Bảo dưỡng định kỳ ô tô khi nào?
Để chiếc xế hộp của bạn luôn “khỏe, đẹp” và phục vụ tốt nhất cho bạn trên mọi nẻo đường, bạn cần chăm sóc và bảo dưỡng chiếc xe theo định kỳ.
Chăm sóc, bảo dưỡng và thay thế một số vật tư, linh kiện trên xe theo định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo chiếc xe hoạt động ổn định và có độ bền cao, giúp người sử dụng an tâm trên mỗi hành trình. Thời điểm bảo dưỡng định kỳ được áp dụng cho mỗi loại xe giống nhau, thường là sau khi xe vận hành được 5.000, 15.000, 30.000, 40.000, 100.000 Km.
1. Bảo dưỡng ô tô sau 5.000 Km
Các công việc cần tiến hành trên chiếc xe của bạn sau mỗi 5.000 Km là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa. Sau 5.000 Km đầu tiên, bạn nên thay dầu máy vì sau những hành trình lăn bánh đầu tiên, quá trình ma sát giữa các chi tiết trong động cơ dẫn đến sự xuất hiện của những mạt kim loại lẫn trong dầu máy. Sau đó, chủ xe có thể thay thế dầu động cơ sau mỗi 10.000 Km.
Bên cạnh đó, kiểm tra mức dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính cũng là những công việc mà bạn nên chủ động nhờ các kỹ thuật viên thực hiện.
2. Bảo dưỡng ô tô sau 15.000 Km
Sau 15.000 Km hoạt động, lọc dầu động cơ giờ đây đã bám đầy cặn bẩn và cần được thay thế để đảm bảo chất lượng của dầu bôi trơn tuần hoàn bên trong động cơ khi xe vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất khả năng làm việc của lọc dầu, bạn nên thay bộ phận này với mỗi lần thay dầu máy (sau khoảng 10.000 Km).
Đảo lốp cũng là một công việc cần tiến hành sau khi chiếc xe đã lăn bánh được 15.000 Km đầu tiên. Việc đảo lốp sẽ giúp cho mức độ mòn trên bề mặt các lốp xe đều hơn và cải thiện độ bám đường cho chiếc xe.
Đảo vị trí các lốp là công việc cần tiến hành sau khi xe vận hành được 15.000km đầu tiên
3. Bảo dưỡng ô tô sau 30.000 Km
Sau 30.000 Km, bộ lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bị bám bẩn và có thể dẫn đến giảm khả năng hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí đi vào động cơ cũng như không khí lưu thông bên trong xe. Vì vậy, chiếc xe của bạn cần được thay thế hai bộ phận nói trên để động cơ hoạt động tốt và tiết kiệm nhiên liệu cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn và những người khác khi di chuyển cùng chiếc xe.
Thay lọc gió để đảm bảo chất lượng không khí
4. Bảo dưỡng ô tô sau 40.000 Km
Ở cấp độ bảo dưỡng này, chiếc xe của bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực lái, dầu vi sai, dây cu roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh, …Trong đó, việc thay thế dây cu roa là điều hết sức quan trọng bởi sau khi chiếc xe hoạt động được 40.000 Km, bộ phận này đã bị chai, giảm chất lượng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của động cơ.
Video đang HOT
Thay thế dây cu roa sau 40.000 Km để đảm bảo hiệu suất truyền động
5. Bảo dưỡng ô tô sau 100.000 Km
Sau 100.000 Km lăn bánh, chiếc xe của bạn giờ đây đã “già” và cần được chăm sóc đặc biệt. Nước làm mát động cơ sau một thời gian rất dài làm việc đã biến chất, đóng cặn và ảnh hưởng đến khả năng làm mát. Vì vậy, chiếc xe của bạn cần được súc két nước và thay thế toàn bộ dung dịch nước làm mát bên trong. Việc duy trì chất lượng của nước làm mát giúp động cơ không bị quá nhiệt trong quá trình vận hành.
Thay thế nước làm mát động cơ ô tô sau 100.000 Km
Đây cũng là thời điểm bạn cần kiểm tra và thay thế một số bộ phận quan trọng như bugi, má phanh, … để đảm bảo khả năng vận hành ổn định cũng như mức độ an toàn của chiếc xe.
6. Những bộ phận trên ô tô cần được kiểm tra thường xuyên
Bên cạnh những hạng mục kiểm tra định kỳ nói trên, chiếc xế hộp của bạn cần được kiểm tra một cách thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng những bộ phận sau đây để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, tình trạng của lốp xe, ắc quy, …
Kiểm tra hệ thống phanh
Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, dầu phanh, guốc phanh, tiếng kêu phát ra khi phanh, kiểm tra tình trạng ống dầu phanh.
Kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo khả năng vận hành an toàn của ô tô
Kiểm tra hệ thống lái
Kiểm tra khả năng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi điều khiển chiếc xe trên đường. Kiểm tra vị trí liên kết giữa các khâu khớp, khả năng truyền động chính xác bên trong các chi tiết cấu tạo nên hệ thống lái.
Kiểm tra hệ thống treo
Kiểm tra tình trạng của giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, … được lắp ráp một cách chắc chắn, không bị lỏng. Tình trạng của hệ thống treo ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ êm ái của chiếc xe khi vận hành, vì vậy cần duy trì khả năng vận hành bình thường của các bộ phận cấu thành để đảm bảo mức độ êm dịu trên những hành trình.
Hệ thống treo ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ êm ái của chiếc xe
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng
Khả năng hoạt động bình thường của hệ thống đèn chiếu sáng cũng như đèn tín hiệu trên xe của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của xe khi di chuyển trên đường.
Kiểm tra hệ thống đèn thường xuyên để đảm bảo an toàn khi vận hành
Kiểm tra hệ thống đèn báo trên bảng táp lô
Khi khởi động xe, tất cả các đèn báo phải sáng lên trong vòng 30 – 60 giây sau đó và từ từ tắt đi. Nếu khi xe vận hành ổn định, đèn báo nào còn bật sáng thì hệ thống đó trên xe đang gặp vấn đề.
Hệ thống đèn cảnh báo trên bảng táp lô
Kiểm tra bình ắc quy
Tình trạng của ắc quy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khởi động và hệ thống điện trên xe. Ắc quy trên xe của bạn cần được kiểm tra mức điện áp, tình trạng của cọc bình và liên kết với hệ thống điện một cách chặt chẽ.
Kiểm tra ắc quy để đảm bảo hoạt động của hệ thống điện
Theo DDDN
Kinh nghiệm rửa xe ô tô mà bạn cần biết
Rửa xe là bước quan trọng trong quá trình bảo dưỡng của xe. Quá trình rửa xe ảnh hưởng tới vẻ đẹp của vỏ và độ bền của nước sơn ô tô.
Các chuyên gia về chăm sóc bảo dưỡng ô tô khuyên nên rửa xe mỗi tuần 1 lần. Bởi chiếc xe khi lưu thông trên đường phải hứng bụi, nhựa cây, phân chim và nhiều thứ khác.
Đối với thân xe dính phải phân chim hay nhựa cây (khi đỗ xe dưới bóng 1 số tán cây) thì phải nên rửa ngay khi có thể. Nếu để lâu, các chất ăn mòn trong phân chim, nhựa cây sẽ phá hủy bề mặt sơn, khó khắc phục.
Khi rửa xe cần chú ý thân xe có 3 phần cần rửa khác nhau
- Nữa trên thân xe (từ nóc xe đến xuống viền nẹp giữa xe)
- Nữa dưới thân xe
- Vỏ xe, mân xe, gầm xe
Quy trình rửa xe
Bắt buộc phải rửa từ trên xuống dưới và rửa từng phần. Rửa từ trên xuống dưới sẽ làm giảm nguy cơ bị xước sơn bởi các chất bẩn không bám vào khăn lau, phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn hại bụi to. Nếu lau ở phần bên dưới trước, bụi có thể bám vào dụng cụ rửa xe và gây xước sơn.
Dùng vòi nước xịt toàn bộ xe và dùng tay rà lại trên thân xe để loại bỏ cát bụi bám trên bề mặt sơn để giảm thiểu trầy xước khi lau chùi.
Dùng xà phòng chuyên dụng hoặc nước sạch và dụng cụ rửa chuyên dụng lau từ nóc xe đến giữa thân xe(phần nẹp cửa xe). Sau đó lau tiếp từ phần nẹp cửa xuống đến chắn bùn.
Dùng khăn lau mân xe và bàn chải chà vỏ xe, chú ý đến các hốc vành ở tất cả 4 bánh xe.
Rửa sạch các dung dịch tẩy rửa với nước sạch.
Dùng khăn chuyên dụng lau khô thân xe và hút bụi nội thất.
Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng vòi nước mạnh xịt trực tiếp vào hệ thống két nước và ổ điện trong máy xe.
Theo Xehay,vn
Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa? Sau một thời gian để xế yêu "dầm mình" trong mưa bão, dù xe không có biểu hiện trục trặc gì, bạn cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng một số bộ phận để tăng độ bền và thẩm mỹ cho xe. Dưới đây là những bộ phận bạn cần phải lưu ý: 1. Gầm xe: Mặc dù gầm xe được sơn...