Bão giật cấp 17 đang áp sát miền Trung
Chiều tối nay 13-10, bão số 11 chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 100km, với cường độ cấp 13, giật cấp 16. Trong ngày hôm nay, bão số 11 tiếp tục mạnh thêm 1 cấp, đạt cấp 14, giật cấp 17.
“Năm nay có thể coi là kỷ lục của bão hoạt động trong khu vực biển Đông. Sau khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa, bão tiếp tục mạnh thêm, khi đổ bộ, bão ở cấp 12, giật cấp 15″, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay.
Xác suất lớn bão vào Quảng Nam- Quảng Bình
Bão mạnh, phức tạp, đến chiều tối ngày hôm nay, Trung tâm DBKTTV Trung ương vẫn đưa ra dự báo một số xác suất bão sẽ đổ bộ. Trong đó, 60% khả năng, bão sẽ đi vào khu vực các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Bình. Thời gian đổ bộ khoảng sáng đến trưa ngày 15
Ngoài ra, vẫn còn một số khả năng khác, như bão đi chếch lên phía Bắc, đổ bộ vào Huế- Quảng Trị, thời gian đổ bộ trong ngày 15-10. Hoặc, vào vùng Quảng Bình, bão sẽ cập bờ trong đêm 15-10 hoặc sáng ngày 16-10.
Ngay một số đài dự báo trong khu vực cũng còn rất phân tán, Đài khí tượng Mỹ dự báo bão sẽ đi vào Quảng Nam- Đà Nẵng; Đài Hồng Kông dự báo bão sẽ đi vào Huế, còn Đài Nhật Bản và Bắc Kinh cho rằng bão sẽ đi vào Đồng Hới.
Bão số 11 sẽ gây mưa trên diện rộng, mưa bắt đầu từ đêm ngày 13-10, sang ngày 14-10 sẽ có mưa to. Mưa lớn kéo dài đến hết ngày 16 đến 17-10. Lượng mưa được dự báo ở vùng Quảng Ngãi, Pleiku khoảng 150mm, Quảng Nam đến Nghệ An, Kon Tum mưa từ 200-300mm, có nơi từ 400-500m.
Trước diễn biến của bão số 11, Trưởng BCĐ PCLB Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương phải theo dõi sát sao diễn biến của bão.
“Tất cả đều là dự báo nên sẽ có thay đổi. Các đị phương phải nắm bắt từng giờ để kịp thời thông báo tới nhân dân. Nếu chỉ theo dõi bản tin thời tiết 1 lần/ngày thì không thể đáp ứng được yêu cầu”, ông Phát nhận định.
Bão số 11 đang giật cấp 17 trên biển Đông
Video đang HOT
Trưởng BCĐ PBLC Trung ương đề nghị các địa phương cân nhắc cấm biển từ ngày mai 14-10. Tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Bình mọi việc chằng chống nhà cửa phải xong trước 19h tối cùng ngày. Từ ngày 15-10 xem xét cho học sinh nghỉ học.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng nhận định, đây là cơn bão mạnh, di chuyển phức tạp. Vì vậy, các địa phương phải kiên quyết thực hiện phương án phòng chống bão cũng như chỉ đạo của BCĐ PBLB Trung ương.
Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 10 vừa qua, Phó Thủ tướng giao Bộ Công an thực hiện cấm đường khi có bão đổ bộ
Dự báo mưa chưa chuẩn hay xả lũ có vấn đề
Đáng lo ngại nhất hiện nay là tình hình các hồ chứa khu vực miền Trung. Phần lớn các hồ đều đã đầy nước và đang xả lũ do cơn bão số 10 vừa qua gây thiệt hại nặng nề.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cho biết, toàn tỉnh có 610 hồ chứa lớn nhỏ, trong đó có 92 hồ không đảm bảo. Nếu lượng mưa như cơn bão số 10 vừa qua thì toàn bộ số hồ này đều mất an toàn rất cao.
“Cũng cần phải nói rằng, trong cơn bão số 10 vừa qua, công tác dự báo mưa ở khu vực Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ A chưa chính xác. Nếu chúng tôi cứ nghe theo Trung tâm DBKTTV Trung ương, ung dung với lượng mưa ít như vậy thì rất n guy hiểm. Mưa quá lớn và không dự báo được”, ông Quyền phản ánh.
