Bảo dưỡng ô tô sau mua mới: Những mốc quan trọng cần nhớ để bền xe
Là một sản phẩm cơ khí kết hợp giữa hàng nghìn chi tiết, ô tô luôn cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và thay thế phụ tùng khi cần thiết để vận hành an toàn, hoàn hảo.
Nhiều chủ xe rất nhớ thay dầu máy, nhưng lại lơ là bảo dưỡng tổng thể định kỳ cho “xế cưng” của mình.
1.000km đầu tiên
Kể từ lúc lăn bánh khỏi showroom đến khi đồng hồ chạm mốc 1.000km là quãng đường có vai trò quyết định tới độ bền lâu dài của một chiếc ô tô mới. Mặc dù ngày nay, công nghệ luyện kim và chế tạo đã phát triển mạnh mẽ, giúp các chi tiết được gia công chính xác hơn trước rất nhiều, nhưng người dùng vẫn được khuyến cáo nên thay dầu bôi trơn động cơ và lọc dầu để loại bỏ các mạt kim loại nhỏ sinh ra trong quá trình các chi tiết cơ khí còn mới va chạm với nhau.
Điều này giúp giảm mài mòn cho các chi tiết bên trong động cơ và tăng tuổi thọ cho xe. Cùng với thay dầu, khi ô tô mới quay lại để bảo dưỡng lần đầu, kỹ thuật viên thường sẽ kiểm tra tổng quan các hạng mục khác, như phanh, hệ thống treo, nước làm mát, đường dẫn nhiên liệu, hệ thống nước làm mát, ắc quy…
5.000km
Tại mốc này, các nhà sản xuất có những hạng mục đề xuất bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000km di chuyển (hoặc 6 tháng sử dụng) tùy theo đặc điểm từng dòng xe. Tuy nhiên, nhìn chung bên cạnh thay mới dầu động cơ và lọc dầu, mốc 5.000km yêu cầu xe cần làm vệ sinh/thay thế lọc gió động cơ, lọc điều hòa. Những hạng mục được khuyến cáo kiểm tra khác còn có nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh, dầu hộp số, tình trạng ắc quy…
Chi phí cho mốc bảo dưỡng này tùy theo dòng xe và nhà sản xuất, dao động từ 500.000 đến 900.000 đồng với xe nhỏ cỡ A (như Hyundai i10, Vinfast Fadil…), và từ 800.000 đến hơn 1.000.000 đồng cho xe 7 chỗ cỡ trung. Các dòng xe sang có thể mất từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không có trục trặc nào phát sinh.
Video đang HOT
Bên cạnh các hạng mục bảo dưỡng nói chung, ô tô cần được căn chỉnh độ chụm và góc đặt của bánh xe để tránh mài mòn lốp và hư hại hệ thống treo.
10.000km
Bên cạnh việc chờ tới mốc di chuyển 10.000km (thường gọi là 1 vạn), người dùng ít đi lại có thể tiến hành kiểm tra xe định kỳ sau 12 tháng sở hữu. Ngoài các yêu cầu bảo dưỡng tương tự mốc 5.000km, một số hạng mục kiểm tra khác nên thực hiện gồm: Cao su chân máy, đỡ số; các mối nối hệ thống treo; má phanh, đĩa phanh; côn (đối với xe số sàn); cơ cấu lái…
Đáng chú ý, một hạng mục quan trọng nhưng chưa được nhiều chủ xe chú ý ở mốc 10.000km là căn chỉnh độ chụm và góc đặt bánh xe để tránh lốp bị ăn mòn bất thường cũng như hệ thống treo hư hại. Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên nhắc kỹ thuật viên kiểm tra và đảo vị trí các lốp để bộ lốp mòn đều giúp xe vận hành êm ái và tăng độ bền cho lốp. Nếu một phần lốp bị mòn nhiều có thể dẫn đến rách, gây nguy hiểm khi xe di chuyển. Việc căn chỉnh độ chụm và đảo lốp nên được thực hiện định kỳ sau mỗi 10.000km.
20.000km
Các mục bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ tại mốc 20.000km nhìn chung không quá khác biệt với mốc 10.000km. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất có chỉ định riêng cho mốc bảo dưỡng 20.000km. Toyota có thêm thay thế mỡ bôi trơn trục các đăng, kiểm tra thước lái và ga máy lạnh. Hyundai yêu cầu thay lọc nhiên liệu và lọc điều hòa không khí. Honda lại đề nghị kiểm tra phanh tay và thay lọc không khí/bụi mịn…
Bên cạnh động cơ, hệ thống phanh luôn cần được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm xe di chuyển an toàn.
