Bao giờ bố có thời gian?
Con gái của anh bất ngờ hỏi: “Công việc của bố quan trọng lắm à? Sao bố cứ như không phải người nhà mình thế?”. Câu hỏi quá đỗi ngây thơ nhưng làm anh chột dạ.
Anh về muộn, thấy mâm cơm chuẩn bị sẵn trên bàn ăn, vợ ngồi bên hai đứa con kèm chúng học. Thấy bố về, hai đứa nhỏ ào ra ríu rít. Vợ anh đứng lên, hâm lại đồ ăn. Ba mẹ con giải lao một chút bên mâm cơm cùng với bố rồi lại yên vị bên bàn đầy sách vở. Nhà còn mình anh hình như lệch ra ngoài nhịp sinh hoạt ban ngày lẫn buổi tối. Anh thấy có gì đó là lạ.
Mọi khi mỗi lần anh về muộn là vợ lại cau có cằn nhằn, hoặc cô ấy tức giận trong yên lặng. Nhưng những ngày gần đây anh cảm thấy vợ khang khác, thay đổi rất nhiều. Cô ấy không chờ cơm, không cằn nhằn. Việc nhà, việc chăm sóc con, cô ấy lẳng lặng làm như thường, và không thông báo hay càm ràm chồng nữa.
Anh, vẫn giữ nguyên lịch trình sống như cũ, bao nhiêu thời gian gần như dành hết cho công việc. Anh cho rằng đàn ông phải làm việc lớn, phấn đấu có sự nghiệp cho riêng mình.
nh cho rằng đàn ông phải làm việc lớn, phấn đấu có sự nghiệp cho riêng mình. Ảnh minh họa
Thực ra tổ ấm nhỏ của hai người có khá nhiều nhu cầu. Nguyên lương của vợ, của chồng chỉ dừng lại ở mức vừa phải, không dư giả nhưng cũng chẳng đến nỗi thiếu hụt. Vợ muốn anh dành nhiều thời gian cho con hơn. Anh lại muốn chăm chút cho sự nghiệp. Những mối quan hệ, giao tế bên ngoài cứ thế cuốn anh đi. Tranh luận, cãi nhau, rồi cuối cùng vẫn việc ai nấy làm. Lời hứa của anh với hai đứa nhỏ luôn là “ bao giờ có thời gian, bố sẽ đưa cả nhà mình đi nghỉ”. Nhưng bao giờ là bao giờ? Những cuộc điện thoại bất ngờ, những công việc đột xuất, những lần tiếp đối tác cần anh có mặt. Những dự án luôn luốn kéo anh ngược phía gia đình. Đàn ông phải thế... câu cửa miệng ấy của anh luôn khiến vợ thở dài.
Thói thường, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Anh nghĩ thế khi nhận thấy vợ dần thay đổi. Không còn nặng nhẹ với chồng. Vẫn nhẹ nhàng chu đáo, vẫn đầy đủ sự chăm lo cho gia đình. Nhưng có vẻ như vợ chủ động về mọi chuyện. Con học đâu, đi đâu, giờ nào đón, giờ nào đưa. Vợ bận việc thì nhờ bà ngoại. Thậm chí ba mẹ con còn tự đặt vé đi chơi cùng mọi người mà không có anh . Lý giải của cô ấy là: “Chờ anh biết đến bao giờ, mà con cái thì chỉ gần bố mẹ vài năm nữa thôi. Tuổi dậy thì nó đâu còn gần mình như giờ nữa…”. Bận việc, anh tặc lưỡi kệ. Thôi thì vợ con làm gì thoải mái tinh thần là được. Anh nghĩ mình chỉ cần ngồi được vào ghế trưởng phòng thôi thì sẽ cố gắng sắp xếp lại thời gian cho gia đình.
Video đang HOT
Rảnh rỗi, cuối tuần ba mẹ con lại hào hứng lên kế hoạch ra khỏi nội thành chật hẹp. Ảnh minh họa.
