Báo Hàn Quốc: Triều Tiên đã đặt tên lửa vào bệ phóng
Nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã đặt tầng đầu tiên của tên lửa ba tầng vào bệ phóng ở căn cứ Tongchang-ri, tây bắc nước này.
Binh sỹ Triều Tiên đứng canh tên lửa Ngân hà-3 trước vụ phóng hồi tháng 4/2012.
“Việc đặt tên lửa cho thấyTriều Tiên đã chính thức bắt tay vào việc chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa tầm xa”, hãng Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin trên nêu rõ.
Cũng theo nguồn tin này, Hàn Quốc có đầy đủ chứng cứ về việcTriều Tiên đã cho vận chuyển tầng đầu tiên của tên lửa đẩy từ khu xưởng lắp ráp tới bệ phóng ở Trung tâm Vũ trụ Sohae ở tây bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, những hình ảnh chụp từ vệ tinh không được sắc nét do ảnh hưởng của thời tiết suơng mù.
Cũng theo Yonhap, trước khi chính thức lắp đặt tên lửa, Triều Tiên đã thông báo cho các nước liên quan, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, về đường bay cũng như thời điểm tiến hành vụ phóng. Theo đó, vệ tinh quan trắc Trái Đất Kwangmyongsong-3 sẽ được tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân hà-3) phóng đi theo hướng nam từ 7 giờ sáng tới khoảng giữa trưa trong thời gian từ ngày 10 – 22/12.
“Triều Tiên đã thông báo trực tiếp cho phía Mỹ về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa từ tuần trước và việc thông báo này đã được thực hiện qua một kênh ở New York”, Yonhap dẫn nguồn tin ngoại giao tại Washington cho biết.
“Kênh New York” ở đây được cho là Văn phòng đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc. Văn phòng này là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc thảo luận ở “cấp công tác” do Bình Nhưỡng và Washington chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Trong phản ứng mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố kế họach phóng vệ tinh của Triều Tiên là “hành động khiêu khích cao độ, đe dọa hòa bình và an ninh ở khu vực”. Việc phóng vệ tinh có sử dụng công nghệ đạn đạo sẽ bị coi là hành vi vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó cấm Bình Nhưỡng tiến hành bất cứ vụ phóng vệ tinh nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.
Lo ngại trước vụ phóng của Triều Tiên, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu triển khai các đơn vị tên lửa đánh chặn để bắn chặn các bộ phận từ tên lửa của Bình Nhưỡng. Một đơn vị phòng vệ trên không cũng đã bắt đầu di chuyển từ doanh trại Hakusan ở tỉnh miền Tây Wakayama đến tình Okinawa ở cực Nam Nhật Bản.
Video đang HOT
Các nguồn tin tại chỗ ghi nhận đã nhìn thấy xe của đơn vị này chở tên lửa bắn chặn PAC-3 và nhiều giàn phóng. Trong khi đó, các đơn vị khác trong Lực lượng Phòng vệ có trang bị hệ thống PAC-3 cũng bắt đầu rời căn cứ tại 2 tỉnh Shiga và Fukuoka.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán tên lửa của Triều Tiên sẽ bay qua đảo Sakishima của tình Okinawa.
Theo Dantri
Triều Tiên đặt tên lửa vào bệ phóng
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đặt tầng thứ nhất của một tên lửa tầm xa vào bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan, trước lịch trình phóng tên lửa gây tranh cãi sẽ diễn ra vào tuần tới.
Bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. - Ảnh chụp từ vệ tinh
Một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho hay, theo phân tích ảnh chụp từ vệ tinh hôm 4-4 của viện nghiên cứu Mỹ - Hàn tại trường Quốc tế Johns Hopkins, tầng đầu tiên của tên lửa đẩy ba tầng của Triều Tiên đã được đặt trên bệ phóng Tongchang-ri, sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch phóng vệ tinh ngày 12 đến 16-4.
Viện nghiên cứu này cho hay bệ của tháp cẩu đã được che chắn quanh bệ phóng di động nên không thể chụp được hình ảnh rõ ràng của tên lửa, nhưng có vẻ như công việc đang được tiến hành bên trong. Các bằng chứng cho thấy tầng thứ nhất của tên lửa đã được đặt vào khi thời điểm diễn ra vụ phóng đến gần. Hoạt động tiếp nhiên liệu dường như cũng hoàn thành, có thể thấy các thùng rỗng, vốn dùng để chứa chất oxy hóa và nhiên liệu cung cấp cho tầng thứ nhất, đã được cần cẩu đưa ra ngoài.
An ninh cũng được tăng cường với một rào chắn và chốt kiểm soát an ninh được thiết lập cho các phương tiện đi vào khu vực từ phía tây, con đường duy nhất dẫn tới bệ phóng từ các cơ sở chính khác tại bãi thử. Bản thân bệ phóng cũng được dọn sạch.
Theo tiến trình này, dự kiến CHDCND Triều Tiên sẽ đưa các tầng còn lại ra khỏi nhà kho và lắp ráp chúng trên một bệ phóng cao 50 mét trong một hoặc hai ngày tới. Sau khi đánh giá đồng thời nhiều yếu tố khác nhau, Chính phủ Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa nói trên vào khoảng ngày 14-4.
Triều Tiên trước đó thông báo kế hoạch phóng tên lửa tầm xa đưa một vệ tinh lên quỹ đạo sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16-4 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15-4).
