Bảo dưỡng định kỳ gồm những công việc gì và chi phí ra sao?
Ô tô hay còn được các tài xế ví von và gọi là “xế cưng”. Nó được coi như là người bạn đồng hành cùng tài xế trên mọi cung đường với mọi cung bậc cảm xúc.
Vì thế việc bảo vệ, bảo dưỡng ô tô là điều hết sức cần thiết và ưu ái hơn thì nó cần phải được bảo dưỡng định kỳ.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là gì?
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện rất nhiều những công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Những công việc này, được thực hiện với các loại xe sau một thời gian sử dụng là 6 tháng hoặc di chuyển quãng đường là 10000km. Nhằm đảm bảo xe ô tô luôn hoạt động trạng thái tốt nhất. Ngăn ngừa sớm những hư hỏng có thể dẫn đến xe nằm đường hoặc những phiền phức không đáng có khi bạn đang vận hành xe.
Bảo dưỡng định kỳ là thực hiện rất nhiều những công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất
Bảo dưỡng định kỳ gồm những công việc gì và chi phí ra sao?
Các cấp bảo dưỡng
Thông thường, xe cần được bảo dưỡng sau mỗi 5.000 km và các nhà sản xuất phân ra 4 cấp bảo dưỡng định kỳ và một cấp đại tu, tùy theo số km hoặc tương ứng thời gian xe chạy, cụ thể như sau :
Cấp 1 (cấp nhỏ): 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km, 45.000 km…
Cấp 2 (cấp trung bình): 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km, 70.000 km…
Cấp 3 (cấp trung bình lớn): 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km…
Cấp 4 (cấp lớn): 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km…
Video đang HOT
Đối với xe mới còn có một cấp nhỏ sau 1.000 km đầu tiên lăn bánh.
Các hạng mục cần làm tại các kỳ bảo dưỡng
Tùy vào từng cấp bảo dưỡng mà khối lượng công việc sẽ khác nhau và các hãng khác nhau cũng có những quy định riêng, tuy nhiên có thể thấy được những điểm chung trong hạng mục các việc cần làm.
Xe cần được bảo dưỡng sau mỗi 5.000 km và các nhà sản xuất phân ra 4 cấp bảo dưỡng định kỳ và một cấp đại tu, tùy theo số km hoặc tương ứng thời gian xe chạy
Bảo dưỡng cấp 1: Đây là cấp bảo dưỡng nhỏ, công việc chính là thay dầu động cơ, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa và kiểm tra các hệ thống khác, bao gồm : kiểm tra lốp, kiểm tra đường ống nhiên liệu, kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu… Nếu có dấu hiệu bất thường ở các hệ thống trên thì sẽ tiến hành xử lý ngay để đảm bảo chiếc xe ở trong tình trạng tốt nhất.
Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 1 vào khoảng gần 1 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 2: Hạng mục công việc bao gồm các hạng mục ở cấp 1 và thêm một số công việc khác như thay lọc dầu, vệ sinh và điều chỉnh phanh, bôi trơn các khóa, bản lề và chốt nắp capô, bổ sung nước rửa kính, cân bằng bánh xe và đảo lốp.
Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 vào khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 3: Đây là cấp bảo dưỡng trung bình lớn, các hạng mục công việc ở cấp này vẫn gồm các hạng mục kiểm tra như ở cấp 2 và có thêm các công việc khác, đó là thay lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ, thay lọc nhiên liệu, kiểm tra góc đặt bánh xe và điều chỉnh (nếu cần)…
Chi phí bảo dưỡng cấp 3 vào khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 4: Cấp bảo dưỡng lớn nhất này sẽ gồm đầy đủ các hạng mục kiểm tra, bảo dưỡng. Ngoài các hạng mục công việc như ở các cấp bảo dưỡng nhỏ, bảo dưỡng cấp 4 có thêm các hạng mục sau : Thay nước làm mát động cơ, thay dầu phanh, dầu hộp số, dầu cầu, thay bugi nếu là loại bugi thường, kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap…
Cấp bảo dưỡng này có chi phí lớn, tùy từng dòng xe, tuy nhiên mức giá dao động ở khoảng 5 đến 8 triệu đồng.
Bảo dưỡng định kỳ là công việc cần thiết và cần được thực hiện theo số km hoặc theo thời gian sử dụng. Người dùng nên tuân thủ lịch bảo dưỡng để chiếc xe luôn được ở trong tình trạng tốt, vận hành ổn định, đồng thời sớm phát hiện các hư hỏng để xử lý kịp thời, tránh được các hư hỏng kéo theo gây tốn kém chi phí sửa chữa và tránh được các mối nguy hiểm khi lái xe.
