Bảo dưỡng xe máy đi Tết: Cần làm những hạng mục gì?
Kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống lốp, ốc, còi, đèn xe,… là những hạng mục cần quan tâm khi đưa xe máy đi bảo dưỡng, sữa chữa dịp trước Tết.
Bảo dưỡng xe máy dịp cuối năm là việc cần thiết để đảm bảo chiếc xe vận hành tốt và an toàn những ngày đầu năm mới
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, theo ghi nhận của PV Xe Giao thông, tại các đại lý, cửa hàng sửa chữa xe máy, xe mô tô ở Hà Nội đang tấp nập khách hàng đưa xe đến bảo dưỡng, sửa chữa.
Anh Nguyễn Hữu Tuấn (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thời điểm cuối năm phải đi chúc Tết, liên hoan, hội hè nhiều nên khi chưa quá bận rộn, anh liền đưa chiếc Honda Wave Alpha của mình đi bảo dưỡng, vừa đỡ “cập rập” vừa không phải ngồi chờ lâu vì quá đông.
“Xe máy là phương tiện tôi thường xuyên sử dụng để đi làm hàng ngày và cũng là công cụ để di chuyển du xuân. Dịp Tết hầu hết các cửa hàng sửa xe đều đóng cửa nên trước Tết cần phải bảo dưỡng xe để sửa chữa kịp thời những hư hỏng và yên tâm đi lại”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
Anh Vũ Văn Thư, kỹ thuật viên tại đại lý HEAD Hồng Hạnh trên đường Lê Đức Thọ, Hà Nội cho biết, việc kiểm tra, bảo dưỡng xe dịp trước Tết là rất cần thiết để đảm bảo xe vận hành tốt, an toàn trong những ngày đầu năm mới.
Theo đó, các hạng mục cần kiểm tra cho xe máy gồm:
Hệ thống phanh
Video đang HOT
Khi kiểm tra hệ thống phanh cần kiểm tra độ mòn của phanh, trường hợp xe sử dụng phanh dầu thì kiểm tra độ dầu của phanh.
Nếu má phanh bị mòn thì cần phải thay thế còn dầu phanh ít thì cần bổ sung dầu phanh.
Nếu hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nguy hiểm trong quá trình lưu thông nhất là khi gặp những tình huống bất ngờ, cần sử dụng phanh.
Hệ thống lốp
Kiểm tra áp suất hơi lốp, độ mòn của lốp để kịp thời thay lốp khi cần thiết. Nếu lốp mòn có thể gây ra hiện tượng trơn trượt, láng đường gây nguy hiểm, nhất là thời tiết mưa và ẩm ướt dịp Tết.
Kiểm tra thay dầu máy cũng là việc cần thiết, chưa kể, đây còn là hạng mục kiểm tra định kỳ của xe máy. Nếu dầu máy bị ít, nguy hiểm hơn là hết dầu sẽ khiến động cơ ngừng hoạt động, xe chết máy giữa đường. “Tình huống này sẽ vô cùng nguy hiểm nhất là khi lưu thông trên cao tốc, đoạn đường đông người, di chuyển nhanh”, kỹ thuật viên Thư chia sẻ.
Hệ thống đèn điện, còi
Đối với hạng mục này cần kiểm tra tổng thể còi, đèn pha, đèn hậu, xi nhan, nếu phát hiện hư hỏng cần phải thay còi hoặc thay đèn để đảm bảo hoạt động tốt, nhất là khi di chuyển vào buổi tối.
Hệ thống ốc
Kiểm tra hệ thống ốc toàn bộ các chi tiết của xe máy, siết chặt những vị trí ốc lỏng, và đặc biệt cần lưu tâm đến những vị trí ốc ở trục bánh xe, phanh xe.
Ngoài những hạng mục trên, đối với xe số, cần kiểm tra thêm độ chùng của xích xe, đối với xe ga thì kiểm tra hệ thống làm mát.
Thông thường, xe số đi khoảng 500 km – 10.000km hoặc mỗi lần thay dầu nên kiểm tra và bôi trơn xích.
Còn xe ga nếu hết nước làm mát hoặc nước làm mát quá ít sẽ gây nóng máy, không làm mát kịp thời gây chết máy.
Anh Thư cho biết thêm, thời tiết nồm ẩm, chuột bọ khá nhiều nên các xe hay gặp tình trạng bị chuột cắn dây đèn, điện, do đó cần kiểm tra môi trường sống xung quanh xem có chuột hay không để có biện pháp xử lý. Ngoài ra, có thể quấn dây dẫn xăng, quấn dây chân chống xe tránh chuột cắn gây hư hỏng.
