Bao giờ lấy chồng: Nỗi khổ của một ‘FA’ ngày Tết
29 xuân xanh, vài mảnh tình vắt vai nhưng chưa một lần lên xe hoa (tất nhiên em cũng chẳng mong lên xe hoa nhiều lần, nên càng phải chọn kỹ), nỗi khổ tâm của em khi mỗi dịp Tết đến hiếm ai thấu hiểu được.
Ảnh minh họa
Bạn bè đánh giá em là cô gái xinh đẹp, sành điệu và thành đạt. Học đại học xong em học tiếp cao học luôn nên có bằng thạc sỹ từ khi còn rất trẻ. Em lại không thuộc hàng những cô nàng mọt sách, chỉ biết làm bạn với nghiên cứu, bỏ bê chăm chút diện mạo bên ngoài hay ít va chạm xã hội đến mức thấy đàn ông là đã đỏ hết cả mặt cả tai. Em đẹp, lôi cuốn, tháo vát và giỏi giang. Phụ nữ nhiều người còn nhìn em ngưỡng mộ.
Mấy chị mẹ bỉm sữa cả ngày ngập mặt vào con không ít lần nhìn em than thở: “Như mày sướng thật, giờ chị muốn đánh đổi vài năm tuổi thọ lấy lại tự do tuổi trẻ cũng không xong”. Em biết ánh mắt họ ý nhị nhìn em, ngưỡng mộ có, ghen tị có khi vòng eo 56 của em quá phẳng còn da mặt thì mịn màng, không hề có nám, tàn nhang vì chưa một lần sinh đẻ. Nhưng em có khi cũng muốn gia nhập với thế giới của họ, để đỡ khổ tâm mỗi dịp Tết về. Da mặt chùng, ngực chảy xệ, bụng phẽo, quần áo chẳng mấy hợp thời trang, nhưng họ “đã – lấy – chồng”.
Ở đời, em sợ nhất là câu “cao không tới thấp không thông”. Nhưng mẹ lại hay nói câu đấy nhất, mỗi lần muốn càm ràm em chuyện mãi không lấy chồng. “Mày kén vừa thôi, cao không tới thấp không thông” – có mỗi một câu mà năm nào cũng nói, đặc biệt khi Tết về, mẹ đếm tuổi em từng năm đấy!
Không phải em kén cá chọn canh. Đàn ông ngoài kia nhiều như lá mùa thu, nhưng tìm được một người phù hợp với mình, đâu phải dễ. Nhắm mắt đưa chân lấy chồng cho có, để rồi không hạnh phúc, có phải phí mất cả đời làm người cha mẹ đã phải vất vả lắm mới cho được mình không? Phụ nữ đẹp, thông minh biết yêu chiều bản thân, biết tỏa sáng trước đám đông, không lẽ lại phụt tắt chỉ vì cô ấy chưa lấy chồng?
Video đang HOT
Cứ Tết đến là chỉ muốn nằm nhà. Em sợ lắm những lời hỏi han của tất cả mọi người, “lấy chồng chưa?”, “bao giờ lấy chồng?”, “Ơ cái con bé này, sao mãi chưa lấy chồng nhỉ?”. Từ ông bà, bố mẹ, đến cô bác, người thân, bạn bè của người thân, ai đến nhà cũng hỏi. Bao giờ Tết mới qua?
Theo Dân Trí
Đau đầu vì những "nhiệm vụ bất khả thi" ngày Tết âm lịch
Tết nào tôi cũng mệt nhoài vì 1 chốn 3 quê.
Bắt đầu từ Tết này, vợ chồng con phải thay bố mẹ hương khói cho tổ tiên, lễ tết họ hàng. (Ảnh minh họa)
Tôi là con trưởng trong nhà. Bố mẹ tôi đã gần 70 tuổi. Quê tôi ở Thái Bình, quê vợ tận Nghệ An. Vợ chồng tôi sống và làm việc ở Hà Nội.
Vợ chồng tôi cưới nhau đã hơn 15 năm. Tết năm nào chúng tôi cũng vội vã, mệt nhoài trong hành trình ăn Tết Hà Nội - Thái Bình - Nghệ An. Thông thường 29-30 Tết chúng tôi về Thái Bình. Mùng 2 đi Nghệ An và mùng 4 quay ra Hà Nội. Tính ra, trong kì nghỉ Tết, có lẽ thời gian cả nhà chúng tôi ngồi ô tô nhiều hơn thời gian được quay quần bên cạnh người thân.
