Bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô: Đừng để đến sát Tết mới “cuống cuồng”
Người dùng được khuyến cáo bảo dưỡng, dọn vệ sinh nội thất, sơn sửa lại ngoại thất cho ô tô trước Tết vài tuần để tránh rơi vào cảnh xếp hàng chờ lâu và xe được chăm sóc tốt hơn.
Càng gần về cuối năm, các dịch vụ bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô ghi nhận lượng khách tăng cao. “Từ đầu tháng 12, chúng tôi đã phải tuyển thêm hai thợ thời vụ để rửa xe và phụ làm các công việc đơn giản khi lượng ô tô đến làm dịch vụ nhiều lên”, Lê Văn Thắng, chủ một spa ô tô ở Hà Đông (Hà Nội), chia sẻ.
Nhu cầu bảo dưỡng, làm đẹp cho ô tô tăng cao dịp cuối năm
Theo anh Thắng, tâm lý chung của khách hàng vào dịp cuối năm là muốn “tân trang” hoặc “đại tu” chiếc xe của mình sau thời gian dài phục vụ, đồng thời cũng có một chiếc xe tốt, hình thức đẹp để đi lại trong dịp Tết. Điều này khiến các trung tâm xe hơi thường rơi vào tình trạng quá tải, người dùng phải chờ lâu mới được phục vụ.
Trong khi đó, anh Đức Việt, chủ một gara trên đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) cũng cho rằng càng đến Tết thì các xưởng dịch vụ xe càng đông. “Ô tô xếp hàng chờ tới lượt, thợ phải căng mình ra làm nên có thể sẽ không chăm sóc kỹ lưỡng như thời gian trước đó. Bởi vậy nếu khách hàng sắp xếp được, hãy đem xe đi làm sớm thay vì dồn đến gần Tết”, anh cho biết.
Với nhu cầu làm đẹp cho ô tô, khách hàng thường chọn vệ sinh nội thất, rửa khoang máy, đánh bóng vỏ, sơn tút tát lại hoặc thay thế một số khu vực bị trầy xước sau quá trình sử dụng. Việc vệ sinh và bảo dưỡng nội thất có thể mất nửa ngày, nếu kỹ lưỡng có thể phải tháo toàn bộ ghế, sử dụng hóa chất dễ dưỡng da, các chi tiết nhựa.
Video đang HOT
Các dịch vụ làm đẹp cho ô tô ngày càng đa dạng
Một số dịch vụ nâng cao có thể là vệ sinh nội soi hệ thống điều hòa, khôi phục nếp nhăn trên ghế da, xông khử khuẩn nội thất… Bởi vậy nếu làm kỹ lưỡng các bước, người dùng có thể phải để xe ở lại trung tâm trong 2 ngày, mức chi phí lên đến vài triệu đồng cho riêng việc vệ sinh và dưỡng nội thất.
Với ngoại thất, sau một năm sử dụng xe có thể phát sinh trầy xước, cần được sơn và hồi phục lại. Bước tiếp theo là đánh bóng thân vỏ xe, trả lại độ bóng cho lớp sơn trước các tác động của môi trường. Sau đó, bề mặt sơn xe sẽ được thêm các lớp hóa chất để dưỡng và tăng độ bóng, giữ cho màu sơn được bền. Khách hàng có thể làm thêm bước tẩy ố kính, phủ ceramic…
Trong khi đó, việc bảo dưỡng động cơ, khung gầm thường là công việc định kỳ theo các mốc quy định của nhà sản xuất. Do dịp Tết nhu cầu đi lại nhiều, các chuyến đi xa, trong khi gara có thể đóng cửa nên người dùng cần có sự chuẩn bị kỹ hơn.
Lốp xe là bộ phận đầu tiên cần kiểm tra, có thể tiến hành đảo lốp, cân bằng động hay thay lốp nếu cần thiết. Thay dầu nhớt và các loại lọc tương ứng định kỳ hoặc sớm hơn một chút. Bình ắc-quy, nước làm mát, nước rửa kính, hệ thống đèn, phanh và hệ thống lái… cũng là những chi tiết không thể bỏ qua.
Trọn vẹn quy trình bảo dưỡng xe ô tô mới mua mốc 5000 km
Việc chăm sóc ô tô được chia thành các cấp bảo dưỡng ô tô khác nhau, trong đó cấp 1 hay được hiểu là mốc 5000 km là cấp bảo dưỡng đầu tiên, cơ bản nhất cũng là quan trọng nhất.
Bảo dưỡng ô tô cấp 1 là gì?
Theo kinh nghiệm bảo dưỡng xe ô tô chia sẻ từ các chuyên gia thì các cấp bảo dưỡng ô tô được chia theo số kilomet mà xe đã di chuyển. Sau khi xe đã vận hành được 5.000km thì chủ xe sẽ cần mang xe đi bảo dưỡng cấp 1.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 1 hay 5000 km đầu tiên rất quan trọng.
