Báo Đức: Tổng thống Putin đã sẵn sàng can thiệp vào xung đột Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng hợp tác với Mỹ để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria.
Ông Putin chỉ trích chính sách ngoại giao của phương Tây đối với khu vực Trung Đông nhưng sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy hòa bình trong khu vực, báo Đức Deutsche Witschafts Nachrichten cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo truyền thông Đức, tuyên bố của ông Putin đồng nghĩa với việc Nga đã sẵn sàng can thiệp vào xung đột ở Syria. Tuy nhiên, ông Putin cũng nói rằng phương Tây có một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng này.
“Tại Nga, chúng tôi đã nói cách đây một vài năm trước rằng nếu như phương Tây tiếp tục thực hiện các chính sách sai lầm đối với thế giới Hồi giáo, Trung Đông, Bắc Phi, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề to lớn hơn”, ông Putin cho biết.
Báo Đức không tiết lộ liệu ông Putin có trực tiếp can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng như quy mô của chiến dịch này. Tác giả bài báo cho rằng, những đợt không kích mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm “sự đau khổ của người dân”.
Bên cạnh đó, Moscow tiếp tục theo đuổi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
Nga đảm bảo với phương Tây rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sẵn sàng cho một cuộc bầu cử mới. Ông Putin cũng kêu gọi phe đối lập Syria tham gia vào giải pháp hòa bình.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi
Bài báo nhìn lại một số hoạt động gần đây của Mỹ ở Biển Đông, đồng thời chỉ ra ý đồ can thiệp Biển Đông, đối phó Trung Quốc với 4 "chiêu" của Mỹ.
Video đang HOT
Trung Quốc năm 2017 quân sự hóa đảo nhân tạo bao trùm cả Biển ĐôngHải quân Trung Quốc tăng mạnh năng lực tiếp tế trên biển vì Biển Đông"Cần đoàn kết ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, cường quyền Biển Đông"
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 1 tháng 9 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Tả Lập Bình thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc. Báo Giáo dục Việt Nam đăng đầy đủ nội dung bài viết để độc giả tham khảo và suy ngẫm:
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông
Tư lệnh Bộ Tư lênh Thai Binh Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris vừa đến thăm Philippines và đến thăm đảo Palawan, điều này được báo chí Philippines gọi là Harry Harris "đến hiện trường khảo sát tình hình Biển Đông".
Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift trả lời báo chí tuyên bố, sự bất an do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông đã làm cho các nước từ Australia đến Nhật Bản tăng cương phòng thủ của mình, đồng thời tìm kiếm triển khai quan hệ quân sự sâu sắc hơn với Mỹ.
Tả Lập Bình đổ tội cho Mỹ, coi những động thái trên là "Mỹ không muốn tình hình Biển Đông trở nên yên ả". Tả Lập Bình nghĩ rằng, các động thái quan tâm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có một số "quá mức", đã hoàn toàn phá vỡ sự trông đợi "sẽ duy trì quan hệ Trung-Mỹ tương đối ổn định" trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tháng 9 tới.
Trên thực tế, chính tham vọng và hành động bành trướng "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân căn bản, sâu xa và trực tiếp làm cho Biển Đông thường xuyên dậy sóng, gây ra điểm nóng khu vực và gây nguy cơ xung đột, chiến tranh - PV.
Ngày 18 tháng 7 năm 2015, Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Scott Swift ngồi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon tiến hành tuần tra Biển Đông
Ông Bình cho rằng, ý đồ can thiệp Biển Đông của Mỹ sẽ không còn che đậy như trước. Đối với vấn đề này, ông Bình đề nghị giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh phải luôn cảnh giác Mỹ dùng cách thức "nắm đấm tổng hợp" để can thiệp Biển Đông. Ông ta cho rằng, Mỹ có vài "chiêu" can thiệp Biển Đông sau:
Chiêu thứ nhất, Mỹ sẽ lôi kéo các nước chủ trương chủ quyền khác như Philippines, Việt Nam để cùng đối phó Trung Quốc.
Từ cuối năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, trong các trường hợp công khai, quan chức cấp cao Quân đội Mỹ nhiều lần khuyến khích các nước ASEAN đoàn kết đối phó Trung Quốc, cho thấy Mỹ sẽ đứng về phía ASEAN, nhấn mạnh, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ các đồng minh ASEAN.
Theo tuyên truyền của ông Bình, Mỹ dùng cách "đại ca bảo vệ tiểu đệ", có ý đồ tạo ra cục diện bị động "lấy lớn hiếp bé" cho Trung Quốc. Cách làm này thực sự đã làm gia tăng độ khó cho giải quyết "tranh chấp Biển Đông" giữa Trung Quốc với các nước này.
