Bảo hiểm AAA còi thường pháp luật, quỵt bảo hiểm của khách hàng?
Dù đã có phán quyết của tòa thế nhưng Công ty Bảo hiểm AAA vẫn coi thường pháp luật, có dấu hiệu “quỵt” tiền bảo hiểm của khách hàng.
Dù đã có phán quyết của tòa thế nhưng Công ty Bảo hiểm AAA vẫn coi thường pháp luật, có dấu hiệu “quỵt” tiền bảo hiểm của khách hàng.
Theo hồ sơ vụ việc, công ty CP Thương mại HKDV có trụ sở tại TP Việt Trì (Phú Thọ) có tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm vật chất cho xe ô tô đầu kéo mang BKS 19C – 040.45 và xe sơ my rơ mooc mang BKS 19R – 000.52 với công ty CP Bảo hiểm AAA từ ngày 06/03/2014 với thời hạn 1 năm.
Một trong những khách hàng rơi vào cảnh “khóc dở mếu dở” khi tham gia bảo hiểm với bảo hểm AAA.
Công ty CP TM HKDV có đơn đề nghị cam kết nợ phí bảo hiểm đến ngày 31/3/2014, đồng thời công ty AAA đã cấp cho công ty HKDV 02 giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô số BV 14001870 và BV 14001871 và giấy xác nhận quyền thụ hưởng bảo hiểm có xác nhận của Công ty AAA – Chi nhánh Phú Thọ.
Đến ngày 30/03/2014, hai chiếc xe trên của công ty HKDV bị tai nạn, sau đó công ty HKDV đã có văn bản thông báo sự việc trên tới công ty bảo hiểm AAA- Chi nhánh Phú Thọ và Công ty bảo hiểm AAA có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Tòa đã ra phán quyêt, buộc công ty CP bảo hiểm AAA phải thực hện nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, công ty CP Thương mại HKDV cũng thực hiện nghĩa vụ của mình khi ký kết hợp đồng là hoàn thành việc thanh khoản vào ngày 31/03/2014 (như đã thỏa thuận) với số tiền 42.957.200 đồng tiền bảo hiểm cho 02 xe ô tô.
Theo ông Nguyễn Việt Quân – Phó Giám đốc công ty CP Thương mại HKDV cho biết, theo hướng dẫn và chỉ định của nhân viên công ty bảo hiểm AAA, bên công ty HKDV đã đưa hai xe ô tô vào công ty CP Đại Phát để sửa và đã ứng trước tiền chi phí sửa xe là 120 triệu đồng.
Tuy nhiên khi yêu cầu công ty CP Bảo hiểm AAA thanh toán khoản tiền bảo hiểm đó thì công ty này đã “phủi tay” không chịu thực hiện.
Điều đáng nói ở đây, khi hai bên không thỏa thuận được thì bên mua bảo hiểm đã kiện công ty bảo hiểm AAA ra tòa án đòi quyền lợi chính đáng.
Theo hồ sơ, tòa sơ thẩm TP Việt Trì đã ra phán quyết do Thẩm phán Hà Công Cẩn – Chủ tọa phiên tòa ký tuyên là bên bị đơn (Công ty bảo hiểm AAA) phải trả cho nguyên đơn (công ty CP Thương mại HKDV) chi phí tiền sửa chữa xe ô tô BKS 19C – 040.45 và xe sơ mi rơ mooc BKS 19R – 000.52 là 120 triệu đồng.
Vẫn còn “ấm ức” với tòa sơ thẩm, công ty CP bảo hiểm AAA làm đơn kháng cáo lên tòa án cấp trên. Ngày 28/09/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã mở phiên tòa phúc thẩm về việc tranh chấp bảo hiểm giữa Công ty CP Thương mại HKDV và công ty CP bảo hiểm AAA.
Tại phiên tòa, sau khi nghe và nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Tòa phúc thẩm ra phán quyết bác đơn kháng cáo của công ty CP bảo hiểm AAA đồng thời giữ nguyên bản án tòa sơ thẩm đã xử.
Điều trớ trêu thay, mặc dù hai cấp tòa đã xử, ai đúng ai sai đã rõ như ban ngày, quan trọng hơn bản án đã có hiệu lực, buộc các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.
Ấy vậy, đã hơn một năm nay, công ty CP Bảo hiểm AAA coi thường pháp luật, có dấu hiệu “quỵt” tiền bảo hiểm của khách hàng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Pháp luật Plus, đây không phải là khách hàng đầu tiên và duy nhất bị công ty CP bảo hiểm AAA “bùng” tiền bảo hiểm.
Bởi trước đó cũng đã có khách hàng rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở” với cách làm thiếu chuyên nghiệp của công ty CP bảo hiểm AAA.
Theo_Kiến Thức
Hội nghề cá loại trừ nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ
Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản cho rằng nguyên nhân cá chết có thể là do chất độc, không phải do thủy triều đỏ (tảo nở hoa).
Chiều 28/4, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Theo Hội Nghề cá, nguyên nhân do thủy triều đỏ như bị loại trừ, vì những biểu hiện đặc trưng của thủy triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế. Chẳng hạn, lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển; cá tầng mặt chết hàng loạt; xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm, hôi thối...
Hội Nghề cá đồng tình với nguyên nhân cá chết có thể do chất độc. Lý do là đa số cá chết ở tầng đáy, phát hiện lần đầu ở ven biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Chất độc theo dòng hải lưu chảy từ Bắc xuống Nam tiếp tục gây chết ở Quảng Bình, tiếp đó là Quảng Trị và phía Bắc Thừa Thiên-Huế. Tại đây, chất độc đã được pha loãng nên không thấy hiện tượng cá chết.
Liên quan việc truy tìm nguyên nhân gây ra chất độc, Hội Nghề cá cho biết, đến nay, không có bằng chứng nào (động đất, sóng thần, núi lửa...) dẫn tới nhận định đáy biển sinh ra chất độc làm chết cá tầng đáy. Do vậy, giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở.
Hội cũng đề nghị làm rõ, kết quả phân tích chất độc của mẫu đất lấy ở cuối nguồn các ống xả và kết quả phân tích, chất độc của mẫu lấy từ mang và dạ dày cá chết. Từ hai kết quả phân tích đó, có thể kết luận cá chết có phải vì chất độc không. Nếu cá chết do chất độc, thì chất độc đó có phải do nguồn xả thải của các nhà máy tại huyện Kỳ Anh không.
Theo Hội Nghề cá, trong khi chưa xác định được nguyên nhân cá chết, các bộ cần chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng hằng ngày thu gom cá chết để tiêu hủy, không để xảy ra tình trạng người dân tự do gom cá mang đi nơi khác bán cho người ăn tươi, chế biến thành cá khô, cá mắm hoặc nước mắm.
Ngoài ra, cần hỗ trợ những hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, nuôi cá biển, ngư dân khai thác thủy sản ven bờ 4 tỉnh trên bị thiệt hại. Hỗ trợ họ ít nhất 15 kg gạo/tháng, tính từ tháng 4 đến khi có giải pháp khôi phục sản xuất.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ cá chết hàng loạt: Có thể xử lý hình sự nếu Formosa gây ô nhiễm Nếu có chuyện Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường khiến cá chết bất thường ở các tỉnh ven biển miền Trung, doanh nghiệp sẽ bị xử lý ra sao Nếu có chuyện Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường khiến cá chết bất thường ở các tỉnh ven biển miền Trung, doanh nghiệp sẽ bị xử lý ra sao?. Ngay...