Cấp 1 là cấp bảo dưỡng cơ bản nhất của các cấp bảo dưỡng ô tô. Đối với cấp độ này, nhân viên bảo dưỡng sẽ tiến hành kiểm tra các bộ phận trên xe là chính. Tuy nhiên, chủ xe cũng không nên bỏ qua việc bảo dưỡng cấp độ 1, vì nó có thể giúp chủ xe phát hiện sớm những vấn đề mà xe đang gặp phải. Bên cạnh cấp độ 1, còn có các cấp độ bảo dưỡng khác tăng dần theo số kilomet mà xe đã hoạt động.
Các hạng mục bảo dưỡng ô tô cấp 1
Hạng mục đầu tiên khi bảo dưỡng ô tô cấp 1 đó là làm vệ sinh cho xe ô tô. Việc làm sạch ô tô bao gồm các công đoạn: quét dọn và hút bụi bên trong khoang xe; rửa xe; sắp xếp lại đồ đạc bên trong khoang xe; dọn dẹp thùng xe. Việc làm sạch này sẽ giúp nội thất cũng như lớp vỏ bên ngoài của xe được bền hơn. Bên cạnh đó còn giúp chủ xe thêm thư thái khi điều khiển một chiếc xe ngăn nắp, sạch sẽ.
Hạng mục tiếp theo đó là kiểm tra dầu. Đây là chất lỏng vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của xe, vì vậy chủ xe cần kiểm tra số lượng của chúng sau mỗi 5.000km hoạt động. Hãy mở các bình chứa để kiểm tra dầu trợ lực lái, dầu bơm hơi, dầu hộp số, dầu máy, dầu cầu, dầu bơm cao áp... Nếu những loại dầu này đã cạn kiệt thì cần bổ sung dầu mới ngay lập tức. Bên cạnh đó, cần kiểm tra xem số dầu còn ở trong xe có bị đóng cặn, bị lẫn tạp chất hay không. Đối với tình trạng dầu đã quá bẩn, đóng cặn và lẫn tạp chất thì cần thay thế bằng dầu mới.
Hạng mục kế tiếp là vệ sinh các cốc lọc, ruột lọc và bầu lọc khí. Sau một thời gian hoạt động, những bộ phận này có thể bị đóng cặn, vì vậy cần làm sạch trước khi cho xe tiếp tục vận hành. Các ống dẫn chất lỏng của xe cũng cần được kiểm tra. Việc kiểm tra này giúp phát hiện vết rò rỉ sớm, phòng tránh trường hợp chất lỏng bị rò rỉ quá nhiều dẫn đến cạn kiệt.
Các vú mỡ ở trục chữ thập tay lái, các khớp quả táo hoặc ổ bi sẽ được bơm mỡ để hoạt động trơn chu hơn. Toàn bộ nắp che, phớt, gioăng nếu bị hư hỏng hoặc dầu mỡ bị tràn ra thì chủ xe hãy thay mới hoặc khắc phục lỗi ngay. Các đai truyền của máy phát điện cũng cần được kiểm tra để đảm bảo độ căng. Bên cạnh đó, ống dẫn khí của hệ thống điều hòa và các cách quạt gió phải được kiểm tra và làm vệ sinh nếu quá bẩn.
Sau khi hoàn tất những thao tác kiểm tra trên, sẽ thực hiện hạng mục bảo dưỡng tiếp theo, đó là kiểm tra và xiết chặt. Những chi tiết của xe như bu lông, đai ốc của nắp capo, giảm xóc, hệ thống dẫn hướng, chân két nước ô tô... cần được kiểm tra các chốt chẻ và chốt hãm. Nếu các chốt đã bị mòn và quá lỏng lẻo thì cần phải được thay mới ngay. Đối với các bu lông, đai ốc có nhiệm vụ giữ các bộ phận quan trọng như hộp số, hai cầu, máy... thì cần kiểm tra và xiết chặt lại để không bị lỏng.
Hạng mục cuối cùng là kiểm tra và điều chỉnh các chế độ làm việc của xe ô tô. Đầu tiên là các loại bơm như bơm cao áp, bơm nhiên liệu, kim phun ô tô cần được kiểm tra. Nếu những bộ phận này đang hoạt động sai chế độ làm việc phù hợp với xe, thì cần điều chỉnh lại cho chính xác. Sau đó, chủ xe hãy kiểm tra và làm sạch thùng nhiên liệu.
Bên cạnh những loại dầu quan trọng, ở cấp bảo dưỡng số 1, cũng cần kiểm tra nước làm mát và nước bình điện. Nếu thấy có điều bất ổn thì cần bổ sung, thay thế. Máy phát điện, công tắc khởi động, rơ le... cũng nằm trong số những bộ phận cần được kiểm tra và điều chỉnh chế độ làm việc. Nếu xảy ra bất kì hư hỏng nào thì cần thay mới ngay.
Hệ thống phanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe ô tô. Kiểm tra và điêu chỉnh hệ thống phanh, hệ thống chiếc sáng, hệ thống cần gạt nước... là những hạng mục cuối cùng trước khi kết thúc việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ cấp độ 1.
Những lưu ý khi vệ sinh ống xả ôtô Rửa xe ôtô, vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ống xả, gây ra những rủi ro đáng tiếc. Lưu ý khi vệ sinh ống xả xe hơi Vệ sinh ống xả ôtô không đúng cách sẽ gây khiến ống pô bị trầy xước, gỉ sét... Chính vì thế, khi vệ sinh các bạn...