Nhưng vợ anh đâu có đi chơi một – hai chuyến, cứ rảnh rỗi là cuối tuần ba mẹ con lại hào hứng lên kế hoạch ra khỏi nội thành chật hẹp. Khi đi cùng gia đình này, khi đi cùng người anh em nọ. Đám trẻ cực kì háo hức. Còn anh, vẫn như người ngoài lề của nhịp sống ấy. Anh đi công tác chục ngày, vợ con vẫn nhịp sống ấy. Anh trở về nhà, nhịp sống của vợ con vẫn không thay đổi gì. Có chăng là chuẩn bị thêm mâm cơm để dành sau đó cho anh về ăn sau.
Mới đầu cảm giác vợ không còn bị quản lý, nhắc nhở thật thoải mái. Còn gì hơn sự tự do tuyệt đối, còn gì hơn mình thích làm gì cũng được? Nhưng chỉ được một thời gian, anh cảm giác có gì đó không ổn. Hai vợ chồng ít nói chuyện, chia sẻ với nhau. Giữa họ khoảng trống cứ rộng ra mãi. Dần dần thấy nhàn nhạt cả sự yêu thương. Nhưng anh biết sắp xếp thế nào khi chính mình bị công việc cuốn vào vòng xoáy của nó? Chính con gái của anh cũng bất ngờ hỏi: “Công việc của bố quan trọng lắm à? Sao bố cứ như không phải người nhà mình thế?”. Câu hỏi quá đỗi ngây thơ mà làm anh chột dạ. Ừ, anh đứng ngoài nhịp sống của gia đình từ bao giờ?
Vợ anh sắp xếp, dọn dẹp lại cuộc sống là để bọn trẻ không còn phải nghe những cãi cọ từ người lớn. Vợ thực sự muốn hai con được bình yên trong tổ ấm nhỏ. Vợ cũng không muốn bỏ phí những khoảng thời gian “chết” chờ đợi một người chồng ham công tiếc việc dừng lại. Chỉ có điều cô ấy chỉ sắp xếp lại gia đình cho hợp với con thơ mà không “dọn dẹp” lại hôn nhân của chính mình. Ba mẹ con luôn bên nhau, nhưng hai vợ chồng thì ngoảnh lưng về hai phía. Lâu lâu anh còn “tiết kiệm” cả những cử chỉ yêu thương mà anh cho là lãng xẹt.
Sao bố cứ như không phải người nhà mình thế? Một đứa trẻ con cũng đã nhận ra điều đó ư? Anh ngồi thần người, thấy lòng tự nhiên chùng xuống. Làm thế nào anh mới cân bằng được công việc và cuộc sống, để cùng vợ con xây lại những yêu thương?
Theo phunuonline.vn
Người phụ nữ kiên cường 21 năm nuôi con nhỏ và chăm chồng nằm liệt giường
Chồng chị bị liệt trong một lần bị tai nạn và mất đi khả năng tự chăm lo cho bản thân và gia đình. Suốt hơn 20 năm qua, chị luôn hết mực chăm lo cho con cái.
Nhìn chị, một người phụ nữ đã đi qua quá nửa cuộc đời tuy có đôi chút tiều tụy nhưng sâu thẳm trong ánh mắt chị vẫn hiện rõ một nghị lực phi thường.
Tai nạn ập đến
Năm 1989, qua sự giới thiệu chị đã quen anh, ít lâu sau đó thì hai người kết hôn. Hồi đó anh làm việc ở nhà máy than còn chị thì ở nhà nội trợ. Đến tháng 1 năm 1999, khi đang làm việc trong hầm mỏ thì sự cố đã xảy ra khiến anh và một số công nhân khác bị thương trong đó anh bị thương nặng nhất. Anh bị gãy xương sống, phần dưới bị liệt, mắt phải không nhìn thấy gì nữa.
Trụ cột duy nhất trong nhà đã bị đổ, lúc đó chị đang mang bầu được sáu tháng, mọi thứ trước mắt chị bỗng trở nên mù mịt, tăm tối. Nguồn sống duy nhất của cả gia đình giờ đây đã bị gián đoạn, con thì sắp ra đời, chị cảm giác như đang rơi xuống bờ vực thẳm. Giờ đây chị chỉ biết nghiến chặt răng, mở to mắt để đương đầu với chặng đường dài đầy gian nan phía trước.
