Bảo hiểm bắt buộc xe máy: Các nước áp dụng thế nào?
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị xem xét loại trừ xe máy khỏi nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới.
Vậy trên thế giới có bảo hiểm với xe máy hay không?
Góp ý về Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, VCCI đề nghị xem xét loại trừ xe máy khỏi nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới.
Thực tế hiện nay, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thông lệ trên thế giới cũng chỉ ra rằng việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với ô tô, xe máy là bắt buộc nhằm đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức đều được bảo vệ tài chính nếu chẳng may gặp biến cố trên đường, cho dù ở vị trí là người gây ra tai nạn hay là nạn nhân tai nạn giao thông.
Nhiều nước bắt buộc
Nhật Bản được xem là một quốc gia an toàn, nhưng theo Hiệp hội các Nhà bảo hiểm tổng hợp Nhật Bản, quốc gia này cũng gánh chịu hơn 43.000 vụ tai nạn giao thông gây thương tích cho người trong một năm. Để bảo vệ lợi ích công cộng, Nhật áp dụng một loạt những quy định khắt khe với người tham gia giao thông, trong đó có quy định về bảo hiểm bắt buộc.
Khi tham gia giao thông tại Nhật Bản, chủ xe phải mua bảo hiểm xe cơ giới, về cơ bản bao gồm hai loại là “Bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới bắt buộc (CALI)” và “Bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện”. Bất cứ ai bị phát hiện lái xe mà không có CALI đều bị phạt nặng. Trong khi đó khi mua thêm bảo hiểm ô tô tự nguyện, bạn sẽ được bảo hiểm cho bất kỳ thiệt hại nào vượt quá số tiền tối đa mà CALI bảo hiểm.
Trong khi đó, ở Thái Lan, chủ xe phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu nếu muốn lái xe ô tô hoặc xe máy một cách hợp pháp. Bảo hiểm này được gọi chung là CTPL (Trách nhiệm pháp lý bắt buộc của bên thứ ba). Luật pháp không yêu cầu chủ xe phải mua bảo hiểm toàn diện để bảo hiểm tất cả các thiệt hại cho ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên, nếu có một chiếc xe mới, chủ xe sẽ muốn bảo vệ khoản đầu tư của mình và cân nhắc mua bảo hiểm toàn diện.
Video đang HOT
Từ thực tiễn ở các quốc gia cho thấy, sự ra đời của bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy là cần thiết, khách quan và cần tiếp tục được áp dụng rộng rãi hơn nữa
Nếu sở hữu một chiếc mô tô và lưu thông trên các con đường ở Úc, chủ xe phải mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho tử vong hoặc thương tật khi xảy ra tai nạn. Tại Úc, bảo hiểm phổ biến nhất gọi là CTP (bảo hiểm bên thứ ba bắt buộc). Đây là điều bắt buộc đối với tất cả các lái xe, được đính kèm với đăng ký xe máy. Quyền lợi của CTP là đưa ra sự bảo vệ nếu chủ xe hoặc lái xe có lỗi trong một vụ tai nạn khi có các yêu cầu bồi thường của những người bị thương trong một vụ tai nạn.
Tại Hoa Kỳ, hầu hết các bang đều yêu cầu một số hình thức “chịu trách nhiệm tài chính” đối với người lái xe máy trên đường. Điều này có nghĩa là chủ xe có thể phải trả tiền nếu gây ra tai nạn và gây ra thiệt hại tài sản hoặc thương tích. Có nhiều loại bảo hiểm xe máy khác nhau, trong đó có bảo hiểm phổ biến nhất là bảo hiểm TNDS bắt buộc cho xe cơ giới chi trả cho các thương tích và thiệt hại mà lái xe gây ra cho người khác và được yêu cầu ở hầu hết các tiểu bang. Chi phí bảo hiểm xe máy trung bình tại Hoa Kỳ là 178 USD/tháng.
Có thể thấy, nhiều nước trên thế giới xem bảo hiểm bắt buộc cho xe cơ giới không phải là loại hình bảo hiểm thương mại mà được xem là chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Chính sách này bảo đảm nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân tai nạn giao thông mà không phụ thuộc vào việc người gây tai nạn có khả năng chi trả hay không. Điều này có nghĩa nếu sản phẩm bảo hiểm này không tồn tại, gánh nặng có thể sẽ bị đẩy về phía Nhà nước và các gia đình có người thân gặp nạn vì thực tế cho thấy rất nhiều người chủ phương tiện không có khả năng chi trả.
