Bao giờ hết cảnh… học nhờ ở đình?
Trường học không đủ phòng chức năng, giáo viên nghỉ giữa giờ ở phòng bảo vệ, sân trường lẫn với sân đình Nội Châu… tình trạng này diễn ra nhiều năm qua đối với thầy, trò Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội).
Nhiều kiến nghị của thầy cô và phụ huynh nơi đây được gửi lên các cơ quan chức năng nhưng xem ra câu hỏi: Đến bao giờ trường mới hết cảnh học nhờ ở đình… dường như vẫn chưa có lời giải!
Học cùng… khói nhang
Ngày 26/10, tôi đến Trường THCS Tứ Liên đúng giờ các em đang nghỉ giải lao giữa hai tiết học. Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp, khi các em học sinh ùa ra chơi đùa ở một khoảng sân chung, chật hẹp giữa trường và đình làng Nội Châu thì các giáo viên lặng lẽ đi về phòng bảo vệ ngồi nghỉ giữa tiết.
Trong phòng bảo vệ, có một chiếc bàn nhỏ, kế bên là bình nước lọc, bao quanh có 5 cô giáo đang ngồi uống nước và xem lại giáo án chuẩn bị giờ lên lớp. Hỏi cô Hoàng Thị Bảo Trang, giáo viên dạy Toán, đã có 9 năm dạy ở trường, tôi được biết: Do trường không có phòng chờ cho các thầy cô, nên cực chẳng đã các cô mới phải nghỉ chờ ở đây.
Trường THCS Tứ Liên và đình làng Nội Châu cùng chung một cổng, với 2 tấm biển khác nhau.
Video đang HOT
Tìm hiểu lịch sử đình Nội Châu, tôi được biết: Đình là nơi thờ ba vị thành hoàng, sau năm 1954, trường cấp 2 Tứ Liên (nay là Trường THCS Tứ Liên) được thành lập và nhờ dựng một số phòng học trong khuôn viên đình làng từ đó đến nay. Hiện tại, không chỉ chung sân mà trường và đình còn chung cổng ra vào. Ngoài cổng, phía trên đề tên Trường THCS Tứ Liên, phía dưới có một biển nhỏ đề “…Giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ tự…”(!). Và chính sự “ở đậu” đình làng Nội Châu của trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy và trò nơi đây. Nhất là vào những ngày lễ, Tết, người dân mang hoa quả, hương lễ vào đình thờ cúng, tạo nên một cảnh tượng đông đúc ngay trước cửa trường, ở trong sân thì khói nhang tỏa lên nghi ngút.
“Thực mục sở thị” tại trường, tôi cũng đồng quan điểm với nhiều phụ huynh nơi đây rằng: Nếu như ngày xưa, đất nước còn khó khăn, cơ sở giáo dục thiếu thốn, việc học sinh học nhờ ở đình có thể chấp nhận được nhưng đến bây giờ, học sinh ở Thủ đô mà vẫn chịu cảnh “học nhờ đình làng” thì không nên.
Mơ về ngôi trường mới
Để giúp tôi hiểu rõ hơn về cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường, thầy Phùng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Tứ Liên nói: “Trường chỉ có một ngôi nhà hai tầng xây từ lâu, hai bên là hai dãy nhà cấp 4, giờ đã ẩm thấp, tường nứt, vữa tróc lởm chởm…”.
Đã nhiều năm qua, các em học sinh ở Trường THCS Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) phải “học nhờ, chơi nhờ” ở đình làng Nội Châu.
Đến phòng hội đồng của nhà trường, tôi quan sát thấy, phòng kiêm luôn nhiều thứ như, là nơi để nội quy, bảng chấm công, sách vở… Có lẽ, do cơ sở vật chất nhà trường thiếu và kém chất lượng nên nhiều phụ huynh học sinh trên địa bàn phường đã xin chuyển con em sang địa bàn khác để học. Xác nhận về điều này, thầy Phùng Văn Minh cho biết: “Trong năm học 2011-2012, trên địa bàn có 104 học sinh, đủ độ tuổi vào lớp 6 nhưng số đăng ký học ở trường chỉ có 46 em, còn hơn một nửa, phụ huynh chuyển con sang học ở trường khác có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang hơn”.
Không chỉ chịu sức ép từ phía phụ huynh học sinh, việc Trường THCS Tứ Liên “mượn” đình làm nơi dạy và học đã ảnh hưởng nhiều đến nơi thờ cúng nên nhiều lần các cụ trong phường đề nghị nhà trường di dời, trả lại không gian cho đình Nội Châu.
