Bạo hành trẻ em – Trách nhiệm người lớn
Liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em (BHTE) diễn ra trong thời gian gần đây đã khiến không ít người bàng hoàng về cách ứng xử đối với trẻ nhỏ. Vấn nạn bạo hành trẻ em đã xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng, gây bức xúc, làm cả xã hội không khỏi lo lắng vì sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một nhóm người trong xã hội.
Nguyên nhân vì sao?
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực (khoảng 3.000-4.000 vụ). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều ý kiến cho rằng, chính sự thờ ơ của cộng đồng và sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương dẫn đến thực trang trẻ bị bạo hành vẫn tiếp diễn. Trẻ em bị bạo hành, ngay trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Không riêng gì ở vùng sâu, vùng xa, mà ngay tại những thành phố lớn chuyện BHTE cũng không phải là chuyện hiếm.
Về vấn đề này, thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 – 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục). Điều đáng nói số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 2014, báo chí đã phanh phui hàng trăm vụ BHTE khiến xã hội chấn động. Từ đầu năm 2015, nhiều vụ BHTE dã man đã xảy ra điển hình: Ngày 16/7/2015, cháu Lê Văn Hải, 3 tuổi ở Bình Dương bị cha dượng đạp vào bụng gây vỡ đại tràng; ngày 25/8/2015, cháu Nguyễn Thị Kim Linh, 12 tuổi ở Bình Thuận bị mẹ ruột tẩm xăng đốt vì thiếu nợ tiền vé số… Trước đó, dư luận đã phải chứng kiến quá nhiều vụ việc trẻ em bị chính người thân bạo hành.
Vấn nạn bạo hành trẻ em gây bức xúc toàn xã hội. (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Mới đây nhất là vụ BHTE vừa xảy ra ở cơ sở giáo dục mầm non tư thục Sơn Ca (TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Liên quan đến vụ việc này, UBND TP.Đồng Hới đã ra quyết định xử phạt hành chính 22,5 triệu đồng đối với bà Trần Thị Thúy Hằng là chủ cơ sở, đồng thời yêu cầu phải giải thể cơ sở giáo dục mầm non này và trả lại kinh phí cho các phụ huynh đã gửi trẻ tại cơ sở. Còn rất nhiều vụ việc tương tự nhưng chưa được phát hiện.
Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam đối với việc người lớn đánh trẻ con được xem là bình thường. Là chuyện riêng của mỗi nhà, không ai dám xen vào. Nhiều trường hợp không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Bên cạnh ảnh hưởng đến thân thể, gây thương tích, thậm chí là dẫn tới tật nguyền, bạo hành thời nay còn có cả yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác đến mức gây ra những chứng bệnh về thần kinh, tự kỷ… Đây là hiện tượng đi ngược lại với đạo đức của người Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
Không thể làm ngơ
Dư luận xã hội hẳn chưa thể quên đi hình ảnh bé Trần Thị Kim Ngân, 4 tuổi, bị chính mẹ ruột là Nguyễn Thị Thùy Trang (26 tuổi), quê Vĩnh Long và cha dượng Đỗ Trọng Minh (27 tuổi), thường trú Đồng Nai đánh đập dã man. Mặc dù biết bé Ngân bị nhiều vết thương tích trên người nhưng cả Minh và Trang đều không chịu đưa bé đi cấp cứu. Chỉ đến khi bà con trong xóm trọ phát hiện bé nằm bất tỉnh ở góc phòng, kiến bu khắp người thì sự việc mới bị phát giác, đưa cháu tới bệnh viện.
Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta có hệ thống pháp luật, có các tổ chức nhân quyền, bảo vệ trẻ em mà tình trạng BHTE vẫn không giảm bớt. Các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa phương đã ở đâu khi những đứa trẻ bị bạo hành?