Việt Nam liên tục cải tiến
Tại Việt Nam, từ năm 1988, Chính phủ đã quy định loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc và lần lượt ban hành nhiều văn bản theo thời gian để liên tục cải tiến chính sách. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng được quy định là một trong số các loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đầu năm 2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTC của với nhiều điểm thay đổi vượt trội trên tinh thần tiếp thu hầu hết các ý kiến đóng góp từ người dân và các chuyên gia để đảm bảo hành trình tham gia loại hình bảo hiểm này được thuận lợi nhất cho người dân.
Một trong những điểm mới là quy định đơn giản hóa hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc TNDS xe cơ giới và chế độ tạm ứng. Theo đó, thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Đặc biệt, công ty bảo hiểm không chờ đến lúc hoàn thành toàn bộ hồ sơ mới chi trả bồi thường, mà sẽ thay mặt chủ xe tạm ứng trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận thông báo về tai nạn, bất kể vụ tai nạn có thuộc phạm vi bồi thường hay không để hỗ trợ nạn nhân được nhanh nhất.
Theo Bộ Tài chính, việc quy định mua bảo hiểm TNDS bắt buộc đối với mô tô, xe máy là cần thiết và đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhằm bảo vệ tất cả mọi người đang tham gia giao thông, phù hợp với xu thế trên thế giới.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng chính sách mới đã rất ưu việt, tuy nhiên trong quá trình thực thi cần có những thống kê, nghiên cứu để tiếp tục cải tiến hướng đến sự hài lòng của người dân trên cơ sở phải kiểm soát rủi ro, và phòng, chống gian lận bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông
Người dân có người nhà bị thương hay tử vong trong tai nạn giao thông thuộc các trường hợp xe gây tai nạn không có bảo hiểm, hoặc không được bảo hiểm chi trả do bị loại trừ bảo hiểm, hoặc không xác định được xe gây tai nạn có thể liên hệ Qũy Bảo hiểm xe cơ giới, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam để được hỗ trợ (Tầng 5, 141 Lê Duẩn, Cửa Nam, Hoàn Kiếm , Hà Nội; hotline: 0948 485 285). Theo đó, nạn nhân được hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng đối với trường hợp bị thương phải cấp cứu và 45 triệu đồng đối với trường hợp tử vong.
Đây là một chính sách nhân văn nhờ vào việc các doanh nghiệp bảo hiểm đã trích 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đóng vào Qũy bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài chi hỗ trợ nhân đạo, Qũy còn được sử dụng cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt động liên quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo an toàn xã hội.
Đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy
VCCI đề nghị xem xét loại trừ xe máy khỏi nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý về Dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo VCCI, trong thời gian qua, việc thực hiện các loại bảo hiểm bắt buộc đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích xã hội nhưng với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy thì không. Sau hơn 10 năm thực hiện, tỉ lệ chi trả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với xe máy vẫn ở mức rất thấp.
Chẳng hạn như năm 2019, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy là 765 tỉ đồng, nhưng các doanh nghiệp chỉ bồi thường cho các vụ tai nạn 45 tỉ đồng. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều các loại bảo hiểm bắt buộc khác, cụ thể, tỷ lệ chi trả của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ô tô là khoảng 33%, bảo hiểm cháy nổ là 31%.
VCCI đề xuất bỏ bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy. Ảnh DẠ THẢO
Theo VCCI, so với biện pháp đòi bồi thường khác, bảo hiểm có ưu điểm là chi trả nhanh hơn đối với người bị tai nạn và giảm áp lực tài chính đối với người phải bồi thường, từ đó tạo ra giá trị thặng dư cao hơn cho cùng một số tiền bồi thường.
Tuy nhiên cơ quan này cho hay, với số tiền chi trả thấp rất khó có thể thuyết phục rằng lợi ích mang lại từ khoản tiền bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy lớn hơn chi phí xã hội phải bỏ ra là 765 tỉ đồng. Như vậy, nhìn về mặt tổng lợi ích cho xã hội, bảo hiểm bắt buộc với xe máy không bảo đảm nguyên tắc lợi ích lớn hơn chi phí.
Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc thu hẹp phạm vi chủ thể có nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới, theo hướng loại trừ trường hợp xe máy. Theo đó, việc mua bảo hiểm xe máy, bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm dân sự và các loại bảo hiểm khác, sẽ dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên.
"Quy định này cũng không trái với luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Điều 8 của luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định tên loại hình bảo hiểm còn nghị định được phép quy định chi tiết các nội dung liên quan, trong đó bao gồm cả phạm vi áp dụng", cơ quan này góp ý.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc công khai thông tin, dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm xe cơ giới.
Quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với mô tô, xe máy là cần thiết Việc quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với mô tô, xe máy là cần thiết và đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng và an toàn xã hội chung, phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Việc quy định mua bảo hiểm trách nhiệm...