Bảo dưỡng ôtô định kỳ và những điều cần biết
Bảo dưỡng ôtô định kỳ là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn bảo vệ bản thân và xế yêu của mình.
Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ
Đây là khái niệm chỉ việc thực hiện rất nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Những công việc này được thực hiện với xe ôtô sau 6 tháng sử dụng hoặc di chuyển quãng đường là 10.000km.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ giúp xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. (Đồ họa: Trang Thiều)
Tại sao phải bảo dưỡng xe ôtô định kỳ?
Nâng cao tuổi thọ của xe
Trên thực tế, trong quá trình vận hành xe ôtô sẽ xảy ra những mài mòn giữa những mối lắp ghép của các chi tiết. Việc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ ngăn chặn sớm các hư hỏng không đáng có và kéo dài tuổi thọ cho xe.
Hơn nữa, điều kiện đường xá, khí hậu tại Việt Nam khá khắc nghiệt, không khí nhiều bụi, nhiệt độ cao, xe thường chạy ở tốc độ thấp, nổ máy tại chỗ nhiều nên nhiều chi tiết, hệ thống trên xe ôtô bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng ôtô định kỳ đều đặn.
Video đang HOT
Đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗi mà xe ôtô gặp phải. Bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu như những tiếng kêu lạ, hay cảm giác bất an vì xe gặp trục trặc như không thể khởi động, phanh rít, phanh chạm sàn,…
Do đó, để đảm bảo an toàn và tạo cảm giác thoải mái khi tham gia giao thông, bạn hãy bảo dưỡng xe ôtô định kỳ.
Tiết kiệm chi phí
Trên thực tế, việc bảo dưỡng xe ôtô định kỳ sẽ giúp bạn ngăn chặn những hư hỏng lớn và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi các chi tiết bị hư hỏng nặng sẽ gây ra mất an toàn cho người sử dụng, vì vậy việc bảo dưỡng ôtô là cần thiết.
Những hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ
Những hạng mục công việc bảo dưỡng định kỳ và khoảng thời gian bảo dưỡng cụ thể được ghi rõ trong sổ hướng dẫn sử dụng, sổ tay bảo hành. Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu:
Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin bao gồm các bộ phận như đèn, còi, gạt mưa, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí…
Kiểm tra khoang động cơ: thay thế dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ, dầu phanh, dây đai truyền động…
Kiểm tra gầm xe bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, lốp xe, đường ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,…
Cùng các hạng mục thay thế định kỳ bao gồm: dầu máy, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc gió…
Sau khi bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật của hãng sẽ lái thử xe để kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí xả…
Những lưu ý khi vệ sinh ống xả ôtô
Rửa xe ôtô, vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ống xả, gây ra những rủi ro đáng tiếc.
Lưu ý khi vệ sinh ống xả xe hơi
Vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ gây khiến ống pô bị trầy xước, gỉ sét... Chính vì thế, khi vệ sinh các bạn lưu ý một số điểm dưới đây: Chuẩn bị vật dụng bảo hộ và bộ thiết bị vệ sinh xe chuyên dụng.
Nắm rõ đặc tính của vật liệu ống xả ôtô sẽ giúp bạn vệ sinh đúng cách, không tổn hại đến ống xả. Ảnh: Autopro
Bạn cần chuẩn bị đủ các vật dụng cho việc vệ sinh như khăn sợi microfiber siêu nhỏ để lau bề mặt ở ngoài, 1 bàn chải, 1 khăn sợi thép mảnh để làm sạch bên trong ống.
Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị dung dịch rửa xe chuyên dụng như Ventek, Liqui Moly...
Chất liệu ống xả
Nắm rõ đặc tính của vật liệu ống xả ôtô sẽ giúp bạn vệ sinh đúng cách, không tổn hại đến ống xả. Thông thường vật liệu phổ biến làm ống xả xe ôtô là thép không gỉ và thép tỷ lệ carbon thấp mạ crom.
Ống xả làm từ thép không gỉ: Có độ bền cao, ít bị nứt, khả năng chống ăn mòn tốt, thường xuyên đánh bóng ống xả sẽ rất sạch và sáng bóng. Loại này đa phần sử dụng cho các dòng xe hạng sang.
Đối với ống xả ôtô thép mạ chrome dễ biến dạng khi có ngoại lực tác động bên ngoài, khả năng chống ăn mòn thấp, nếu trong điều kiện làm việc khắc nghiệt, ống xả phải tiếp xúc nhiều với các tạp chất và muối trong bụi và bùn đất sẽ bị giảm tuổi thọ.
Vệ sinh ống xả ôtô đúng cách
Vệ sinh đúng cách sẽ đảm bảo hoạt động cho ống xả. Để đảm bảo, các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: Trước tiên rửa một lượt bề mặt bên ngoài ống xả để làm trôi bụi bẩn, mụi than bám bẩn. Lưu ý hạn chế không cho nước lọt vào trong ống xả ôtô, bởi nếu nước vào nhiều sẽ khiến động cơ gặp trục trặc. Cách an toàn nhất để lau bên trong ống xả là sử dụng khăn ướt lau bụi bẩn.
Bước tiếp theo sử dụng khăn lau chuyên dụng thấm dung dịch tẩy rửa và chà sạch ống xả. Sử dụng bàn chải chổi chà kĩ bên trong lòng ống, sau đó xả lại dung dịch bằng nước sạch.
Khi ống xả đã sạch, bạn chuyển qua giai đoạn đánh bóng. Lấy dung dịch đánh bóng thấm vào miếng khăn mịn sạch và chà nhẹ từ ngoài vào bên trong. Tiếp tục dùng khăn lau sạch lại để có độ bóng tốt nhất và cuối cùng lấy nước xả qua 1 lần nữa.
Bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô: Đừng để đến sát Tết mới "cuống cuồng" Người dùng được khuyến cáo bảo dưỡng, dọn vệ sinh nội thất, sơn sửa lại ngoại thất cho ô tô trước Tết vài tuần để tránh rơi vào cảnh xếp hàng chờ lâu và xe được chăm sóc tốt hơn. Càng gần về cuối năm, các dịch vụ bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô ghi nhận lượng khách tăng cao. "Từ đầu...