Theo luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty luật Phạm Danh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với hành vi BHTE và cũng chưa có quy định xử phạt chính quyền địa phương nơi để xảy ra BHTE. Nguyên nhân chính là việc giáo dục luật pháp của chúng ta chưa đến nơi đến chốn, đôi khi còn mang tính hình thức.
Để giải quyết được vấn đề này cần có sự kết hợp của nhiều ngành… đặc biệt cần phải nâng cao giáo dục, nhận thức, trách nhiệm của người lớn đối với quyền trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật để bảo vệ quyền trẻ em. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can thiệp hoặc tố giác. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ các quyền của trẻ em nhiều nơi còn chưa tốt. Thiết nghĩ, để ngăn chặn vấn nạn bạo lực trẻ em thì phải nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường sự hợp tác giữa gia đình – nhà trường – xã hội, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ trẻ em, từ đó thế hệ tương lai của chúng ta mới có được môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Điều 110 Bộ luật Hình sự quy định: người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, hoặc phạm tội với nhiều người thì phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Tại khoản 1, Điều 104 quy định: người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% – 30% hoặc dưới 11% có thể bị khởi tố, áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Theo Sưc khoe đơi sông
Loạt bảo mẫu bạo hành trẻ em gióng hồi chuông báo động toàn xã hội
Những vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em đến mức nhập viện hoặc tử vong khiến chúng ta phải xem xét lại vấn đề đạo đức và trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ em.Sự việc cháu bé 14 tháng tuổi đi học bị cô giáo đánh, trói tay, nhét khăn vào miệng ở Quảng Bình mới bị đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Không ai ngờ được rằng, những người giáo viên được bố mẹ kỳ vọng sẽ trông nom, chăm sóc con cái lại có hành động mất nhân tính, không thể dung thứ. Đằng sau những việc làm lúc nóng giận đó đã để lại nỗi đau đớn về thể xác và ám ảnh tinh thần với đứa trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên bạo hành trẻ em như vậy xảy ra. Cùng nhìn lại những sự việc ầm ĩ tương tự đã tốn không ít giấy mực của báo chí thời gian gần đây. Bạo hành trẻ nhiễm HIV Hồi tháng 4/2015, sự việc các bảo mẫu tại Khoa Măng Non - Trung Tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Thủ Đức, Tp.HCM) đánh đập trẻ nhiễm HIV khiến dư luận vô cùng bức xúc. Các bảo mẫu bạo hành thừa nhận, các bé nghịch ngợm, không chịu ăn nên đánh để các bé chịu ăn.
Sự việc đã được báo cáo lên Sở Lao Động, Thương binh, Xã hội Tp.HCM. Ba bảo mẫu bị đình chỉ là Vũ Thị Quý, Trần Thị Thu Trinh, Nguyễn Thị Lan. Đây là 3 bảo mẫu đã được đào tạo sơ cấp về nghiệp vụ chăm sóc trẻ, chỉ nhất thời nóng giận mới xảy ra sự việc nói trên. Đạp trẻ tử vongHồi năm 2014, Hồ Ngọc Nhờ bạo hành đến mức trẻ trông tại nhà bị tử vong đã bị đưa ra xét xử trước pháp luật. Trước đó, chị Võ Thị Huyền đưa con trai là Đỗ Nhật Long (18 tháng) đến nhà nhờ Hồ Ngọc Nhờ (P. Linh Trung, Thủ Đức, Tp.HCM) trông. Thế nhưng, trong khi ăn, bé Long khóc không nín nên Nhờ đã dốc ngược người bé, xách tay chân bé để hù dọa cho bé nín. Đối tượng này cầm trượt tay nên bé Long bị rơi xuống nền nhà. Tiếp đó, Nhờ còn dùng chân đạp lên ngực và bụng của bé.