Chi phí và thời điểm bảo dưỡng ôtô cần chú ý
Việc bảo dưỡng ôtô đúng thời điểm chỉ giúp tăng tuổi thọ của xe mà còn giúp quá trình vận hành xe an toàn hơn. Cuốn sách "hướng dẫn sử dụng xe" hoặc "sổ bảo hành" khi mua xe mới cung cấp cho người dùng lịch trình bảo dưỡng định kỳ của xe. Vậy việc bảo dưỡng định kỳ gồm những công việc gì và chi phí ra sao?
Các cấp bảo dưỡng
Thông thường, xe cần được bảo dưỡng sau mỗi 5.000 km và các nhà sản xuất phân ra 4 cấp bảo dưỡng định kỳ và một cấp đại tu, tùy theo số km hoặc tương ứng thời gian xe chạy, cụ thể như sau :
Cấp 1 (cấp nhỏ): 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km, 45.000 km...
Cấp 2 (cấp trung bình): 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km, 70.000 km...
Cấp 3 (cấp trung bình lớn): 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km...
Cấp 4 (cấp lớn): 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km...
Đối với xe mới còn có một cấp nhỏ sau 1.000km đầu tiên lăn bánh.
Các hạng mục cần làm tại các kỳ bảo dưỡng
Tùy vào từng cấp bảo dưỡng mà khối lượng công việc sẽ khác nhau và các hãng khác nhau cũng có những quy định riêng, tuy nhiên có thể thấy được những điểm chung trong hạng mục các việc cần làm.
Bảo dưỡng cấp 1: Đây là cấp bảo dưỡng nhỏ, công việc chính là thay dầu động cơ, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa và kiểm tra các hệ thống khác, bao gồm : kiểm tra lốp, kiểm tra đường ống nhiên liệu, kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu... Nếu có dấu hiệu bất thường ở các hệ thống trên thì sẽ tiến hành xử lý ngay để đảm bảo chiếc xe ở trong tình trạng tốt nhất.
Các cấp bảo dưỡng đều phải thay dầu động cơ. Ảnh: Hưng Bùi.
Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 1 vào khoảng gần 1 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 2: Hạng mục công việc bao gồm các hạng mục ở cấp 1 và thêm một số công việc khác như thay lọc dầu, vệ sinh và điều chỉnh phanh, bôi trơn các khóa, bản lề và chốt nắp capô, bổ sung nước rửa kính, cân bằng bánh xe và đảo lốp.
Bảo dưỡng cấp 2 có nhiều hạng mục cần kiểm tra hơn. Ảnh: Hưng Bùi.
Chi phí cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 vào khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 3: Đây là cấp bảo dưỡng trung bình lớn, các hạng mục công việc ở cấp này vẫn gồm các hạng mục kiểm tra như ở cấp 2 và có thêm các công việc khác, đó là thay lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ, thay lọc nhiên liệu, kiểm tra góc đặt bánh xe và điều chỉnh (nếu cần)...
Kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe để giảm thiểu các hư hỏng về lốp. Ảnh: Hưng Bùi.
Chi phí bảo dưỡng cấp 3 vào khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng.
Bảo dưỡng cấp 4: Cấp bảo dưỡng lớn nhất này sẽ gồm đầy đủ các hạng mục kiểm tra, bảo dưỡng. Ngoài các hạng mục công việc như ở các cấp bảo dưỡng nhỏ, bảo dưỡng cấp 4 có thêm các hạng mục sau : Thay nước làm mát động cơ, thay dầu phanh, dầu hộp số, dầu cầu, thay bugi nếu là loại bugi thường, kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap...
Bảo dưỡng cấp lớn sẽ kiểm tra tất cả các hạng mục (ảnh: Hưng Bùi)
Cấp bảo dưỡng này có chi phí lớn, tùy từng dòng xe, tuy nhiên mức giá dao động ở khoảng 5 đến 8 triệu đồng.
Bảo dưỡng định kỳ là công việc cần thiết và cần được thực hiện theo số km hoặc theo thời gian sử dụng. Người dùng nên tuân thủ lịch bảo dưỡng để chiếc xe luôn được ở trong tình trạng tốt, vận hành ổn định, đồng thời sớm phát hiện các hư hỏng để xử lý kịp thời, tránh được các hư hỏng kéo theo gây tốn kém chi phí sửa chữa và tránh được các mối nguy hiểm khi lái xe.
10 ô tô có chi phí bảo dưỡng thấp nhất trong 10 năm đầu sử dụng Tesla Model 3 dẫn đầu nhưng các mẫu xe Toyota hoàn toàn áp đảo danh sách 10 ô tô có chi phí bảo dưỡng thấp nhất trong 10 năm đầu sử dụng theo nghiên cứu khảo sát của CarEdge. Bên cạnh mẫu mã, giá bán hay trang bị tính năng... chi phí bảo dưỡng cũng là một yếu tố khách hàng quan tâm...