Bao giờ Trung Quốc theo kịp Mỹ về quân sự?
Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói rằng Trung Quốc “có thể đe dọa khả năng phô diễn sức mạnh Mỹ cũng như hỗ trợ các đồng minh ở Thái Bình Dương” và Đô đốc Robert Willard – nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương nhấn mạnh “sự phát triển quân sự của Trung Quốc vượt quá ước tính của chúng tôi” thì nhiều người đã lo ngại.
Liệu quân đội của Trung Quốc có phát triển đúng theo tốc độ như vậy và Mỹ do suy thoái kinh tế, do dính líu tới nhiều cuộc chiến khác đang tự mình xuống dốc?Theo nhiều nhà phân tích, may thay là chưa cần phải quá lo lắng. Dù Trung Quốc đã nỗ lực để tạo ra một đội quân linh hoạt, có khả năng, nhưng họ vẫn còn con đường rất dài trước khi có thể hy vọng thách thức được Mỹ. Cần phải có thêm nhiều con số và một nền kinh tế tốt hơn nữa mới hy vọng sở hữu lực lượng tác chiến hiệu quả.
Và đây là vài phân tích về khả năng quân sự của Trung Quốc so với Mỹ:
Binh lính Về phương diện nhân lực, đội quân 2,2 triệu người của Trung Quốc nhiều hơn 1,4 triệu người của Mỹ (chưa kể gần 700.000 nhà thầu quốc phòng). Tuy nhiên, vấn đề chất lượng thì hoàn toàn khác biệt. Lực lượng Mỹ được triển khai thường xuyên kể từ thời Chiến tranh vùng Vịnh, trong khi quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng tác chiến kể từ những năm 1970. Tương tự như vậy, chính sách Một con của Trung Quốc có thể là vấn đề khác. Các gia đình ra sức yêu chiều con cái, không muốn chúng trải qua những kiểu huấn luyện nặng nhọc, thậm chí chỉ là kỹ năng cơ bản như giặt là.
Như nhà phân tích Drew Thompson nhấn mạnh: “Nếu có quá yêu cầu đặt ra khi tuyển tân binh, thì PLA có thể tự thấy họ thích hợp với chiến tranh hiện đại, nhưng thực tế là không có một binh lính nào sẵn sàng chiến đấu”. Mỹ cũng sẽ trải qua khó khăn tương tự, như trong một báo cáo quân sự cho thấy rằng “75% thanh niên tuổi từ 17-24 khó có thể tham gia quân ngũ vì thể chất không phù hợp, không tốt nghiệp trung học hay có hồ sơ phạm tội”.
Video đang HOT
Không lực Mỹ sở hữu số máy bay gấp ba lần Trung Quốc – nước vẫn đang tìm tòi và chế tạo máy bay chiến đấu của riêng họ. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc nằm ở ngành công nghiệp động cơ; loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 (với mục tiêu cạnh tranh F-22 hoặc F-35 của Mỹ) vẫn phụ thuộc vào động cơ Nga hoặc một số loại động cơ nội địa yếu hơn.
Trung Quốc bù đắp điểm yếu này bằng cách mua một số máy bay Su-35 và tìm hiểu động cơ của Nga. J-20 sẽ chưa đi vào hoạt động cho tới năm 2017 và không biết sẽ phải mất bao lâu để Trung Quốc sản xuất được đủ số lượng. Cần nhấn mạnh rằng, nó phải có khả năng tàng hình nhiều hơn để trở thành loại chiến đấu cơ hữu dụng. Máy bay này cũng phải sở hữu vũ khí chống máy bay và chống hệ thống phòng không, chức năng rađa, tương tác điện tử với các hệ thống khác để trở thành thứ vũ khí linh hoạt và đáng tin cậy.
Hiện tại, Trung Quốc bù đắp thiếu hụtbằng cách sở hữu một trong những hệ thống tên lửa đất đối không lớn nhất, hiện đại nhất trên thế giới.
