Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/7, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố bão nhiệt đới Freddy – kéo dài 36 ngày, gây thiệt hại về người và kinh tế ở Đông Nam châu Phi từ tháng 2 đến tháng 3/2023 – là cơn bão dài nhất từng được ghi nhận.
Khu vực bị bão Freddy tàn phá tại Blantyre, Malawi ngày 14/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Một ủy ban quốc tế gồm các chuyên gia của WMO xác nhận Freddy duy trì trạng thái bão nhiệt đới 36 ngày và đây là kỷ lục thế giới mới về thời gian tồn tại dài nhất của một cơn bão nhiệt đới. WMO nhấn mạnh Freddy đã “truất ngôi” John – cơn bão hình thành ở Bắc Thái Bình Dương vào năm 1994 và duy trì trạng thái bão nhiệt đới trong 714 giờ (29,75 ngày). Hiện John vẫn là cơn bão nhiệt đới có hành trình xa nhất với 13.159 km, trong khi Freddy di chuyển qua 12.785 km.
Mặc dù, WMO không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp nào giữa “tuổi thọ” đặc biệt của Freddy với tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra. Tuy nhiên, trên chuyên trang bão nhiệt đới, WMO nhấn mạnh rằng “biến đổi khí hậu không chỉ liên quan đến khả năng xuất hiện các cơn bão lớn ngày càng tăng, mà còn liên quan đến sự gia tăng trực tiếp sức mạnh hủy diệt của chúng”.
Video đang HOT
Thành viên ủy ban của WMO, đồng thời là chuyên gia về bão nhiệt đới làm việc tại trường Đại học Wisconsin (Mỹ) – ông Chris Velden, nhấn mạnh: “Freddy là cơn bão nhiệt đới đáng chú ý, không chỉ vì thời gian kéo dài của nó mà còn vì khả năng tồn tại qua nhiều tương tác trên mặt đất, điều này không may đã gây ra hậu quả đáng kể cho người dân ở Đông Nam châu Phi”.
Do di chuyển gần đất liền trong 1 khoảng thời gian dài, Freddy đã tạo ra sự tàn phá đặc biệt nghiêm trọng ở Madagascar, Malawi và Mozambique.
Theo WMO, Malawi đã phải hứng chịu tác động đặc biệt nặng nề của cơn bão này với hơn 1.200 người thiệt mạng hoặc mất tích và hơn 2.100 người bị thương. Cơn bão xảy ra vào thời điểm đất nước này đang hứng chịu đợt dịch tả nghiêm trọng và tạo thêm nhiều khó khăn cho người dân với những trận mưa xối xả gây lũ lụt.
Tại Mozambique, hơn 1,3 triệu người bị ảnh hưởng, với hơn 180 người thiệt mạng.
Ở Madagascar, gần 200.000 người bị ảnh hưởng bởi tác động của hiện tượng này.
Theo WMO, nếu không có cảnh báo thời tiết do Météo-France đưa ra từ trung tâm khu vực Reunion (một hòn đảo của Pháp ở Ấn Độ Dương), cho phép thực hiện sơ tán, phòng ngừa và chuẩn bị sẵn thực phẩm, thì tổn thất về người sẽ còn nặng nề hơn nữa.
Bão Gamane khiến ít nhất 14 người thiệt mạng tại Madagascar
Ngày 28/3 (giờ địa phương), cơ quan khí tượng Madagascar cho biết 14 người đã thiệt mạng, 3 người bị thương cùng với 3 người nữa vẫn mất tích sau khi bão nhiệt đới Gamane đổ bộ vào quốc đảo Đông Phi này.
Phóng viên TTXVN tại Nam Phi dẫn thông báo Văn phòng Quốc gia về Quản lý Rủi ro và Thảm họa (BNGRC) của Madagascar cho biết Gamane đã đổ bộ vào mũi phía Bắc của Madagascar vào sáng 27/3 với sức gió trung bình 150 km/giờ và gió giật hơn 210 km/giờ, kèm theo mưa lớn.
Tổng cộng có khoảng 18.565 người, tương đương 4.849 hộ gia đình, buộc phải sơ tán và tìm nơi trú ẩn tại 68 địa điểm khẩn cấp nằm rải rác ở nhiều địa phương khác nhau.
Theo BNGRC, lũ lụt sau đó đã gây thiệt hại nặng nề, nhấn chìm 6.675 ngôi nhà và gần 1.698 cánh đồng lúa, trong khi 617 ngôi nhà bị phá hủy. Theo các nhà khí tượng học, Gamane dự kiến sẽ rời đảo vào chiều 29/3.
Nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam châu Phi, Madagascar thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Một năm trước, bão nhiệt đới Freddy đã tàn phá đất nước này cũng như các quốc gia lục địa lân cận là Mozambique và Malawi, khiến hơn 500 người đã thiệt mạng.
Bão Freddy gây lũ lụt tại Malawi, làm gần 30 người thiệt mạng và mất tích Cảnh sát Malawi cho biết ít nhất 11 người thiệt mạng và 16 người khác mất tích xung quanh thành phố Blantyre, thành phố lớn thứ 2 của Malawi, sau khi bão nhiệt đới Freddy gây mưa lớn, làm ngập lụt và lở đất tại nhiều nơi. Một người đàn ông đi ngang qua tòa nhà bị hư hại ở quận Mananjary, Madagascar,...