‘Bão giá’ làm lung lay văn hóa uống trà karak ở Dubai
Trong bối cảnh ‘bão giá’, những người bán trà ở Dubai cũng phải tăng giá loại trà karak được coi là thức uống quốc dân của người dân Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Từ phía sau quầy pha chế của quán trà nhỏ nằm trên con phố Satwa, khu tập trung dân lao động nhập cư Nam Á tại Dubai, Mustafa Moeen có thể thấy rõ những gương mặt khách hàng ghé vào quán.
Trong trạng thái mệt mỏi, đói bụng và áp lực cuộc sống, những người khách đến quán trà của Moeen để được nghỉ ngơi và nhâm nhi một tách trà karak.
Nhiều người lao động dừng chân ở quán trà trên đường đi làm, những người lái xe cũng tìm đến đây sau những ca làm việc dài và có cả người đến vào nửa đêm khi tình cờ lái xe qua. Trà karak được pha chế từ đường, sữa và trà vị bạch đậu khấu, du nhập Dubai từ những năm 1970 theo chân người lao động nhập cư từ Ấn Độ và Pakistan.
Với cách biến tấu để phù hợp hơn với hoàn cảnh lao động và khẩu vị ở Dubai, trà karak nhanh chóng được người dân bản địa yêu thích và dần trở thành một thức uống quốc dân.
Một ly trà karak hòa quyện với vị sữa ngọt ngào giúp xua tan mệt mỏi này lâu nay có giá 1 dirham (30 xu USD).
Tuy nhiên, trong bối cảnh “bão giá”, mọi mặt hàng đều tăng giá thì những người bán trà ở Dubai cũng phải tăng giá loại trà được coi là thức uống quốc dân của người dân Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Moeen cũng không còn cách nào khác là tăng giá trà lên 1,5 dirham (hơn 40 xu USD). Anh chia sẻ mọi nguyên liệu đều đắt hơn – từ sữa, đường, trà, thậm chí giá cốc đựng trà cũng tăng gấp đôi. Mức giá 1 dirham đã được duy trì suốt gần 20 năm qua cũng phải thay đổi.
Lạm phát thường niên ở Dubai đã tăng lên mức kỷ lục 7,1% trong tháng 7 vừa qua, trong đó giá tiêu dùng tăng nhanh nhất là các mặt hàng thực phẩm, giao thông và giải trí, giá khí đốt tăng 80% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7.
Arslan, một lao động nhập cư từ Pakistan cho biết trong 5 năm anh ở Dubai thì đây là quãng thời gian khó khăn nhất, giá nhà trọ, xăng và thực phẩm đều tăng, anh dần không thể trang trải các chi phí và đang có nguy cơ bị đuổi ra khỏi nơi ở trọ. Với nhiều người vấn đề không chỉ nằm ở chỗ giá 1 ly trà tăng mà còn là những thay đổi nhỏ nhặt khác trong cuộc sống.
Video đang HOT
Nhiều người lo ngại giá tiếp tục tăng sẽ khiến loại thức uống này không còn thịnh hành trong nhóm lao động nhập cư, vốn là những người khai mở văn hóa uống trà karak tại Dubai./.
Bữa ăn xa xỉ của dân văn phòng ở Dubai
Các bữa ăn nửa buổi luôn được người Dubai mong chờ vào mỗi cuối tuần. Đây là thời gian tiệc tùng, gặp gỡ bạn bè của dân công sở sau những ngày làm việc vất vả.
Khi chính phủ của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) chuyển ngày nghỉ cuối tuần theo quy định sang thứ 7 và chủ nhật ở khu vực công vào tháng 12/2021, các khách sạn tại Dubai nhanh chóng giới thiệu những thực đơn nửa buổi cho khách hàng.
Trước đó, thời gian rảnh rỗi của người dân UAE thường rơi vào thứ 6, thứ 7, còn chủ nhật được tính là ngày đầu tiên của tuần mới, theo CNBC.
Thay đổi của quốc gia Vùng Vịnh không chỉ giúp người lao động tăng năng suất mà còn phù hợp với thị trường toàn cầu khi sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế từ những nước khác, đặc biệt là Saudi Arabia.
Quyết định này rất quan trọng vì thứ 6 từ lâu đã trở thành một ngày thiêng liêng với những tín đồ Hồi giáo. Nguyên tắc mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2022 và sẽ áp dụng cho các tổ chức chính phủ.
Người dân Dubai thích thưởng thức bữa ăn nửa buổi vào cuối tuần. Ảnh: Whatson.
Brunch (bữa ăn kết hợp giữa bữa sáng và bữa trưa) ở "thành phố ngọc trai" nổi tiếng với sự xa hoa, hoành tráng.
Theo truyền thống, nó bắt đầu vào khoảng 12h30 và kết thúc sau 16h30. Những chai rượu champagne, tôm hùm, sân chơi tiệc tùng bên dưới ánh nắng mặt trời, thương hiệu đắt tiền, siêu xe là một số hình ảnh thường thấy trong các bữa ăn nửa buổi.