Hải quân
Cũng như trước đây, hải quân Trung Quốc không thể so sánh được với hải quân Mỹ, không chỉ về số lượng mà còn trong cả đào tạo. Mỹ có 10 tàu sân bay đang triển khai, trong khi Trung Quốc chỉ có một chiếc (mua từ Liên Xô cũ) hiện dùng cho mục tiêu đào tạo và đánh giá. Sẽ phải mất nhiều năm trước khi nócó thể trở thành tàu sân bay đích thực, đảm nhận sứ mệnh ở khoảng cách xa và thực hiện các hoạt động chiến đấu. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân, được trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng đánh trúng mục tiêu cách xa 7.400km. Nước này chủ yếu triển khai các khả năng xa bờ như điều tàu chiến và tàu hỗ trợ tới bờ biển phía đông châu Phi năm 2008. Nhưng Trung Quốc vẫn tụt hậu xa so với Mỹ trong việc duy trì các sứ mệnh tuần tra toàn cầu. Hiện tại, các khả năng hải quân nguy hiểm nhất của Trung Quốc nằm ở hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa dẫn đường – đảm bảo cho họ khả năng ngăn chặn đáng kể các tàu sân bay Mỹ.Bức tranh toàn cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, cả về kinh tế lẫn quân sự. Họ đang đào tạo quân đội cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, và cùng lúc đó phát triển mạnh các tài sản không quân, hải quân để có thể trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình ấy đòi hỏi nhiều thập niên để hoàn tất. Trung Quốc cần thời gian để xây dựng không chỉ công nghệ cho tác chiến hiện đại, mà còn phát triển kỹ năng cần thiết cho lực lượng để triển khai các hệ thống một cách hiệu quả. Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển các khả năng ngăn chặn, sử dụng tên lửa phòng không và chống hạm để vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ. Mỹ vẫn giữ lợi thế đáng kể với Trung Quốc do sở hữu những công nghệ hiện đại nhất và đội quân thiện chiến nhất. Bởi thế, trước tiên, Trung Quốc phải phát triển các khả năng toàn cầu, tham gia sứ mệnh triển khai quân sự ở nước ngoài, binh lính có kinh nghiệm tác chiến thực sự trước khi hy vọng có thể thách thức Mỹ.
Theo Dantri
Trung Quốc phát triển mẫu chiến đấu cơ tàng hình thứ ba
Báo giới Đài Loan ngày 24/12 cho biết Trung Quốc đã phát triển được chiếc chiến đấu cơ tàng hình thứ ba với khả năng cất cánh/hạ cánh thẳng đứng.
J-18, một trong 3 mẫu chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc
Thông tin được tờ Want Daily và Want China Times đăng tải. Theo đó cộng đồng quân sự thế giới đang đặc biệt quan tâm đến bước tiến này. J-18 là mẫu chiến đấu cơ tàng hình thứ ba của Trung Quốc sau các mẫu J-20 và J-31. Trước đó hôm 31/10 không quân Trung Quốc vừa bay thử nghiệm chiếc J-31.
Theo nguồn tin trên, tin tức về việc Trung Quốc phát triển J-18 lần đầu được tờ Asahi Shimbun của Nhật hé lộ hồi năm ngoái với nhận định Bắc Kinh đã hoàn thành việc bay thử tại một căn cứ bí mật trong Khu Tự Trị Nội Mông.
Theo tờ Defense News có trụ sở tại Washington DC, J-18 thuộc thế hệ máy bay 4.5 do tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương chế tạo mang mã hiệu "Đại bàng đỏ". Tiếp đó đầu tháng này tờ Jane's International Defense Review xác nhận thông tin về J-18.
Theo tạp chí này, J-18 được gắn 2 động cơ lái phản lực để tạo lực đẩy ngang dù vậy hiện không rõ liệu chiến đấu cơ mới này có khả năng cất cánh giống F-35 của Mỹ hoặc Yak-141 của Nga hay không.
Tầm bay của J-18 được ước tính khoảng 2.200 km với vận tốc tối đa 2,5 Mach (tức là gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh). Defense News khẳng định J-18 có khả năng tàng hình rất cao và được trang bị một hệ thống radar APAR.
Còn theo website Asian Defense thì cho biết việc Trung Quốc có thể tự thiết kế và sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 4.5 đã khiến Nga thay đổi thái độ trong việc bán các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 cho nước này. Đồng thời nó lí giải vì sao Mátxcơva đồng ý bán 48 chiếc Su-35 cho Bắc Kinh trang bị động cơ hiện đại 117S.
Theo Dantri
Chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc "nhái" F-17? Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Mãnh Rồng J-20 lần thứ hai. Vụ thử này được tiến hành vào giữa tháng 5 tại thành phố Thành Đô. Những bức ảnh ghi lại chuyến bay thử nghiệm mới nhất của chiến đấu cơ J-20 đã rò rỉ trên các trang mạng xã...