Trong một diễn biến khác, nhằm đối phó với động thái của Triều Tiên, sáng 7-4, ba tàu khu trục lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã rời căn cứ tới Biển Hoa Đông để sẵn sàng ứng phó với vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Hai tàu Kirishima và Chokai, trang bị các tên lửa đánh chặn hạm đối không, đã rời khỏi căn cứ Sasebo ở tỉnh Nagasaki, đồng thời tàu Myoko cũng đã rời căn cứ Maizuru ở tỉnh Kyoto. Ba tàu Aegis này đều trang bị hệ thống rada SPY-1 với 4 ăng-ten có khả năng kiểm soát 360 độ cho phép xác định chính xác thời điểm tên lửa được phóng và theo dõi đường bay để lập tức bắn hạ nếu tên lửa Triều Tiên "lạc" vào lãnh thổ nước này.
Cùng ngày, Nhật Bản cũng khởi động 18 hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 tại các căn cứ và khu vực huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ ở thủ đô Tokyo, TP Narashino của tỉnh Chiba, Asaka, Saitama. Trong đó có 15 hệ thống có thể bắn chặn 8 tên lửa cùng một lúc. Đó là chưa kể tới các tên lửa PAC-3 được đặt tại bốn địa điểm ở tỉnh Okinawa, trong đó có các đảo Miyako và Ishigaki.
Ngoài ra, cuối ngày 7-4 một tàu Aegis của Hải quân Mỹ cũng sẽ rời căn cứ Sasebo.
Phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên khẳng định vệ tinh này hoàn toàn "mang bản chất hòa bình" và việc đánh chặn nó "chắc chắn sẽ gây ra tai họa khủng khiếp", đó sẽ là hành động khiêu chiến.
Theo hãng tin AP, Nếu Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa, dự kiến diễn ra vào khoảng từ 12 đến 16- 4, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sẽ có nhiều thiết bị quân sự trong tay để lần theo đường đi của tên lửa và nếu cần sẽ bắn hạ nó.
Ngoài ra, họ sẽ phân tích từ vị trí rơi của các tầng của tên lửa đẩy tới hình dạng của phần đầu tên lửa. Thông tin họ thu thập được có thể có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phòng thủ khu vực và các cuộc đàm phán vũ khí trong tương lai.
Các nhà hoạch định quân sự cũng muốn biết Triều Tiên đã tiến xa được đến đâu kể từ vụ phóng vệ tinh bất thành 3 năm trước. Trong khi đó, các nhà đàm phán vũ khí sẽ tìm hiểu xem tên lửa Triều Tiên phụ thuộc bao nhiêu vào công nghệ nước ngoài.
Vì vậy, việc phóng vệ tinh của Triều tiên cũng là một cơ hội cho các nước khác đánh giá khả năng tấn công của Bình Nhưỡng bên ngoài nước này.
Triều Tiên khánh thành nhà máy điện lớn nhất nước
Hôm 5-4, Triều Tiên đã khánh thành một nhà máy thủy điện lớn, có công suất 300.000KW, một trong những dự án xây dựng lớn nhất nước này trong những năm gần đây, một dự án mang tính biểu tượng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng.
Việc khánh thành nhà máy điện Huichon ở tỉnh Jagang, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 250km về phía bắc, giáp biên giới Trung Quốc, là buổi lễ lớn đầu tiên trong một loạt các sự kiện kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Nhà máy điện trên sông Chongchon này đã được xây dựng trong hơn 3 năm và là một dự án giành được nhiều sự quan tâm từ cố lãnh đạo Kim Jong Il. Ông Kim đã đến thăm dự án này ít nhất 5 lần trước khi qua đời vào tháng 12 năm ngoái. Tân lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên đã đến thăm công trường xây dựng cùng với cha của mình hồi tháng 8-2011.
Đây là nhà máy điện lớn nhất tại Triều Tiên được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho quốc gia, với 2 con đập và một mạng lưới các đường hầm dưới đất. Các đập này sử dụng nước từ sông Jangja và Chongchon. Hiện tại nhu cầu sử dụng điện của Triều Tiên ngày càng tăng trong bối cảnh bị quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt khiến quốc gia này càng lâm vào tình trạng thiếu năng lượng nghiêm trọng.
Hãng thông tấn Triêu Tiên KCNA cho hay: "Hoàn thành nhà máy điện nhằm bảo đảm năng lượng cho thủ đô Bình Nhưỡng, bảo vệ đất canh tác và khu vực dân cư dọc sông Chongchon trước tình trạng lũ lụt liên miên ở đây. Ngoài ra còn để bảo đảm cung cấp nước cho khu công nghiệp Huichon và Namhung".
Các quan chức cho biết một nhà máy điện thứ hai phía cuối sông Chongchon cũng sẽ sớm được khánh thành. Đây là những công trình được cố chủ tịch Kim Jong Il vô cùng quan tâm. Trước khi từ trần, ông luôn giương cao khẩu hiệu: "Năm 2012 sẽ là một bước ngoặt lịch sử của Triều Tiên, chúng ta sẽ là một quốc gia mạnh mẽ và thịnh vượng."
Theo NLD
Hàn Quốc đưa tên lửa Naro-1 vào bệ phóng Hàn Quốc vào hôm nay (27.11) đã bắt đầu bước chuẩn bị cuối cùng cho nỗ lực phóng tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo trong tuần này, với việc đưa tên lửa đến bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam nước này. Hãng tin Yonhap cho biết, tên lửa KSLV-1, còn được gọi là Naro-1,...