Đem những nguyện vọng của thầy, trò Trường THCS Tứ Liên, tôi đến làm việc với UBND phường Tứ Liên. Trao đổi với tôi, ông Trần Văn Bách, Phó chủ tịch UBND phường cho biết: “Năm 1994, thành phố Hà Nội đã có quy hoạch về xây dựng 3 trường học, trong đó có Trường THCS Tứ Liên, cùng với một số công trình khác trên tổng diện tích 24.000m2. Nhưng vì thành phố chưa phê duyệt quy hoạch vùng thoát lũ nên tiến độ xây dựng các công trình bị chậm lại. Năm 2011, sau khi thành phố thông qua quy hoạch vùng thoát lũ, UBND quận Tây Hồ đã giao ngay cho Ban quản lý dự án của quận làm chủ đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể cụm công trình phúc lợi và dân sinh của phường, tổng số vốn 400 tỷ đồng. Hiện bản quy hoạch đang được xin ý kiến các sở, ngành có liên quan, sau đó mới trình thành phố phê duyệt !”.
Nghe ông Phó chủ tịch UBND phường nói, tôi hy vọng một ngôi trường mới của thầy, trò Trường THCS Tứ Liên có thể sẽ trở thành hiện thực.
Theo Duy Thành
Quân đội Nhân dân
Cần Thơ: nhiều xã, phường chưa có trường mầm non
Nhiều xã, phường ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) đã có quyết định thành lập trường mẫu giáo nhưng chưa có đất xây dựng nên nhiều trường mầm non phải chịu cảnh học nhờ.
Học nhờ, thiếu sân chơi, giáo viên Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt, vui chơi ngay trong lớp học - Ảnh: THANH XUÂN
Bà Phạm Thị Phương Uyên, hiệu trưởng Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), cho biết trường thành lập từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa xây được một điểm trường độc lập. Hiện 194 trẻ của trường phải học nhờ tại ba phòng học của Trường tiểu học Vĩnh Trinh 3. Ngoài ra, trường còn một điểm lẻ với 60 trẻ phải học nhờ phòng ở nơi khác. Còn văn phòng làm việc của cán bộ nhà trường phải tá túc ở phòng Đoàn Đội của Trường tiểu học Vĩnh Trinh 3.
Theo bà Uyên, do học nhờ nên các trẻ chịu rất nhiều thiệt thòi bởi phòng học không đạt chuẩn, thiếu sân chơi, bãi tập, phòng chức năng.
Chuyện học nhờ của Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh cũng là thực trạng chung của nhiều trường mẫu giáo khác trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện nay như: Thạnh Lợi 2, Thạnh An 3, Thạnh Mỹ 1, Vĩnh Bình, Vĩnh Tiến. Riêng Trường mẫu giáo Thạnh Quới tại huyện này mặc dù có điểm trường riêng nhưng gần 10 năm qua sáu điểm lẻ của trường đều phải học nhờ các trường tiểu học trên địa bàn. Bà Lê Thị Cúc, hiệu trưởng nhà trường, cho biết do học nhờ nên cả thầy và trò đều bị hạn chế rất nhiều hoạt động. Giờ học, giờ chơi, phòng học, bàn ghế ở trường tiểu học đều không phù hợp với độ tuổi của trẻ mẫu giáo.
Theo ông Nguyễn Văn Liếng - phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thạnh, ngoài một số trường mẫu giáo chưa có trường riêng thì hầu hết các điểm trường mẫu giáo lẻ còn lại trên địa bàn huyện đều phải chịu cảnh học nhờ. Từ đó dẫn đến phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi gặp khó. Một số trường cho biết do thiếu cơ sở vật chất nên các trường chỉ ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi, còn trẻ từ 3-4 tuổi phải chịu thiệt thòi...
Mới đây, tại buổi họp bàn tháo gỡ khó khăn trong việc xây trường và trạm y tế đạt chuẩn, bà Trần Hồng Thắm - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ - cho biết ngoài các trường ở huyện Vĩnh Thạnh nói trên, các trường mẫu giáo Thới Thuận 1, Thới Thuận 2 (Q.Thốt Nốt), Thới Long (Q.Ô Môn), Trường Thạnh (Q. Cái Răng), Mầm non Long Hòa (Q.Bình Thủy) vẫn đang chịu cảnh học nhờ. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Cần Thơ, nhiều trường đã có quyết định thành lập nhưng chưa xây được trường do thiếu kinh phí, quỹ đất và chưa huy động được công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục.
Theo tuổi trẻ
"Bé 9 tuổi làm mẹ" đã vào lớp 5 Hoàng Thị Mũ không lớn thêm được mấy sau hơn 1 năm chúng tôi gặp, nhưng khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt sáng, miệng hay cười và đặc biệt là nghị lực trường kỳ chăm sóc hai em trong lúc bố vẫn suốt ngày say rượu thì vẫn vậy. Trời thương em khổ Hoàng Thị Mũ năm nay đã lên lớp 5. Cùng...