Báo Hàn Quốc: Asian Cup cho thấy ‘ma thuật’ của HLV Park Hang-seo
Trên trang Sports Chosun của Hàn Quốc, tác giả Park Chan-jun có một bài viết bình luận về tài năng của HLV Park Hang-seo tại sân chơi Asian Cup.
Dựa vào việc đánh giá sức hút của HLV Park Hang-seo tại Hàn Quốc, có thể khẳng định rằng chiến lược gia 60 tuổi đã tạo nên thành công và tầm ảnh hưởng lớn nơi quê nhà kể từ khi sang Việt Nam dẫn dắt đội tuyển quốc gia.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng đó chỉ mới xuất hiện cách đây một năm và không ít người đặt ra câu hỏi xung quanh những thành công của ông đối với nền bóng đá Việt Nam. Phóng viên Park Chan-jun có mặt ở UAE thừa nhận: “Tôi thực sự đã có một mối hoài nghi”.
HLV Park Hang-seo đồng hành cùng bóng đá Việt Nam tạo nên một năm 2018 đầy thành công.
Asian Cup có quá sức với thầy Park?
Nhà báo Park viết: “Ma thuật Park Hang-seo, điều này rõ ràng rất tuyệt vời. Ông đã và đang viết lại lịch sử mỗi ngày, từ vòng chung kết U23 châu Á đầu tháng 1/2018 cho đến việc đánh bại Olympic Nhật Bản tại ASIAD hồi tháng 8.”
“Còn tháng 12 là đỉnh cao khi ông cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup. Với sự xuất hiện của thầy Park, Việt Nam như được ăn mừng lễ hội quanh năm.”
Nhưng ở đâu đó tại Việt Nam có một tiếng nói vang vọng rằng đây đều chưa phải là những sân khấu lớn. Các giải đấu ở cấp độ U và đội tuyển quốc gia là hoàn toàn khác nhau.
“Vì vậy, tôi đã có chút lo lắng xen lẫn hy vọng cho ông Park ở Asian Cup. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như ông ấy bước hụt chân sau khi rời khỏi AFF Cup”, phóng viên Park nhận định trước giải đấu.
Theo nghĩa đó, Asian Cup là sân khấu mà người hâm mộ có thể đo đếm sức mạnh thực sự của HLV Park Hang-seo. Ở vòng bảng, Việt Nam nằm trong bảng tử thần với sự xuất hiện của đội tuyển xếp số một châu Á Iran và cả Iraq.
Asian Cup là giải đấu người hâm mộ một lần nữa được chứng kiến tài năng của HLV Park Hang-seo. Ảnh: Thuận Thắng.
Video đang HOT
Điều đó đã dẫn đến 2 trận thua đầu tiên của đội tuyển Việt Nam khi đến với giải đấu châu lục.
Phóng viên người Hàn Quốc kể lại đã có nhiều bình luận cho rằng đội tuyển Việt Nam đã chạm ngưỡng giới hạn khi đến với sân chơi châu Á. Cũng có một số phân tích nhận định vấn đề nằm ở năng lực của HLV Park Hang-seo.
Và câu trả lời
“Tuy nhiên, ông Park đã cùng các học trò giành 3 điểm trước Yemen để lọt vào vòng 1/8 theo một cách đầy kịch tính đi kèm với may mắn. Họ cùng điểm số, hiệu số, tổng số bàn thắng nhưng chỉ hơn Lebanon đúng ở hiệu số phụ. Tất nhiên, đây là quyết định cuối cùng của một luật chơi công bằng”, tác giả viết.
Đến với vòng 16 đội đối đầu với Jordan, đội tuyển Việt Nam gần như không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Mọi người đều trông chờ vào sự may mắn đến với đại diện còn lại duy nhất của Đông Nam Á.
Thế nhưng họ đã vượt qua đối thủ bằng một hiệu suất rất ấn tượng khi lội ngược dòng, giành chiến thắng trên loạt sút luân lưu cân não.
Bước vào vòng tứ kết, tuyển Việt Nam phải đương đầu với Nhật Bản, đội bóng đang xếp thứ 50 FIFA – vượt quá xa thứ hạng 100 của Việt Nam.
Về sức mạnh khách quan, đoàn quân áo đỏ rõ ràng không thể so sánh khi phần đông cầu thủ Nhật Bản đang chơi bóng ở các giải đấu lớn tại châu Âu.
