Báo Đức: Ukraine lên kế hoạch phản công mới
Nhật báo Die Welt của Đức cho biết Ukraine vẫn còn “các kế hoạch lớn” trong cuộc chiến với Nga, được củng cố bằng những vũ khí của phương Tây.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng các tướng quân đội thảo luận về tình hình chiến trường. Ảnh: AP
Nhật báo này dẫn lời một chuyên gia quân sự Đức ngày 15/12 cho biết Ukraine có thể đang tập hợp lực lượng để tiến hành một cuộc phản công mới vào năm 2024 sau khi chiến dịch đầu tiên không thể phá vỡ được phòng tuyến của Nga.
Tại cuộc phỏng vấn với Die Welt, ông Nico Lange – cựu quan chức quốc phòng Đức và hiện là thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich – cho rằng bất chấp thái độ bi quan ngày càng rõ rệt tại phương Tây về tiến triển của Ukraine trên chiến trường, Kiev vẫn duy trì được lượng khí tài quân sự khá lớn, với nhiều lô hàng nữa dự kiến sắp được phương Tây chuyển giao.
Chuyên gia này gợi ý có khả năng Ukraine đang thu thập nguồn lực cho một cuộc phản công mới vào năm tới, đồng thời cho biết thêm rằng Kiev có thể bắt đầu đợt tấn công mới tại khu vực Kherson và nỗ lực vượt sông Dnipro.
Trong khi đó, tờ nhật báo Đức lưu ý rằng Ukraine “vẫn có những kế hoạch lớn”. Điều đó được lý giải thông qua danh sách vũ khí đầy tham vọng mà Kiev đệ trình lên Mỹ, bao gồm trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu tiên tiến, hệ thống tên lửa tầm xa, xe tăng Abrams cùng nhiều thiết bị khác.
Video đang HOT
Cùng ngày, tạp chí Bild của Đức cũng trích dẫn các nguồn tin riêng cho rằng Ukraine đang vạch ra một kế hoạch chiến tranh mới. Theo tạp chí này, Kiev đã từ bỏ mục tiêu đánh bật binh sĩ Nga ra khỏi các khu vực ở miền Đông, và thay vào đó tập trung vào việc gây tổn thất tối đa cho Moskva.
“Mục tiêu của chúng tôi là tỷ lệ tổn thất càng nhiều càng tốt”, một sĩ quan Ukraine giấu tên nói với Bild. Nhân vật này cho biết nếu Kiev đạt được tỷ lệ tổn thất 10:1 (10 binh sĩ Nga thiệt mạng thì chỉ có 1 binh sĩ Ukraine thiệt mạng) thì họ sẽ tiến lên, còn tỷ lệ 1:1 thì sẽ rút lui.
Một nguồn tin khác được trích dẫn lưu ý điều quan trọng là giữ gìn tính mạng cho người Ukraine. Một cựu chuyên gia quân sự phương Tây giấu tên nói với Bild rằng”những gì chúng tôi đang trải qua về cơ bản là một hành động hậu vệ có kiểm soát”.
Ukraine đã phát động một cuộc phản công vào đầu tháng 6 năm nay, song không giành được bước tiến rõ rệt nào, mặc dù nhận được số lượng lớn thiết bị tăng cường từ phương Tây. Vài tháng sau cuộc tấn công, ngay cả các quan chức hàng đầu của Ukraine, trong đó có Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, bắt đầu thừa nhận rằng nỗ lực đó đã không đạt mục tiêu.
Tháng 10 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ước tính tỷ lệ tổn thất là 8:1 nghiêng về Moskva.
Các quan chức Mỹ và Ukraine nói với CNN rằng lực lượng Nga hiện tấn công và bắn phá đạn pháo với tỷ lệ lớn gấp 5 đến 7 lần so với khả năng của lực lượng Ukraine. Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine nói với CNN rằng các chỉ huy Ukraine lo ngại tác động từ hỏa lực của Moskva có thể dẫn đến thêm thương vong cho Ukraine.
Nếu không có viện trợ bổ sung của Mỹ, các quan chức phương Tây đánh giá rằng Ukraine trước tiên sẽ hết tên lửa tầm xa, sau đó là tên lửa phòng không và sau đó là đạn pháo và tên lửa tầm ngắn như tên lửa chống tăng vác vai Javelin và tên lửa phòng không Stinger.
Tình báo phương Tây tính toán thời gian cầm cự của Ukraine nếu không có viện trợ từ Mỹ
Nếu không có viện trợ từ Mỹ và NATO, kịch bản xấu nhất mà Ukraine phải đối mặt là một bước thụt lùi đáng kể hoặc thậm chí là thất bại vào mùa hè.