Cuối tháng 8 năm 2015, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris đến thăm Philippines
Chiêu thứ hai, dựa vào luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để gây khó khăn cho Trung Quốc. Ông Bình cho rằng, Mỹ đến nay vẫn chưa ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển,
nhưng những năm gần đây, Chính phủ, các chính khách Mỹ đã nhiều lần cho rằng, chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông đã ngăn cản nước khác tiến vào vùng biển quốc tế, đã ảnh hưởng đến tự do hàng hải theo quy định của luật biển quốc tế, rõ ràng Mỹ đã tìm một cái "lý do đường hoàng" để can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Nhưng, Tả Lập Bình tuyên truyền cho rằng, Mỹ "vận dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển một cách tùy ý và giải thích sai, cho rằng, các nước duyên hải có quyền quản lý đối với nghiên cứu khoa học biển triển khai ở vùng đặc quyền kinh tế,
nhưng không có quyền quản lý đối với các hoạt động không phải là khoa học biển như trinh sát quân sự, đo đạc quân sự, điều này rõ ràng là một loại logic của bọn cướp".
Ngày 11 tháng 5 năm 2015, tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi
Chiêu thứ ba, ngầm đồng ý cho công ty Mỹ tiến hành khai thác năng lượng ở Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tả Lập Bình xuyên tạc: Do có lợi ích kinh tế to lớn, một số nước xung quanh áp dụng chính sách "từng bước xâm chiếm" đối với các đảo ở Biển Đông.
Nhưng, bản thân những nước này hoàn toàn không có năng lực khai thác dầu mỏ, khí đốt ở vùng nước sâu trên Biển Đông, cho nên những công ty dầu mỏ Âu-Mỹ có nguồn vốn hùng hậu và công nghệ tiên tiến đã có thời cơ nhảy vào, thông qua phương thức hợp tác gián tiếp hoặc trực tiếp để "cướp đoạt" tài nguyên dầu khí Biển Đông.
Hiện nay, có tới trên 200 công ty dầu khí quốc tế tiến hành thăm dò và khai thác dầu mỏ ở "vùng biển Trường Sa", trong đó nhiều nhất là công ty Mỹ. Như vậy, một khi Biên Đông xảy ra xung đột vũ trang sẽ đe dọa lợi ích của công ty nước mình, Mỹ sẽ có thể đứng ra can thiệp với lý do bảo vệ lợi ích thương mại ở nước ngoài của họ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và giải quyết cuối cùng tình hình Biển Đông.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Chiêu thứ tư, tận dụng thực lực quân sự mạnh để "đe dọa" Trung Quốc. Theo Tả Lập Bình, để ngăn chặn Trung Quốc phát triển, ở Biển Đông, cường độ trinh sát trên không của Mỹ rõ ràng tăng lớn.
Năm 2015, Quân đội Mỹ điều động máy bay trinh sát đến gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để tiến hành hoạt động trinh sát, đã vượt so với năm 2014.
Theo ông Bình, trên thực tế, Mỹ dựa vào quyền đi lại tự do trên Biển Đông, thường xuyên điều tàu chiến, máy bay, tàu đo đạc quân sự đến hoạt động ở Biển Đông một cách không hạn chế,
không ngại trinh sát, thu thập các thông tin quan trọng về môi trường điện từ, môi trường thủy văn, theo dõi, giám sát các hoạt động quân sự quan trọng của Trung Quốc, "đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia" của Trung Quốc.
Ông Bình cho rằng, Mỹ thực hiện "nắm đấm tổng hợp" này trong vấn đề Biển Đông, kết quả sẽ chỉ làm cho tình hình an ninh Biển Đông phức tạp hơn. Đối với Trung Quốc, Mỹ can thiệp Biển Đông đã là một vấn đề chiến lược không thể né tránh.
Trung tuần tháng 6 năm 2015, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận săn ngầm, phòng không, bắn đạn thật ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Trong tương lai, Mỹ rốt cuộc sẽ đưa ra chiến lược Biển Đông như thế nào, mức độ can thiệp Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng lớn thế nào đối với sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ, chính sách ngoại giao láng giềng, chiến lược quân sự của Trung Quốc, những vấn đề này đều cần Trung Quốc tiến hành xem xét và ứng phó một cách khách quan, bình tĩnh - Tả Lập Bình kết luận.
Đông Bình (nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
"Trung Quốc nạo vét quá khứ để làm suy yếu ảnh hưởng của Nhật ở Biển Đông" Lúc Nhật Bản có xu hướng can thiệp mạnh mẽ (chống bành trướng) ở Biển Đông, Bắc Kinh lại ra sức chỉ trích lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng xâm lược... Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 kết thúc Chiến tranh Thế giới II, ảnh: Reuters. Business...