Màn trình diễn của HLV Park cùng các học trò xứng đáng được khen ngợi tại Asian Cup 2019.
Kết cục, Việt Nam đã thua 0-1 nhưng có một màn trình diễn ấn tượng tương tự trận gặp Jordan. “Nếu biết tận dụng tốt cơ hội, họ đã có thể đã tạo ra một kết quả tích cực hơn dự kiến”, phóng viên Park viết.
Anh đi đến nhận định: “Ma thuật của HLV Park Hang-seo là có thật. Màn trình diễn của các cầu thủ Việt Nam được thể hiện qua những tình huống phòng ngự phản công vô cùng ấn tượng. Họ đã cho thấy sức mạnh thể lực, cân bằng phòng ngự và khả năng chiếm giữ khoảng không hiệu quả.”
“Thực tế này khiến tôi nhớ lại đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup 2002. Màn trình diễn này cũng mang hơi thở đầy hiện đại, tương tự như đội tuyển Pháp đã vô địch World Cup 2018 ở Nga, được thể hiện qua những đợt phản công nhanh có sự tham gia của Quang Hải, Văn Đức và Công Phượng. Ông Park đã biến tuyển Việt Nam thành một đội có khả năng duy trì chiến thuật và thể lực trong suốt 90 phút thi đấu”, phóng viên này viết.
Cuối cùng, anh đi đến kết luận: “Bây giờ, đã không còn ai coi Việt Nam là một đội bóng nhỏ ở châu Á. Asian Cup đã chứng minh giá trị thực sự của ‘ma thuật’ Park Hang-seo.”
Theo Zing.vn
Đã rõ điểm yếu duy nhất khiến Việt Nam thua Nhật
Đội tuyển Việt Nam một lần nữa nếm trải sự nghiệt ngã của bóng đá, nhưng từ đó, chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm để tiến lên
Nhật Bản, đội bóng mà khi nhắc đến tại châu Á, người ta hay so sánh với những Hàn Quốc, Iran, Australia trở thành một tứ đại gia của châu lục. Những đội bóng luôn luôn giành được suất dự vòng chung kết World Cup.
Còn Việt Nam, trừ năm 2018 với những chiến tích vang dội đến nay, chúng ta thường được nhắc đến là đại diện của một vùng trũng trên bản đồ bóng đá thế giới, một đội bóng nhỏ bé, yếu đuối khi bước ra châu lục, chứ chưa nói đến thế giới.
Nhưng trong một năm đầy nỗ lực, và cũng là thành quả của cả một chuỗi chiến lược của bóng đá nước nhà, Việt Nam ngày hôm qua, đã đối đầu sòng phẳng với Nhật Bản. Việt Nam đã thua, nhưng các cầu thủ áo đỏ đã được ngẩng cao đầu ở ASIAN Cup.
Nhìn vào những điểm nhấn chiến thuật của trận đấu này, Việt Nam đã thực sự khiến Nhật Bản phải toát mồ hôi.
Việt Nam đã cống hiến một trận đấu khiến Nhật Bản phải chơi với 100% sức mạnh của họ
Từ bảng thống kê thông số kỹ thuật các trận đấu gần đây của Nhật Bản, và so sánh với trận gặp Việt Nam, chúng ta đã làm được những điều rất kỳ diệu. Những đội bóng trước, bao gồm Turkmenistan, Oman, Uzbekistan, Arab Saudi, Nhật Bản kiểm soát bóng ít hơn (dưới 50%) nhưng ngược lại sút cầu môn nhiều hơn, và không có nhiều đường chuyền.
Nhưng với Việt Nam, Nhật Bản kiểm soát bóng 69%, tung ra 709 đường chuyền (Việt Nam là 327) và sút 11 quả trúng đích. Trong khi đó, Việt Nam sút nhiều hơn đối phương 12 quả.
Những thông số này thể hiện 2 vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam đã thực hiện được lối đá sở trường phòng ngự phản công của mình, nhập cuộc tốt và thi đấu bình tĩnh. Thứ hai, Nhật Bản hoàn toàn bế tắc trước cách chơi của Việt Nam và họ chỉ may mắn có được bàn thắng từ Penalty.
