Bão gây sự cố đường dây 500kV, mất điện diện rộng
Bão Nari đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố, làm mất liên kết hệ thống điện quốc gia, và khiến 10 nhà máy điện ngừng hoạt động khẩn cấp.
Bão Nari đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố (Ảnh minh họa)
Ngày 15/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào lúc 22h25 ngày 14/10, hệ thống truyền tải điện 500kV đã bị sự cố trên các đoạn đường dây Nho Quan – Hà Tĩnh, Hà Tĩnh – Đà Nẵng, Đà Nẵng – Dốc Sỏi – Pleiku, làm mất liên kết Hệ thống điện quốc gia dẫn đến hệ thống điện hai miền Bắc Nam vận hành độc lập.
Sự cố bất khả kháng này đã khiến hơn 10 nhà máy thủy điện khu vực miền Trung phải ngừng hoạt động khẩn cấp (Bản Vẽ, A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh…) và làm mất điện một số phụ tải khu vực miền Bắc (khoảng 1250 MW) và khu vực miền Trung (khoảng 580 MW).
EVN đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Tổng Cty Truyền tải điện quốc gia nhanh chóng khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện. Vào hồi 23h05 đã cấp điện trở lại hoàn toàn cho các phụ tải bị mất ở khu vực miền Bắc, 23h55 ngày 14/10/2013 cấp điện trở lại cho các phụ tải bị mất ở khu vực miền Trung và đến 00h13 ngày 15/10/2013 đã khôi phục liên kết Hệ thống điện quốc gia.
Vào lúc 03h50 ngày 15/10, do ảnh hưởng của bão, gió giật mạnh và mưa lớn tiếp tục gây sự cố đường dây 500kV Đà Nẵng – Hà Tĩnh và lưới điện 500kV Bắc – Nam vận hành độc lập. Tuy vận hành độc lập nhưng EVN vẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các khu vực không bị ảnh hưởng của cơn bão số 11.
Cơn bão Nari đã khiến lưới điện trung thế bị ảnh hưởng, khiến cho Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam mất điện toàn bộ.
Video đang HOT
Tại Quảng Ngãi, hiện tại bão số 11 gây sự cố trên 16 xuất tuyến trung thế làm mất điện toàn bộ huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Bình Sơn và 5 xã thuộc huyện Sơn Tịnh, 8 xã thuộc huyện Tư Nghĩa, 9 xã thuộc huyện Nghĩa Hành. Ước công suất mất khoảng 30MW/110MW (27,3%).
Tại Bình Định, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế, làm mất điện toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh, 4 xã thuộc huyện Phù Mỹ, 5 xã thuộc huyện Hoài Nhơn. Ước công suất mất khoảng 10MW/210MW (4,8%).
Tại Thừa Thiên – Huế, sự cố trên 13 xuất tuyến trung thế làm mất điện huyện Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Thủy,7 xã thuộc huyện Phú Vang, 5 xã thuộc huyện Hương Trà, 6 xã thuộc huyện Quảng Điền, 2 xã thuộc huyện Phong Điền, 4 phường thuộc thành phố Huế. Ước công suất mất khoảng 42MW/160MW (26,3%).
Tại Quảng Bình, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế làm mất điện 9 xã thuộc huyện Lệ Thủy, 4 phường thuộc thành phố Đồng Hới, 11 xã thuộc huyện Quảng Trạch, 1 xã thuộc huyện Tuyên Hóa. Ước công suất mất khoảng 15MW/120MW (12,5%).
Tại Quảng Trị, sự cố trên 4 xuất tuyến trung thế làm mất điện toàn bộ huyện Gio Linh, Đăkrông, 3 xã thuộc huyện Vĩnh Linh, 1 xã thuộc huyện Cam Lộ. Ước công suất mất khoảng 13MW/70MW (18,6%).
Theo EVN, ước tổng công suất không cung cấp được do ảnh hưởng của bão số 11 đến lưới điện do Tổng Cty Điện lực miền Trung quản lý vận hành khoảng 520MW/1700MW (30,6%).
Hiện, EVN đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tập trung lực lượng và phương tiện nhằm khắc phục hoàn toàn các sự cố lưới điện do mưa bão gây ra, khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Theo Xahoi
Bão tàn phá đảo Lý Sơn tan hoang
Sau hàng chục giờ hoành hành, với gió giật cấp 11-12, cơn bão số 11 đã gây nhiều thiệt hại cho huyện đảo Lý Sơn.
Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng ước tính có hàng trăm nhà tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tốc mái đổ sập, hàng loạt tiện tàu cá của ngư dân bị va đập hư hỏng và bị sóng biển đánh chìm; nhiều tuyến đường liên xã bị cây cối đổ ngổn ngang gây ách tắc giao thông.
Đến trưa 15/10, trên đảo vẫn còn gió mạnh cấp 7, cấp 8 kèm theo mưa to, hiện chính quyền huyện Lý Sơn đang khẩn trương chỉ đạo các xã phối hợp lực lượng chức năng phân công lực lượng kịp thời cứu hộ, ứng cứu người dân cùng tài sản bị nạn trong mưa bão.
Trong khi đó, dù gió bão đã giảm thế nhưng tại một số xã ven biển của huyện Bình Sơn, như Bình Hải, Bình Đông... (giáp ranh với vùng tâm bão Quảng Nam), sau một đêm chạy đi tránh trú bão, nhiều hộ dân vẫn chưa dám về nhà. Vì hiện tại các khu vực này gió vẫn rất mạnh và sóng dữ dội, với nhiều đợt cao từ 3 - 5m.
Tuy không phải nằm trong tâm bão, thế nhưng trong đêm 14 và rạng sáng 15/10, khu vực phía bắc tỉnh Quảng Ngãi có mưa to kèm theo gió lớn đã làm hàng trăm nhà dân bị tốc mái, hư hỏng; nhiều khu vực dân cư ở một số huyện miền núi bị chia cắt, cô lập do sạt lở.
Ông Phan Văn Hiền, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó ban PCLB huyện Tây Trà, cho biết hiện tuyến đường vào khu trung tâm 4 xã Trà Xinh, Trà Thọ, Trà Khê, Trà Nham đã bị đất lở gây ách tắc nên các phương tiện không thể vào được. 14 hộ dân ở thôn Trà Ong, xã Trà Quân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở đã được di dời vào nơi ở tạm. Toàn huyện đã bị mất điện từ 20h ngày 14/10 đến giờ vẫn chưa có.
Gió bão giật dữ dội đẩy những cột sóng cao gần 5m vào bờ.
Các ngôi nhà trống hoác tại đảo Lý Sơn do gió bão.
Người dân tranh thủ lợp lại mái nhà để tránh mưa.
Các huyện phí Bắc tỉnh Quảng Ngãi cũng bị thiệt hại nặng nề.
Theo Tri thức
Miền Trung ngổn ngang sau bão Bão số 10 vừa dứt, để lại cho miền Trung những hậu quả nặng nề chưa kịp khắc phục thì bão số 11 lại đổ bộ, miền Trung khó khăn càng thêm khó khăn. Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP.Đà Nẵng) thiệt hại nặng sau bão số 11 - Ảnh: Diệu Hiền Đà Nẵng: Cây gãy đổ, nhà tốc mái Trên các...