“Thông thường kiểm tra mỗi xe chỉ mất khoảng 10 phút nhưng tùy theo hạnh mục hư hỏng sẽ mất thêm thời gian sửa chữa”, anh Thư nói.
Những sai lầm khiến dây côn xe máy nhanh bị đứt gây nguy hiểm
Để dây côn của xe côn tay được bền và không bị đứt đột ngột khi đang chạy người sử dụng nên tránh những sai lầm sau đây.
Xe tay côn là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Một số mẫu xe côn tay phổ thông đang được phân phối tại thị trường Việt Nam đó là Yamaha Exciter, Suzuki Raider, Honda Winner X...Xe côn tay có ưu điểm nổi bật về hiệu xuất và tốc độ.
Những sai lầm khiến dây côn xe máy nhanh bị đứt gây nguy hiểm
Tuy nhiên xe côn tay cũng có những rắc rối xảy ra mà xe côn tự động (xe số) không có. Một trong những rắc rối thường gặp chính là việc dây côn bị đứt. Dây côn bị đứt đồng nghĩa với việc người điều khiển không thể ngắt ly hợp, không thể sang số và khó vận hành xe sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp xe đang chạy ở tốc độ cao.
Thời gian qua, nhiều người sử dụng xe côn tay Honda Winner X hay Yamaha Exciter phản ánh rằng dây côn hai mẫu xe này nhanh bị rạn, đứt và băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do đâu.
Đơn cử như trường hợp của anh Dương Ngọc Hoàng ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội kể, chiếc Yamaha Exciter của anh chỉ vừa chạy được hơn 11.000 km thì dây côn bị đứt. Ngay khi xảy ra trường hợp này, anh Hoàng nghĩ ngay đến việc do chất lượng dây côn nhà sản xuất trang bị không đảm bảo và đem đến thợ kiểm tra thì tá hỏa khi biết nguyên nhân chính.
"Anh thợ sửa xe chỉ cho mình phần dây côn bị khô dầu bôi trơn bên trong dù vậy đó cũng không phải vấn đề chính dẫn đến dây côn bị đứt. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở phần cố định dây côn phía dưới động cơ. Vị trí này rất dễ bị đứt là do lõi cáp dây côn bị lệch và ma sát mạnh với ốc tăng côn. Để khắc phục chỉ cần kiểm tra và điều chỉnh lại phần đầu ra của lõi cáp không cho ma sát với ốc cạnh đầu của ốc tăng côn là được", anh Hoàng cho biết.
Nói về vấn đề này anh Hoàng Văn Cường, một thợ sửa xe máy lâu năm ở Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội cũng chỉ ra rằng nguyên nhân chính của tình trạng nhanh đứt dây côn ở xe côn tay là do nhiều chủ xe thích để côn ở mức căng để sử dụng, bóp côn chuyển số cho nhanh. Tuy nhiên việc làm này sẽ khiến bộ côn căng và nặng, dây côn phải chịu một lực lớn khi người dùng bóp tay côn. Vì thế, việc đứt dây côn chỉ là chuyện sớm muộn.
Bảo dưỡng bôi trơn dầu thường xuyên sẽ giúp làm tăng tuổi thọ cho dây côn.
"Chưa hết, một phần nguyên nhân dây côn sớm đứt là do không được bảo dưỡng đúng cách, dây côn cũng là một trong những bộ phận này cũng cần được tra dầu bôi trơn định kỳ thường xuyên sau mỗi 10.km sử dụng xe. Bởi trong quá trình hoạt động dây côn chịu lực ma sát mạnh với vỏ bọc bên ngoài nên nếu được bôi trơn đều đặn sẽ tăng đáng kể tuổi thọ của nó", anh Cường nói.
Trong trường hợp xe đang chạy mà bất ngờ đứt dây côn thì theo anh Cường cách hiệu quả nhất là dùng kỹ thuật sang số không cần bóp côn. Đầu tiên hãy trả số về N (số mo) và khởi động xe, sau đó đẩy xe cho đến khi đạt tốc độ từ 5-10 km/h thì chuyển từ N sang số 1 và chạy như bình thường. Để chuyển từ số 1 sang số 2, từ số 2 sang số 3 người điều khiển chỉ cần nhả nhẹ ống ga để tua máy giảm xuống rồi nhanh chóng chuyển số.
Sau khi đi mưa, cần bảo dưỡng thế nào để xe máy luôn bền đẹp? Nước mưa chứa nhiều tác nhân làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong động cơ xe, vì vậy sau khi đi mưa về cần làm những việc dưới đây. Rửa sạch sau khi đi mưa giúp axit không ăn mòn và làm han gỉ các chi tiết trên xe Rửa xe máy Nhiều người không có thói quen rửa xe sau...