Tiếp đến, Nhật Bản không quá mạnh như truyền thông thêu dệt. Họ tiếp tục có "cú bẫy 15 phút" khi ngay từ đầu hiệp 2 đến phút 60, họ tạo ra sức ép nghẹt thở lên khung thành của Việt Nam và có được tình huống đá phạt đền. 15 phút tổng lực này cũng là chiến thuật mà Nhật sử dụng với các đội bóng trước đây ở ASIAN Cup.
Hàng thủ của Việt Nam chơi xuất sắc, không mắc phải sai lầm nào
Sức ép đó Nhật không duy trì được đến hết hiệp đấu này. Ngược lại, họ để cho Việt Nam vùng dậy và cả hai cống hiến một trận đấu đôi công mãn nhãn. Cả hai hàng thủ đều không mắc sai lầm nào trong trận đấu này.
Trong khi đó, Việt Nam là đội nắm thế chủ động hơn, suốt hiệp 1, các chiến binh sao vàng đã có nhiều cơ hội rất ấn tượng. Sức ép đó còn thể hiện ở tình huống thủ môn Nhật lóng ngóng chuyền bóng hỏng và suýt chút nữa có bàn thắng dẫn trước.
Ngoài ra, khu trung tuyến vốn rất mạnh của Nhật Bản đã bị hàng tiền vệ của Việt Nam bẻ gãy và có nhiều tình huống mắc sai lầm, tạo cơ hội cho đối thủ có tình huống phản công.
Trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản là đỉnh cao của một cuộc đối đầu của chiến thuật phòng ngự phản công, cả hai đội đều phòng ngự cực chặt chẽ, các cầu thủ hàng thủ thi nhau tỏa sáng, và cách hai đội chuyển trạng thái công thủ là rất đáng để chiêm ngưỡng.
Khi Việt Nam phản công, chỉ một pha xử lý chậm đã khiến cả 10 cầu thủ của Nhật Bản lùi về dựng ra một hàng phòng ngự nhiều lớp. Việt Nam cũng làm được những điều tương tự khi Nhật Bản tấn công, chỉ cần một đường chuyền chậm nhịp, Việt Nam đã phủ kín bóng áo đỏ trước khung thành đối phương.
Quả penalty định mệnh khiến Việt Nam là đại diện cuối cùng của Đông Nam Á phải rời ASIAN Cup
Tờ Fox Sport ASIA đã bình luận: "Giá như đây là trận chung kết, cả hai đội đã cống hiến một trận đấu hấp dẫn đến nghẹt thở. Việt Nam tiếp tục chơi một trận đấu xuất sắc hơn cả chiến tích đánh bại Jordan trước đó của họ".
Tuy nhiên, yếu điểm lớn nhất khiến Việt Nam không thể gỡ hòa được Nhật Bản đó là thể lực. Lối đá pressing toàn sân cùng với việc liên tiếp chuyển trạng thái tấn công - phòng ngự khiến các cầu thủ của chúng ta không đủ sức cạnh tranh với Nhật Bản suốt 2 hiệp.
Đáng chú ý, tình huống chuyền bóng vượt tuyến xuất sắc của Xuân Trường cuối hiệp 2 đã loại bỏ toàn bộ hàng thủ của Nhật Bản nhưng Văn Toàn lại không còn đủ thể lực để khống chế bóng, dù cầu thủ này vừa vào sân từ hiệp 2.
Điều này cho thấy phong cách thi đấu này ngốn một lượng thể lực khủng khiếp và ông Park Hang Seo sẽ phải giải quyết vấn đề nâng cao sức mạnh cho các cầu thủ, nếu chúng ta muốn tìm kiếm các hành trình kỳ diệu khác ở các giải đấu quốc tế sau này.
Theo Báo Đất Việt
Top 5 cái tên xuất sắc ĐT Việt Nam: Thủ lĩnh hàng thủ, bộ ba Hà Nội Chứng kiến màn trình diễn của ĐT Việt Nam tại các trận đấu tại Asian Cup vừa qua, chuyên gia Akshat Mehrish của Fox Sports Asia đã chọn ra 5 cái tên xuất sắc nhất. 1. Đoàn Văn Hậu Đoàn Văn Hậu đã thi đấu rất ấn tượng trong trận đấu với Jordan. Chỉ mới 19 tuổi nhưng Đoàn Văn Hậu đã cho...