Lực lượng Ukraine đã phải phân phối đạn dược luân phiên để chiến đấu, trước một lực lượng Nga bắn trả với tỷ lệ lớn gấp 5 đến 7 lần. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh gói viện trợ Ukraine tiếp tục gặp cản trở tại Quốc hội Mỹ, Washington và các đồng minh đang đánh giá những tác động có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine và triển vọng lâu dài về việc thua trận.
Theo đài truyền hình CNN, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết: "Không có gì đảm bảo họ thành công nếu có chúng tôi, nhưng họ chắc chắn sẽ thất bại nếu không có chúng tôi".
Mối quan tâm nhất trước mắt là tác động đối với cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine ở phía Đông và phía Nam, nơi các lực lượng Ukraine phải vật lộn để đạt được tiến bộ đáng kể ngay cả khi vẫn có sự hỗ trợ của Mỹ. Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết: "Nếu nhìn vào việc chiếm lại và duy trì lãnh thổ, thật khó để thấy điều đó có thể thành công nếu không có sự hỗ trợ liên tục của Mỹ".
Nhìn xa hơn, các quan chức phương Tây lo ngại việc Mỹ không hoặc trì hoãn hỗ trợ thêm sẽ ảnh hưởng đến viện trợ từ các đồng minh của nước này. Ngày 15/12, Ukraine lại hứng chịu một đòn giáng khác khi Hungary chặn thêm viện trợ của Liên minh châu Âu (EU), mặc dù các cuộc đàm phán về vấn đề này dự kiến tiếp tục vào tháng 1. Tin tức này nhấn mạnh quy mô của thách thức mà Kiev phải đối mặt và nhiều người lo ngại rằng nếu Mỹ không tiếp tục hỗ trợ, các quốc gia châu Âu sẽ làm theo.
Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mike Quigley, đồng chủ tịch Cuộc họp kín của Quốc hội về Ukraine, nhấn mạnh: "Nếu chúng tôi đi về phía Nam, thì các đồng minh của chúng tôi cũng sẽ làm như vậy".
Giờ đây, các cơ quan tình báo phương Tây đang tính toán xem Ukraine có thể cầm cự được bao lâu nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ và NATO. Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ ước tính sẽ là nhiều tháng, với kịch bản xấu nhất là chứng kiến một bước thụt lùi đáng kể hoặc thậm chí là thất bại vào mùa hè. Chiến thắng của Nga sẽ không chỉ là một tin xấu đối với Ukraine mà còn là thảm họa đối với an ninh châu Âu nói chung và là một đòn giáng mạnh vào Mỹ.
Theo tiết lộ của các quan chức Mỹ và Ukraine, lực lượng Ukraine đã phải phân phối đạn dược luân phiên để chiến đấu, trước một lực lượng Nga bắn trả với số lượng lớn gấp 5 đến 7 lần. Một quan chức quân sự cấp cao của Ukraine chỉ ra các chỉ huy Ukraine tin rằng ảnh hưởng đến khả năng hỏa lực của họ đã dẫn đến thêm thương vong cho Ukraine.
Nếu không có viện trợ bổ sung của Mỹ, các quan chức phương Tây đánh giá trước tiên Ukraine sẽ cạn kiệt tên lửa tầm xa, sau đó là tên lửa phòng không và cuối cùng là đạn pháo và tên lửa tầm ngắn như tên lửa chống tăng vác vai Javelin và tên lửa phòng không Stinger.
Các loại đạn trên đều rất quan trọng đối với khả năng phòng thủ của Ukraine. Các tên lửa tầm xa, chẳng hạn như tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp, là nhân tố chính giúp Ukraine thành công trong việc đẩy lùi Hạm đội Biển Đen của Nga nhằm mở ra hành lang vận chuyển ngũ cốc và các nguồn cung cấp khác. Tên lửa phòng không đã được chứng minh là đặc biệt cần thiết trong những tuần gần đây khi Nga mở rộng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự trong mùa đông này. Trong khi đó, tên lửa tầm ngắn hơn cho phép lực lượng Ukraine xây dựng hệ thống phòng thủ trước xe tăng và chiến đấu cơ Nga đông hơn rất nhiều so với lực lượng của họ.
Những lý do khiến 'cú đấm thép' của Ukraine đi chệch hướng Ukraine hy vọng cuộc phản công lớn của mình sẽ như một "cú đấm thép", nhưng thay vào đó, mọi thứ lại đi chệch hướng ngay từ đầu, thậm chí có thể là trước khi nó bắt đầu. Nó gây "chảy máu tay", nhưng không xuyên thủng được đối phương. Theo trang Business Insider, cuộc phản công của Ukraine đã không đạt được...