Cùng chung nhận định này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng cũng cho rằng, sự cố xả lũ hồ Vực Mấu gây ngập lụt toàn bộ vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu trong cơn bão số 10 là do dự báo không chuẩn. Khu vực Bắc Nghệ An mưa rất lớn, lượng mưa đo thực tế chênh với số liệu dự báo của Trung tâm KTTTV Trung ương rất lớn.
Cũng theo ông Hồng, hiện tỉnh Nghệ An có 625 hồ đập chứa nước, song phần lớn đã đầy, trên 50 hồ chứa trong tình trạng mất an toàn.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp trực tuyến với các địa phương trong chiều nay
Tuy nhiên, ông Bùi Minh Tăng cho rằng, do quy trình xả lũ có vấn đề. “Cơn bão số 10 chúng tôi cảnh báo mưa từ 200-300mm, có nơi lên đến 400-500mm. Trong khi, lượng mưa chúng tôi đo ở Tĩnh Gia chỉ 150mm, Quỳnh Lưu là 338mm. Nhưng số liệu đo của các hồ lên tới 600-800mm. Ở đây cần nhìn nhận lại về phương tiện đo cũng như cách lắp đặt. Chúng ta có nhiều hồ chứa, nhưng quy trình vận hành chưa ổn”. Theo đó, mọi phương tiện đo mưa dù được nhập khẩu nhưng chưa qua kiểm duyệt thì vẫn không đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Với những hồ yếu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu không cho tích nước. Ngoài ra, với tình trạng mưa cục bộ lớn diễn ra trong thời gian qua, Phó Thủ tướng nhận định, do tác động của biến đổi khí hậu nên khó có thể dự báo được. Mưa cục bộ cũng đã vượt số liệu thiết kế của các hồ chứa, nguy cơ đe dọa vỡ hồ rất lớn. Vì vậy, các địa phương phải chủ động, UBND tỉnh phải lên phương án tích nước, xả lũ, không thể giao cho các hồ tự điều hành.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
Người dân Đà Nẵng chuẩn bị đối phó với bão số 11
Hôm nay 13.10, người dân TP.Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị đối phó với bão số 11.
Sáng nay, PV Thanh Niên Online đã đến các vùng xung yếu ven biển có khả năng chịu ảnh hưởng bão số 11 tại Đà Nẵng và chứng kiến người dân ở các phường ven biển đang khẩn trương đưa các loại phương tiện trên biển lên bờ trú tránh.
Tại P.Phước Mỹ và P. Mân Thái, P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà) bà con ngư dân tập trung đưa thuyền thúng, thúng máy lên bờ.
Người dân P.Phước Mỹ giúp nhau đưa thuyền lên bờ tránh bão
Các loại thuyền thúng của ngư dân đã lên bờ
Ngư dân P.Thọ Quang cẩn trọng đưa phương tiện lên đường Hoàng Sa tránh bão
Một người dân vận chuyển bao đất lên dằn lại mái tôn
Các tàu đánh bắt xa bờ khẩn trương vào khu neo đậu trú bão
Các tàu cá của ngư dân miền Trung neo đậu an toàn ở vịnh Mân Quang, Đà Nẵng
Tại vịnh Mân Quang và âu thuyền Thọ Quang, hàng ngàn tàu cá các loại của ngư dân miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) đã tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục cập bờ, neo đậu vào vị trí an toàn.
Tuy nhiên, trên các công trình xây dựng ở khu vực đường Hoàng Sa vẫn còn nhiều trụ cẩu cao hoạt động bất chấp cảnh báo và yêu cầu hạ thấp để tránh gây thiệt hại tính mạng và tài sản của chính quyền địa phương.
Theo dự báo, bão số 11 có sức gió giật trên cấp 15, 16 sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng trong đêm 14.10.
Theo TNO
Quảng Bình dứt mưa trong ngày đón Đại tướng Hôm nay, bão Nari đã vượt qua đảo Ludông (Philippines) đi vào khu vực phía đông biển Đông. Ngày mai, Hà Nội và Quảng Bình không mưa trong ngày Quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dự báo đường đi của bão Nari. Ảnh: NCHMF. Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết, trưa nay, tâm bão cách...