Bao giờ xét xử cựu Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu?
Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí Trần Trung Chí Hiếu cùng đồng phạm sẽ hầu tòa vào ngày 28/8 trong vụ án “Cố ý làm trái…” gây thiệt hại lớn cho Nhà nước hàng tỷ đồng.
Theo Lao Động, ngày 28/8 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Trung Chí Hiếu – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí ( PVTEX) cùng các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVTEX.
Các đồng phạm sẽ cùng hầu tòa với ông Trần Trung Chí Hiếu gồm: Đô Văn Hông – Chu tich Hội đồng quản trị kiêm Tông giam đôc Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc – PVC.KBC; Đao Ngo Hoang – nguyên Trương phong thương mai hơp đông PVTEX và Vu Phương Nam – nguyên Kê toan trương PVTEX sẽ bị đưa ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy đinh cua Nha nươc vê quan ly kinh tê gây hâu qua nghiêm trong” theo quy đinh tai khoản 3, Điều 165 – Bô luât hinh sư năm 1999.
Ông Trần Trung Chí Hiếu khi còn đương chức. Nguồn ảnh: PVTEX
Riêng bị cáo Trân Trung Chi Hiêu còn bị truy tố thêm tôi “Nhân hôi lô” quy đinh tai điểm a, khoản 4 Điều 254 – Bô luât Hinh sư năm 2015.
Hiện đã có tổng số 8 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Trong đó, bị cáo Trần Trung Chí Hiếu có 2 luật sư bào chữa, bị cáo Đào Ngọ Hoàng có 3 luật sư bào chữa, bị cáo Đỗ Văn Hồng có 2 luật sư bào chữa, bị cáo Vũ Phương Nam có 1 luật sư bào chữa.
Video đang HOT
Theo cáo trạng của VKSND, từ năm 2009, khi nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí, Trần Trung Chí Hiếu đã ký nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà ở cho các cán bộ công nhân viên tại lô đất thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An (TP Hải Phòng). Dự án có tổng mức đầu tư 318 tỷ với nguồn vốn từ chủ sở hữu và vay từ Tập đoàn Dầu khí PVN.
Quá trình thực hiện dự án, bị can Trần Trung Chí Hiếu cùng với Vũ Đình Duy đã quyết định lựa chọn, ký hợp đồng với nhà thầu không đủ đăng lực kinh nghiệm, đồng thời tự ý thay đổi thiết kế và tổ chức thi công trái với hồ sơ khi lập, phê duyệt.
Ngoài ra, trong việc sử dụng tiền tạm ứng, Hiếu “hùa” với Duy cùng các thuộc cấp đã “cố ý làm trái quy định Nhà nước” về hợp đồng xây dựng, dẫn đến toàn bộ dự án phải dừng thi công, dở dang từ năm 2012. UBND TP Hải Phòng đã phải ra quyết định thu hồi đất của dự án. Các bị can đã sử dụng sai mục đích 92 tỉ đồng đầu tư vào dự án để xây nhà liền kề gây lãng phí.
Bên cạnh đó, khi PVTEX liên kết thành lập PVTex Kinh Bắc, Hiếu và Duy đã lợi dụng chức vụ của mình ép bị can Đỗ Văn Hồng phải “bôi trơn” cho mỗi người 3 tỉ đồng.
Cáo trạng xác định can Hiếu còn chỉ đạo thuộc cấp tạm ứng trái quy định cho nhà thầu tạm ứng 20 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 19,4 tỉ đồng.
VKSND kết luận, sai phạm của nguyên Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu đã gây ra hậu quả rất lớn đó là làm dự án bị đình chỉ thi công, dở dang trong nhiều năm, gây lãng phí nguồn vốn và ảnh hưởng chính sách nhà ở cho cán bộ công nhân viên.
Phượng Hồng (tổng hợp)
Theo kienthuc
Truy tố cựu Chủ tịch Công ty PVTex
Ông Hiếu cùng cựu Tổng giám đốc Công ty CP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) làm thiệt hại 19 tỷ đồng, nhận "bôi trơn" 6 tỷ.
Ngày 2.7, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng, truy tố ông Trần Trung Chí Hiếu (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTex) các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Nhận hối lộ (Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015).
Liên quan đến vụ án, ông Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây lắp dầu khí Kinh Bắc - PVC.KBC); Đào Ngọ Hoàng (cựu Trưởng phòng Thương mại hợp đồng PVTex) và Vũ Phương Nam (cựu Kế toán trưởng PVTex) bị truy tố theo Điều 165.
Bị can Vũ Đình Duy (cựu Tng giám đốc PVTex) đang bỏ trốn nên cơ quan chức năng đã ra lệnh truy nã, sẽ xử lý sau.
Cựu Chủ tịch Trần Trung Chí Hiếu khi còn đương chức tại PVTex. Ảnh: M.K
Theo cáo trạng, ông Hiếu đã ký nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư, xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên tại dự án tại Khu công nghiệp Đình Vũ (quận Hải An, Hải Phòng), tổng mức đầu tư gần 320 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn một là 102 tỷ, giai đoạn hai 216 tỷ đồng. Nguồn vốn lấy từ PVTex và vay của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Thực hiện dự án trên, PVTex đã chỉ định thầu cho PVC.KBC. Cơ quan công tố cáo buộc, nhà thầu này không đủ năng lực, kinh nghiệm, số năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn dự án... đều không đủ 5 năm theo quy định. Thực tế, PVC.KBC chưa thực hiện hợp đồng nào tương tự, không đảm bảo doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong các báo cáo tài chính...
Cáo trạng cho rằng, cựu chủ tịch PVTex lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm các thủ tục chỉ định và ký hợp đồng giao thực hiện gói thầu nêu trên. Ông Hiếu chỉ đạo cấp dưới là Hoàng, Nam làm thủ tục tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC.
Số tiền này sau đó không được sử dụng vào dự án theo hợp đồng, gây thiệt hại hơn 19 tỷ đồng và gần 300 triệu đồng tiền lãi không kỳ hạn phát sinh. Năm 2012, dự án dừng thi công, hiện xuống cấp và bị thu hồi đất.
Theo cáo trạng, để được các ưu đãi trên, PVC.KBC đã "biếu" ông Hiếu và Duy mỗi người 10% cổ phần (ba tỷ đồng) tại doanh nghiệp này.
Cơ quan chức năng cho rằng hành vi của ông Hồng có dấu hiệu của tội đưa hối lộ song bị can này đã khai báo trước khi bị phát giác, do đó được miễn trách nhiệm hình sự.
Bị can Duy ngoài hành vi cố ý làm trái, trong thời gian PVC.KBC thực hiện các gói thầu, ông ta đã yêu cầu và nhận của Hồng 8,8 tỷ đồng. Nhà chức trách xác định, hành vi của ông Duy thỏa mãn tội Nhận hối lộ.
Theo Việt Dũng (VNE)
Sai phạm tại PVTex kéo dài nhưng Bộ Công an không được báo cáo Liên quan đến sai phạm trong vụ án cố ý làm trái tại PVTex, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khẳng định, UBND, Sở Xây dựng TP Hải Phòng và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã không phát hiện, xử lí kịp thời và không thông báo cho Cơ quan An ninh điều tra biết. Sai phạm của...