Bao giờ Hà Nội bãi nhiệm tư cách đại biểu của cựu Bí thư Phúc Thọ?
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, tại Kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội, HĐND TP sẽ tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND.
Cụ thể, HĐND TP. Hà Nội sẽ bầu bổ sung Ủy viên UBND TP và bãi nhiệm đại biểu HĐND TP khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo nội dung dự kiến chương trình của Kỳ họp lần này. Đến ngày làm việc thứ 3 (tức ngày 10/7), HĐND TP. Hà Nội sẽ thực hiện công tác nhân sự.
Liên quan đến việc mới đây Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Hoàng Mạnh Phú- Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phúc Thọ.
Ông Hoàng Mạnh Phú – cựu Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội cho biết, kỳ họp thứ 9 này HĐND TP sẽ xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND thành phố khóa XV với ông Hoàng Mạnh Phú, nguyên Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, trong quyết định đưa ra, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nêu rõ, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện (trong thời gian từ năm 2015-2016), ông Hoàng Mạnh Phú đã thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm liên quan đến 74 gói thầu (41 gói thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và 33 gói thầu tư vấn giám sát) thuộc 57 dự án đầu tư xây dựng do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại Xuân Phúc thực hiện.
Video đang HOT
Ông Phú cũng liên quan đến việc không phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng đối với 20/57 dự án. Trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ ông Phú còn trực tiếp ký 33 quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, trong khi hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật có nhiều sai phạm.
Bên cạnh đó, cuối năm 2014, ông Hoàng Mạnh Phú còn ký 2 quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, do công ty Xuân Phúc lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, trong khi công ty Xuân Phúc chưa được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Ngoài ra, ông Hoàng Mạnh Phú còn liên quan đến việc ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 1 dự án trong cùng một ngày; ký phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với 5 dự án, trong đó có gói thầu do công ty Xuân Phúc thực hiện, vi phạm nguyên tắc ký kết hợp đồng.
Với hàng loạt vi phạm trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho rằng, khuyết điểm, vi phạm của ông Hoàng Mạnh Phú là nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngay cả cá nhân ông Phú.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội Quyết định kỷ luật ông Hoàng Mạnh Phú – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phúc Thọ (nguyên Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ) bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng”.
Theo Danviet
Hà Nội "nhất thể hóa" Bí thư kiêm trưởng thôn, tổ trưởng dân phố
Bà Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng việc nhất thể hóa Bí thư kiêm trưởng thôn, tổ trưởng Tổ dân phố, sẽ thực hiện ở những nơi có đầy đủ điều kiện cả về điều kiện địa giới tự nhiên lẫn cán bộ, chứ không thực hiện đồng loạt, đại trà.
Ngày 2/7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ 19, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng làm rõ hơn một số ý kiến mà các đại biểu Sở ban ngành, quận huyện quan tâm.
Cụ thể, xung quanh việc thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc TP. Hà Nội" và thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, bà Hằng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất phê duyệt đề án để 5 quận, huyện tổ chức thí điểm.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ 19 diễn ra trong hai ngày 2-3/7.
Theo đó, tại kỳ họp HĐND TP. Hà Nội (dự kiến tuần tới), HĐND TP sẽ xem xét thông qua Nghị quyết chuyên đề về việc thực hiện Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, sau khi có Nghị quyết của HĐND TP, đồng loạt 584 xã, phường, thị trấn của TP sẽ triển khai thực hiện theo nội dung tinh thần chỉ đạo của Nghị định này.
Riêng việc sắp xếp, sáp nhập các xã, phường theo Nghị quyết 18-NQ/TW, Hà Nội đã rà soát, có văn bản báo cáo Chính phủ và Bộ Nội vụ và được thống nhất theo đề nghị của TP.
"Việc sắp xếp, sáp nhập các xã, các phường ở Hà Nội, do tính chất đặc thù sẽ làm thận trọng và chưa triển khai thực hiện trong đợt đầu này. Còn việc nhất thể hóa Bí thư kiêm trưởng thôn, tổ trưởng Tổ dân phố, sẽ thực hiện ở những nơi có đầy đủ điều kiện cả về điều kiện địa giới tự nhiên lẫn cán bộ, chứ không thực hiện đồng loạt, đại trà", bà Hằng nêu rõ.
Liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp quận huyện, xã phường theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ, đại diện lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết, TP vừa báo cáo lên Chính phủ.
Chiếu theo Nghị quyết của T.Ư, cấp quận của TP. Hà Nội phải có quy mô dân số từ 150.000 người trở lên, diện tích từ 35 km2 trở lên; cấp phường có quy mô dân số từ 15.000 người trở lên, diện tích từ 5,5 km2 trở lên.
UBND TP.Hà Nội cho biết, đối với cấp quận huyện, không có đơn vị hành chính nào thuộc cấp quận huyện phải sắp xếp.
Đối với cấp xã phường, trên địa bàn TP có 21 đơn vị hành chính (gồm 14 phường, 7 xã), cả 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 50% so với quy định.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, TP. Hà Nội phải thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính này trong giai đoạn 2019-2021. UBND TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ và Bộ Nội vụ cho phép giữ ổn định các đơn vị hành này, chưa tiến hành sáp nhập từ nay đến 2021.
Lý do TP. Hà Nội đề nghị cho giữ ổn định đơn vị hành chính cấp xã vì đang triển khai đề án Chính quyền đô thị. Đồng thời, TP. Hà Nội cũng đang trong quá trình phát triển, có tốc độ đô thị hóa rất cao, trung bình mỗi năm tăng dân số khoảng 200.000 người (2,5% dân số).
TP Hà Nội cũng cho biết, khi đề án Chính quyền đô thị được thực hiện, tổ chức, bố máy hành chính của thành phố sẽ có sự thay đổi. Theo đó, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục được sắp xếp, tinh gọn.
Được biết, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 17 huyện, 1 thị xã); 584 đơn vị hành chính cấp xã gồm 177 phường (386 xã, 21 thị trấn).
Theo Danviet
Hà Nội kỷ luật 442 đảng viên, cách chức một Bí thư Huyện ủy 6 tháng đầu năm, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thành uỷ Hà Nội đã thi hành kỷ luật 18 tổ chức đảng và 442 đảng viên; đã xử lý kỷ luật một đồng chí Bí thư Huyện ủy bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Ông Vũ Đức Bảo. Ảnh: HNM Sáng 2/7 diễn...