“Bão ết” và tường trình từ những rú mồ
Huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) là địa bàn nhức nhối về buôn bán, sử dụng ma túy và lây lan HIV/AIDS. Tình trạng này đang từng ngày từng giờ cướp đi mạng sống của nhiều người.
Hàng trăm chàng trai độ tuổi thanh xuân ở Quế Phong đáng ra đang ngồi trên ghế nhà trường hay dập dìu cùng điệu khèn đêm trăng nhưng đã phải nằm sâu dưới 3 tấc đất. Những rú mồ ngày cứ dày thêm nấm mộ người chết trẻ vì ma túy, HIV/AIDS.
Làng bản điêu tàn
Cà – tay anh chị đất Quế Phong, dẫn chúng tôi đến xã Tiền Phong. Đến đầu cánh rừng Na Dến, chúng tôi thấy 5 thanh niên đang kẻ nằm, người ngồi tiên chích ma túy cho nhau. Tôi nhìn những chiếc xi lanh còn dính máu được vứt tứ tung trên vạt cỏ mà sởn gai ốc. Cà nói: “Tôi cũng đã đi nhiều nơi, nhưng chưa thấy ở đâu bán “thuốc trắng” công khai, chích choác công khai như chốn này”.
Vượt hơn 20km đường rừng, chúng tôi đến bản Na Sành. Trước mặt chúng tôi là những mái nhà sàn của người Thái xiêu vẹo, rách nát.
Đường vào bản Na Sành
Ông Lương Văn Quốc – Trưởng bản Na Sành mắt đỏ hoe khi nhắc đến ma túy: “Cái bột trắng chết tiệt đó nó hủy hoại bản làng như thế này đây. Bọn trùm ma túy chúng bẫy cho thanh niên bản nghiện rồi chúng bắt đi làm cửu vạn vào rừng chặt gỗ, vận chuyển ma túy cho chúng. Thanh niên bản ta nghiện gần hết rồi. Từ năm 2011 đến nay đã có trên 15 người chết vì ma túy, AIDS…”.
Bản Tạng gần đó cũng tiêu điều vì ma túy. Ông Lương Viết Trường – Trưởng bản cho biết bản có nhiều gia đình có 3 – 4 người phải đi tù vì buôn bán heroin. Hiện bản có hơn 25 con nghiện, đã có hàng chục người chết vì ma túy, AIDS.
Video đang HOT
Người dân bản Tạng vốn nghèo càng trở nên túng quẫn hơn khi tài sản trong nhà từ con trâu, con lợn, con gà… đều bị con, cháu lấy trộm mang đi bán để lấy tiền mua ma túy. Hầu hết những gia đình mà chúng tôi đã đến chẳng còn tài sản gì đáng giá quá vài chục ngàn đồng.
Ông Hà Sĩ Quế – Trưởng Công an xã Tiền Phong thở dài: “Từ khi xây dựng Công trình Thủy điện Hủa Na, Tiền Phong trở thành “mảnh đất màu mỡ” để tệ nạn xã hội xâm nhập. Hiện trên địa bàn xã có 52 con nghiện, đó là con số thống kê được, còn con số chưa thống kê chắc nhiều hơn”.
Không riêng gì Tiền Phong mà ma túy như cơn bão càn quét khắp mọi nơi. Hiện nay, 13 xã ở huyện Quế Phong đều có người nghiện. Với hơn 500 người nghiện, huyện Quế Phong đang là điểm nóng ma túy của Nghệ An.
Kinh hoàng những rú mồ
Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, Công an huyện Quế Phong đã phát hiện, bắt giữ 57 vụ mua bán vận chuyển với 64 đối tượng, thu giữ 175,618 gam heroin, 5,4 gam thuốc phiện. Ông Hồ Hữu Ngọc – Trưởng Công an huyện Quế Phong tâm sự: “Dù lực lượng Công an chúng tôi có cố gắng đến mấy, công tác cai nghiện có đạt hiệu quả cao đến mấy thì nguy cơ tái nghiện trong cộng đồng cũng sẽ rất lớn bởi đa số những người nghiện đều không có công ăn việc làm, không có thu nhập nên họ vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn.
Giữa trời chiều ảm đạm, chúng tôi đi vào rú mồ bản Na Sành. Trước mắt chúng tôi là những nhà mồ nằm san sát bên nhau. Tiếng chim lợn thả rơi vào thinh không nghe rờn rợn. Phiêu (người bản địa) chỉ tay vào 2 nấm mồ còn mới, bảo: “Hai anh em thằng Que nằm đó. Chúng mới chết cách nhau 1 năm”. Theo lời Phiêu rú mồ này có hàng chục người chết vì “ết”. Toàn những người chết trẻ thôi.
Đến rú mồ xã Đồng Văn cách đó 15km, chúng tôi xót xa khi nhìn hàng chục những tấm bia mộ ghi tên người chết toàn là thế hệ 8X – 9X. Ông Tuyền – một người dân bản Tục bảo, 2 năm trở lại đây, bản có trên chục người chết vì ma túy.
Ông Tuyền chỉ tay về phía 3 nấm mồ nằm dưới bụi cây. Đó là nơi yên nghỉ của gia đình Đại (SN 1984). Anh Đại nghiện ma túy rồi chết vì ết. Đại chết được mấy tháng thì vợ và đứa con gái 2 tuổi cũng lần lượt chết theo!