Người phụ nữ kiên cường 21 năm qua đã chăm chồng, nuoi con khôn lớn - Ảnh minh họa
Vác bụng to lo toan gánh nặng
Vì không muốn gây phiền phức cho người thân, chị đã một mình bụng mang dạ chửa chăm sóc chồng. Trong thời gian chăm sóc anh ở viện, mỗi ngày chị chỉ ăn duy nhất một bữa để còn dành tiền bồi bổ cho chồng.
Sau khi phải nằm liệt trên giường, anh thường cầu xin chị: "Anh bị thế này rồi, em còn vất vả chịu khổ vì anh làm gì, chi bằng cho anh vài viên thuốc ngủ cho xong". Chị cầm tay chồng và nói: "Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc, chỉ cần em còn sống ngày nào em sẽ hết lòng chăm sóc cho anh".
Ít lâu sau thì chị sinh. Vậy là chị một tay cho con ăn, giặt giũ tã lót, một tay chăm sóc người chồng bị liệt. Do kinh tế khó khăn, cơm ăn bữa no bữa đói, chị mỗi ngày một xanh xao, gầy yếu, không đủ sữa cho con bú nên đứa bé khóc suốt ngày.
Tinh thần, thể chất kiệt quệ nhưng chị vẫn luôn mạnh mẽ
Mấy năm trở lại đây bệnh tình của anh ngày một xấu đi cần phải đưa vào viện để điều trị. Ngày nào chị cũng tất bật chạy từ nhà ra viện rồi từ viện về nhà. Biết hoàn cảnh khó khăn của chị, bệnh viện đã tạo điều kiện sắp xếp để chị được quét dọn vệ sinh ở đó. Vậy là hàng ngày ngoài việc đưa cơm cho chồng chị còn tranh thủ kiếm được đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống. Cho dù vất vả, cực nhọc đến mấy thì một ngày ba bữa cơm cho chồng chị đều chuẩn bị rất tươm tất và đúng giờ. Khi anh ăn xong, chị tươi cười ngồi kể cho anh nghe chuyện học hành của con gái, tình hình ở nhà và những chuyện bên ngoài để anh thấy thoải mái.
Hơn hai mươi năm chăm sóc chồng, chị đã học được cách cắt tóc, thuộc nhiều tên thuốc và và đặc biệt là học được tính nhẫn nại. Cho dù những lúc khó ở, tâm trạng anh Dũng có nóng nảy đến mấy, khuôn mặt chị vẫn luôn nở nụ cười.
Chị bảo: "Cả hai chúng tôi đều phải mạnh mẽ, những ngày tháng khó khăn nhất cũng không muốn ai giúp đỡ cả. Tôi có mệt một chút cũng không sao, chí ít thì hai mẹ con tôi vẫn còn khỏe mạnh. Anh ấy khổ hơn chúng tôi nhiều bởi hơn nửa đời người đã phải sống nhờ trên chiếc xe lăn. Nỗi khổ tâm đó không phải người bình thường nào cũng có thể hiểu được".
Cho đến nay anh đã nằm liệt trên giường bệnh được 21 năm, cô con gái của anh chị năm nay cũng tròn 21 tuổi.
Kết thúc cuộc trò chuyện, chị đã nói một câu khiến tôi vô cùng cảm động: "Với tôi và con gái tôi anh ấy là người vô cùng quan trọng, bởi sự tồn tại của anh ấy cho thấy sự tròn vẹn của một gia đình".
Theo GĐVN
Tôi sốc tột độ khi vô tình nhìn thấy thứ đó trong chiếc usb cũ của người vợ mới cưới Tôi sốc tột độ khi vô tình nhìn thấy thứ đó trong chiếc usb cũ của người vợ mới cưới giờ chẳng biết nên làm sao? Tôi là người đàn ông đã ngoài 30 cái tuổi mà bạn bè đều đã có gia đình nhưng vì tính ham chơi lại chẳng muốn bị ràng buộc sớm chính vì vậy tôi mải miết theo...