Đây là thời gian được rất nhiều người dân mong đợi sau một tuần làm việc chăm chỉ. Họ cố gắng hết mình để được miễn thuế.
Thay đổi ngày nghỉ
Trong một nghiên cứu gần đây của công ty công nghệ di động Kisi, Dubai đạt điểm cao nhất khi phần lớn dân số bị kiệt sức. Thậm chí, nhân viên toàn thời gian thường làm việc tới 48 giờ/tuần.
Để giải quyết vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống, quốc gia Vùng Vịnh đã triển khai lịch hoạt động mới gồm 4,5 ngày/tuần cho các nhân viên chính phủ. Đồng nghĩa với việc họ có nửa ngày thứ 6 để dành thời gian cho việc thờ phượng và họp mặt gia đình.
Tuy nhiên, những khu vực tư nhân do người nước ngoài quản lý vẫn áp dụng làm việc cả ngày vào thứ 6. Do đó, bữa ăn nửa buổi được chuyển sang thứ 7.
Ăn brunch rất phổ biến ở Dubai. Ảnh: Gulf News.
"Tôi không nghĩ mọi người cần một lời động viên để thiết lập thói quen dùng brunch vào cuối tuần thay vì thứ 6 như trước.
Họ có thể chuyển sang các ngày thứ 3 và sẽ tìm ra cách vì người Dubai không từ chối một quán rượu đắt tiền. Kể cả Covid-19 cũng không thể phá vỡ truyền thống lâu đời của chúng tôi", David Tully, người đứng đầu bộ phận truyền thông tại Đại học Middlesex của Dubai, nói với CNBC.
Trong khi đó, Stephanie Hughes, giám đốc điều hành người Anh của một công ty truyền thông ở Dubai, người rất thích bữa ăn nửa buổi kể từ khi chuyển đến UAE vào năm 2014, nói rằng quy định mới là một điều tốt.
"Sẽ tuyệt hơn nếu chúng ta tổ chức tiệc và tận hưởng một ngày vui vẻ với các món ăn yêu thích vào thứ 7. Sau đó có cả chủ nhật để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho tuần mới. Hiện có nhiều lựa chọn hơn cho brunch đi kèm với chất lượng thực phẩm và thời gian đa dạng", Hughes chia sẻ.
Những bữa ăn đắt đỏ
Victoria Stevenson (người Thụy Điển) thường đi ăn sáng muộn với chồng. Cô cũng nhận thấy các cơ sở ăn uống ở Dubai đã cải tiến dịch vụ và đưa vào những trò chơi để thu hút thực khách.
"Tôi nghĩ giải trí đã trở thành một phần của các bữa tiệc tại đây. Khi trở lại châu Âu, chúng tôi sẽ rất nhớ cảnh tượng này", cô bày tỏ.
Mặc dù truyền thống ăn brunch vẫn diễn ra trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, nó đã bị giảm tần suất đáng kể, đi kèm với đó là những biện pháp an toàn.
Các cơ sở lưu trú đã tận dụng sự trở lại của bữa nửa buổi và xu hướng du lịch trả thù để thu hút đối tượng khách hàng nhiều tiền. Nhờ vậy, lượng đặt phòng của họ tăng mạnh trong vài tuần gần đây.
Nhiều nhà hàng liên tục giới thiệu những thực đơn brunch phù hợp với yêu cầu xa xỉ của khách. Ảnh: Insydo.
"Con số sẽ còn cao hơn nữa trong năm nay. Mọi người cần trở lại bình thường và bữa brunch là một lựa chọn thư giãn vào cuối tuần để làm điều đó", Elif Yazoglu, tổng giám đốc của DoubleTree by Hilton ở khu dân cư ven biển Jumeirah Beach, nói.
Yazoglu cho biết bữa sáng muộn của khách sạn chuyển sang thứ 7 được nhiều du khách ủng hộ. Sau một thời gian khó khăn đối với ngành khách sạn do đại dịch, năm 2022 đã lạc quan hơn và sẵn sàng cho sự bùng nổ.
"Vì lịch cuối tuần tự thay đổi cho tất cả. Những người trước đây nghỉ làm vào thứ 6 nhưng giờ phải làm việc vào ngày đó rõ ràng thích ngày nghỉ thứ 7 hơn. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng có nhu cầu lớn về không gian ngoài trời, nếu thời tiết thuận lợi, các bữa tiệc nên diễn ra ở đây".
Khu phố Bastakiya - Hương vị quá khứ của Dubai cổ Khu phố Bastakiya là nơi trưng bày những nét văn hóa trước đây của người dân Dubai được xây dựng từ cuối những năm 1800 dành cho những người nhập cư di cư từ thành phố Bastak ở Ba Tư thể hiện phong cách sống của Tiểu vương quốc từ quá khứ. Khu phố lịch sử Al Fahidi thường được biết đến với...