng 25,5% tiền lương tháng đóng BHXH vào các quỹ ốm đau, thai sản, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất; trong đó, người sử dụng lao động đóng bằng 17,5%, người lao động (NLĐ) đóng bằng 8%.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, đến ngày 28.2.2019, tổng số tiền đóng BHXH của lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên cả nước là hơn 100 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, có bao nhiêu doanh nghiệp nằm trong diện phải đóng BHXH cho lao động nước ngoài và tổng số lao động nước ngoài tại Việt Nam theo diện phải tham gia BHXH là bao nhiêu?
- Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến ngày 28.2.2018, tổng số đơn vị tham gia BHXH cho người nước ngoài trên toàn quốc là 8.730 đơn vị với số lao động là 51.524 người thuộc diện NLĐ nước ngoài phải tham gia BHXH.
Theo ước tính của Bộ LĐTBXH, hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 80.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó đa số được cấp giấy phép lao động (chiếm trên 90% tổng số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động). Như vậy, chỉ sau hơn 3 tháng triển khai Nghị định số 143 đã có trên 64% lao động thuộc đối tượng này tham gia BHXH bắt buộc, đó là một kết quả khá khả quan đối với việc triển khai một chính sách mới.
Thời gian tới, BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo BHXH các địa phương tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để nằm bắt số lượng đối tượng NLĐ nước ngoài thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài thực hiện.
Việc thực hiện chính sách đóng BHXH cho NLĐ nước ngoài hiện có gặp khó khăn gì không thưa ông?
- Chính sách mới triển khai nên việc thu nộp BHXH cho lao động nước ngoài cũng còn một số vướng mắc, khó khăn. Cụ thể như việc xác nhận đối tượng cũng đã ghi nhận một số vướng mắc của doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài. Hiện, chúng tôi đang chỉ đạo BHXH các địa phương phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để nắm bắt số lượng NLĐ nước ngoài thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài thực hiện.
Về ngôn ngữ khác nhau cũng có khó khăn, lao động là công dân nước ngoài đến Việt Nam làm việc từ rất nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trên hồ sơ, giấy tờ tùy thân chỉ có chữ viết nước ngoài dẫn đến khó khăn trong giao dịch BHXH. Ngoài ra, cũng có khả năng đóng BHXH trùng lặp khi lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc có thể đã tham gia BHXH tại nước sở tại và ngược lại. Về vấn đề này, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ LĐTBXH đàm phán, ký kết các hiệp định song phương về BHXH để tránh tình trạng đóng trùng BHXH.
Xin cảm ơn ông!
"Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài là cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước với lao động nước ngoài, tạo tâm lý yên tâm làm việc cho lao động. Đây là một yếu tố tích cực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút lao động chất lượng cao đến Việt Nam".
Ông Đinh Duy Hùng
Theo Danviet
237 cán bộ BHXH nghỉ việc do áp lực công việc Trong 4 năm qua, có 237 cán bộ BHXH TP.HCM nghỉ việc (tổng số biên chế hơn 1.300 người). Người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP.HCM NGỌC DƯƠNG Ngày 17.1, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, cho biết do khối lượng công việc tăng cao nên viên chức phải mất nhiều thời gian để xử...