40.000km
Sau một thời gian dài hoạt động, số mục kiểm tra và thay thế ở mốc 40.000km nhiều hơn đáng kể so với các đợt bảo dưỡng trước đó. Đây là một trong những đợt chăm sóc quan trọng nhất đối với ô tô. Những chi tiết quan trọng được thay thế lần đầu ở mốc 40.000km có thể kể đến như: Bugi (loại thường), lọc nhiên liệu, dầu phanh, dầu hộp số, dầu trợ lực hệ thống lái, dầu vi sai…
Ngoài ra, Honda có mục kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu-páp, Hyundai sẽ kiểm tra và vệ sinh hệ thống trợ lực tay lái điện. Tùy theo số lượng hạng mục, giá vật tư cũng như tùy theo dòng xe, chi phí dành cho đợt bảo dưỡng 40.000km có thể dao động từ khoảng 3.000.000 đến hơn 8.000.000 đồng. Với xe sang, con số này cao hơn khá nhiều, là lý do khiến nhiều chủ xe Mercedes-Benz, BMW hay Audi thường nghĩ đến việc đổi xe mới sau mốc này.
Chi phí bảo dưỡng xe hạng sang ở các mốc về sau thường tốn kém hơn xe phổ thông nhiều lần.
Từ 100.000km
Ở mốc 100.000km, các hạng mục thiết yếu cần được thay mới gồm có nước làm mát động cơ, dây curoa động cơ, các loại vòng bi căng dây curoa, bugi (đối với loại iridium và platinum), dầu hộp số tự động. Người dùng cũng cần kiểm tra những chi tiết liên quan tới an toàn như má phanh, đĩa phanh, hệ thống treo, đèn chiếu sáng, ắc quy… để bảo đảm việc sử dụng xe hiệu quả, an toàn. Sau mốc 100.000km, tùy thuộc vào tình trạng xe và nhu cầu sử dụng, chủ xe cần tiếp tục chăm sóc “xế cưng” thường xuyên theo các mốc khuyến nghị của nhà sản xuất.
Lưu ý rằng, mỗi loại ô tô đều có những đặc điểm riêng biệt, do đó lời khuyên từ “chính hãng” cần được ưu tiên tuân thủ. Bên cạnh đó, những thời điểm bảo dưỡng nói trên chỉ đúng trong điều kiện phụ tùng thay thế là loại tốt, chính hãng và xe không có bất thường như va chạm tai nạn, lội nước hay bị thay đổi kết cấu do “độ”. Vì lý do gì đó xe không còn nguyên bản, chủ xe nên tham khảo thêm tư vấn từ các trung tâm sửa chữa uy tín.
Áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới với ô tô từ 1/1/2021
Các loại xe ô tô sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 - 2008 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 2 kể từ ngày 1/1/2021...
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng khuyến nghị chủ sở hữu phương tiện thực hiện nghiêm túc hơn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa động cơ định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới.
Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2021, tất cả xe ô tô được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2008 sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 2.
Việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới được thực hiệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.
Hiện tại, nhóm xe ô tô nay vẫn đang được áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức thấp nhất là mức 1. Mức tiêu chuẩn khí thải cao nhất trong bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 là mức 3.
Theo TCVN 6438:2018, tiêu chuẩn khí thải mức 2 được quy định rõ giới hạn lớn nhất cho phép đối với xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức là 3,5% (thể tích) chất CO, 800 HC (ppm thể tích); giới hạn lớn nhất đối với xe lắp động cơ do cháy nén là 60% HSU giới hạn độ khói.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện tại tất cả các trung tâm đăng kiểm cũng đã được cập nhật phần mềm chương trình kiểm định khí thải mức 2 đối với xe ô tô sản xuất từ năm 1999-2008. Khi đăng kiểm viên nhập dữ liệu biển số xe, số đăng kiểm vào chương trình, phần mềm sẽ tự động đối chiếu chỉ số thực tế phát thải và tiêu chuẩn để đánh giá kết quả đạt hay không đạt tiêu chuẩn.
Để thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới, ngoài công tác chuẩn bị, các trung tâm đăng kiểm có nhiệm vụ thông báo tới chủ phương tiện, lái xe biết và thực hiện. Việc kiểm định khí thải xe ô tô được thực hiện khi xe ô tô đăng kiểm định kỳ.
Cũng theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trước khi áp dụng tiêu chuẩn mới, mặc dù các loại xe kể trên chỉ phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 1 thấp nhất song vẫn có rất nhiều phương tiện không thể đáp ứng, nhất là các loại xe sử dụng nhiên liệu diesel.
Vì vậy, để đáp ứng tiêu chuẩn mới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng khuyến nghị chủ sở hữu phương tiện thực hiện nghiêm túc hơn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa động cơ định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nguyên tắc bảo dưỡng xe ôtô theo từng mùa Việc bảo dưỡng xe ôtô định kỳ theo đúng các mốc thời gian mà các hãng xe đưa ra là rất quan trọng đối với việc duy trì một chiếc xe hoạt động tốt và bền bỉ. Tuy nhiên, những nguyên tắc đặc biệt về bảo dưỡng xe ôtô theo mỗi mùa trong năm thì không hẳn ai cũng biết. Ở môi trường...