Không thể kể hết những thảm cảnh mà người dân Quế Phong đang phải gánh chịu. Ma túy và HIV/AIDS ở đây đang là nỗi ghê sợ và ám ảnh kinh hoàng của những người có lương tri.
Theo 24h
"Vàng tặc" đại náo xóm nghèo
Mới đến đầu thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang nhìn về phía bên kia là sự trơ trọi đến tàn khốc của nguyên một quả đồi.
Vào đại bản doanh "vàng tặc"
Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, lại là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang nên đường giao thông vào trung tâm xã Đường Âm vô cùng khó khăn, đường vào thôn Nà Nôm lại khó khăn bội phần. Để vào Nà Nôm, hai chiếc "Min khờ" phải oằn mình cõng chúng tôi lê từng khúc một. Thi thoảng, một trong hai con ngựa sắt trở nên hung tợn gào rú khét lẹt một vùng để lấy đà đưa người vượt dốc.
Cánh khai thác vàng ở Nà Nôm quắc mắt "soi" khách lạ
Chú tài xe ôm dẫn đường kém tôi đến gần chục tuổi thao thao giới thiệu: May trời đẹp, chứ chỉ cần vài hạt mưa thì anh em mình có đến sáng mai cũng chưa tới đích. Khổ một nỗi chỉ có một con đường độc đạo là từ trung tâm thị trấn huyện Bắc Mê đi qua xã Yên Thổ, Bảo Lâm (Cao Bằng) mới đến được, nơi đây chủ yếu là người Dao, Nùng, Tày sinh sống.
Cũng bởi là người Dao, nên Đ - tên chú tài xe ôm - đi đâu cũng gặp đồng hương và luôn mồm chào hỏi. Một trong số đó, chúng tôi may mắn được Đ phiên dịch cho cuộc nói chuyện với một phụ nữ trên đường đi chợ phiên về.
Chị P.T.Ph, 45 tuổi, người dân thôn Nà Nôm cho biết: "Họ (người khai thác vàng trái phép - PV) làm vàng từ lâu rồi, nát hết cả khu vực bãi Nát, cán bộ xã vào kiểm tra xong lại đi. Dân chúng tôi đã kêu nhiều lên cấp trên nhưng chẳng ai nghe. Thấy nhiều người tìm được vàng, một số người dân trong thôn làm theo nhưng chẳng được tí vàng nào vì lấy đâu ra máy móc".
Quả đúng như lời chị Ph, mới đến đầu thôn Nà Nôm, nhìn về phía bên kia là sự trơ trọi đến tàn khốc của quả đồi. Cách đó không xa, bên cạnh những hang vàng còn mới tinh màu đất là các lán trại được dùng tạm bợ xung quanh. Đ khoát tay vẻ hiểu biết: "Người dân địa phương gọi đó là bãi Nát, là điểm khai thác vàng diễn ra hơn chục năm nay rồi, người ta dùng cả máy xúc để đào, nghe họ đồn trúng nhiều vàng lắm, nên lúc đông nhất cả khu vực đó có mấy trăm người vào đào".
Xới tung đất tìm vàng
Đ sang số, vít ga đưa chúng tôi men theo con suối nhỏ để tiếp cận hiện trường bãi vàng. Hình như đã phát hiện người lạ, khi chúng tôi tới, rải rác từng tốp người lũ lượt bỏ đi giống như một đợt di tản đã được tập dượt kỹ lưỡng. Một vài trong số họ quắc mắt "soi" chúng tôi, mồm lẩm bẩm, thi thoảng có kẻ chửi thề rất to. Mặc dù các lán trại không một bóng người, đường ống dẫn nước, đầu nổ máy bơm đã bị tháo rời, nhưng bếp nấu ăn vẫn còn nghi ngút khói. Bên cạnh mỗi lán là những cái hang sâu hun hút không biết đâu là điểm cuối. Một diện tích rộng vài hecta đã bị máy móc và con người xới tung, dấu tích để lại của vàng tặc là những chiếc can, xô, cuốc, xẻng trong hang.
UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 14, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép.
Nhận thấy mối đe dọa có thể đến bất cứ lúc nào, chúng tôi thúc Đ nhanh chóng đưa đi qua điểm trường Nà Nôm - nơi mà trước đó chị Ph phán chắc như đinh là nơi hoạt động nhộn nhịp nhất của vàng tặc. Nhận lệnh, hai con "ngựa già" lại gào rú, phụt khói xám một góc đồi...
Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 14, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn mình quản lý...
Trường hợp không ngăn chặn, không xử lý mà bị phát hiện hoặc để xảy ra nhiều lần, thường xuyên trên cùng một địa bàn, gây bức xúc trong nhân dân, yêu cầu Chủ tịch UBND xã phường, thị trấn, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải kiểm điểm làm rõ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh...
Theo 24h
Lạc lối ở lưng chừng "miền đất khổ" Nằm ngay dưới chân dãy Phà Cà Tún, Tri Lễ là xã cao nhất, khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Cũng vì ở cao quá mà Tri Lễ lắm chuyện bi hài. Vùng đất của những chuyện buồn "Miền đất khổ" theo cách gọi của người dân xã Tri Lễ bao gồm 8 bản người Mông, hoàn toàn...