Sau đó 20 phút, Nhờ thấy bé nằm bất động, dùng tay để cấp cứu nhưng không được. Lúc đó, Nhờ mới tri hô người dân đưa bé đến bệnh viện Quân Dân Miền Đông nhưng cháu bé đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện. Hù trẻ bằng cách cho vào thang máy Hồi năm 2010, bé Lê Quang Vinh được bố mẹ gửi tại nhóm trẻ tư thục gần nhà. Tuy nhiên, bé không chịu tự xúc cơm ăn nên cô giáo phải xúc vào miệng nhưng bé Vinh lại liên tục đẩy ra. Thấy bé không chịu ăn như vậy, cô Nữ đã đưa bé vào thang máy rồi bấm cho xuống tháng 1. Khi thang máy mở cửa, bé bị phát hiện đã ngất xỉu, trên người có nhiều vết thương. Sự việc cũng dấy lên sự phẫn nộ trong cộng đồng đặc biệt là phụ huynh có con nhỏ. Kết quả giám định phát hiện, bé Vinh bị chấn thương vùng đầu, rách da chỏm đầu, gãy xương đòn...nhiều nơi trên cơ thể chảy máu. Cô giáo Trần Thị Xuân Nữ - người bạo hành bé Vinh đã bị đưa ra xét xử về hành vi "cố ý gây thương tích" và bị tuyên phạt 4 năm tù. Tát, mắng trẻ khi ăn Hồi năm 2008, dư luận cả nước bàng hoàng và phẫn nộ vì bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa (43 tuổi, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai) bạo hành các trẻ em tại nhà. Theo đó, lúc cho các bé ăn cơm, bà Hoa đã tát tai các em nhỏ mới chỉ từ 6 tháng - 14 tháng tuổi và mắng nhiếc ầm ĩ. Quan sát trên video clip phát hiện bảo mẫu này cho các cháu ăn bằng cách túm tóc giật ngửa mặt lên trời rồi cho cơm vào miệng. Em bé nào ăn chậm hoặc không chịu nuốt sẽ bị vả bằng tay hoặc thước vào miệng. Nhìn những hình ảnh đó, phụ huynh nói chung và bố mẹ các em nói riêng đều không thể cầm lòng được. Tháng 6/2008, Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa 12 tháng tù giam về tội "cố ý gây thương tích". Dùng băng keo dính miệng trẻ Vụ việc bảo mẫu Lê Thị Lê Vy ở Trường mầm non tư thục Thiên Thơ (Tp.HCM) dùng băng dính dính miệng bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, 18 tháng tuổi, khiến bé tử vong năm 2007 cũng khiến dư luận vô cùng bức xúc. Trước đó, ngày 30/11/2007, khi thấy bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, 18 tháng tuổi khóc, Vy đã dùng băng keo dài 15cm, rộng 4cm dán kín miệng cháu Trân hơn 2 phút khiến để bé ngưng khóc. Sau đó, Vy đặt cháu Trân nằm xuống chiếu, dùng khăn đắp lên ngực cháu rồi tiếp tục chăm sóc các cháu khác.
Khoảng 5-6 phút sau cô Hà từ phòng vệ sinh ra nhìn thấy cháu Trân nằm úp mặt xuống gối đã gọi Vy đến kiểm tra. Lật cháu Trân lên, thấy cháu bị tím tái, Vy liền lấy băng keo trên miệng cháu ra và cùng các cô khác đưa cháu đến bệnh viện Nhân Dân Gia Định cấp cứu. Ít hôm sau, cháu Trân được chuyển đến BV Nhi Đồng I đến ngày 28/12/2007 thì tử vong. Hương Linh (Tổng hợp)
Theo Congluan
Công an xác minh vụ 'bảo mẫu trói chân tay, hành hạ trẻ' Thông tin một trẻ mầm non bị các cô giáo, cô nuôi ở Trường mầm non Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP.Đồng Hới, Quảng Bình) bạo hành đang gây xôn xao dư luận. Trao đổi với PV Thanh Niên Online sáng 6.10, đại tá Trần Sơn, Trưởng công an TP.Đồng Hới cho biết cơ quan công an đã nhận được phản ánh của...