Tết xong, 2 đứa con tôi lại lăn ra ốm, vợ chồng tôi bơ phờ vì cả tuần lúc nào cũng trong tình trạng lắp mô-tơ vào chân. Nhưng chẳng còn cách nào khác cả. Dần dần chúng tôi cũng quen với cái Tết chạy show như thế và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu để những chuyến đi của cả nhà bớt vất vả hơn.
Vợ chồng tôi đã chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi về quê nội ngoại vào dịp Tết thì bố tôi gọi điện cho tôi than thở:
- Mấy hôm nay bố mệt quá con ạ. Bệnh hen phế quản khiến bố ngồi thở cũng không xong. Mẹ mày thì đau lưng, đau gối. Bố mẹ tính kỹ rồi, đã đến lúc phải bàn giao mọi công việc trong nhà cho vợ chồng con.
Bắt đầu từ Tết này, vợ chồng con phải thay bố mẹ hương khói cho tổ tiên, lễ tết họ hàng. 30 Tết vợ chồng con phải về để đi lễ mộ, mời các cụ về nhà ăn Tết. Mùng 1 thì ở nhà cúng gia tiên và tiếp khách cho bố mẹ. Mùng 2 thì đi thăm hỏi các cụ, các bác trong nhà. Mùng 3 làm lễ đốt vàng. Bố mẹ chỉ có con là con trai nên những công việc ấy không ai thay thế được.
Nghe bố nói, tôi phải nhắc ngay:
- Quê vợ con ở tận Nghệ An. Nếu vợ chồng con ở nhà đến hết mùng 3 thì làm sao có thời gian về Tết bố mẹ vợ? Mùng 5 cả nhà con đã phải có mặt ở Hà Nội để mùng 6 đi làm.
- Thế vì lấy vợ xa mà anh định chối bỏ vai trò con trưởng chắc? Con gái lấy chồng thì phải theo chồng, Tết nhất phải lo công việc nhà chồng là lẽ đương nhiên. Như chị mày lấy chồng tận miền Nam, 3 năm nay chưa thăm bố mẹ mà tao có dám phàn nàn gì đâu?
Bố tôi là người gia trưởng. Xưa nay ông nói gì, con cái không dám cãi lời. Để tránh đôi co, tôi đành nói:
- Bố cứ để vợ chồng con tính toán sao cho vẹn cả đôi đường.
Tôi nói vậy để bố yên tâm cho thực tế tôi vẫn chưa tìm ra cách nào để thỏa mãn yêu cầu của bố. Khi tôi nói với vợ ý kiến của bố, vợ tôi giãy nảy lên:
- Cả năm 2 vợ chồng mình chưa cho con về thăm ông bà ngoại. Anh đừng nói là Tết cũng không về đấy nhé. Bố mẹ em cũng chẳng sống được bao lâu nữa đâu. Xã hội tiến bộ rồi, làm gì có kiểu cả Tết chỉ ở nhà phục vụ nhà chồng. Em nói luôn, Tết anh không về Nghệ An thì em đi một mình, muốn đến đâu thì đến.
Tết đến cận kề, tôi vẫn chưa biết làm thế nào để sắp xếp cho ổn thỏa cả hai việc: Thực hiện trách nhiệm con trưởng ở Thái Bình và Tết bố mẹ vợ ở Nghệ An. Mong mọi người tư vấn cho tôi. Tôi nên làm thế nào cho phải?Vợ tôi cũng người cương quyết nên tôi biết cô ấy chẳng nói đùa. Cũng vì tính tình ngay thẳng quá nên vợ tôi không được lòng bố mẹ chồng. Bấy lâu nay tôi bị mắc kẹt giữa vợ và bố mẹ tôi nên nhiều khi đau đầu nhức óc.
Theo Eva
Thật khó tin khi tôi được mẹ chồng chiều như con đẻ ngày Tết Tết năm nay là Tết đầu tiên vợ chồng tôi ra ở riêng. Thay vì mừng vui khi được tự do như bao nàng dâu khác, tôi lại cảm thấy buồn và nhớ những dịp Tết ở cùng bố mẹ chồng. Tết năm ngoái tôi nghén, mẹ chồng tôi đã làm hết mọi việc cho tôi, từ nấu ăn, rửa bát, dọn nhà......