Báo Đức: Mật vụ CIA, FBI cố vấn cho chính phủ Ukraine
Hàng chục chuyên gia từ Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang cố vấn cho chính phủ Ukraine, một tờ báo Đức ngày 4/5 đưa tin.
Trích dẫn các nguồn tin an ninh giấu tên của Đức, tờ Bild am Sonntag cho hay các mật vụ CIA và FBI đang trợ giúp Kiev chấm dứt phong trào biểu tình ở miền đông Ukraine và thiết lập một cấu trúc an ninh.
Theo nguồn tin trên, các mật vụ không tham gia trực tiếp vào việc chiến đấu với các tay súng ủng hộ Nga. “Hoạt động của họ bị giới hạn tại thủ đô Kiev”, tờ báo viết.
Các mật vụ FBI còn trợ giúp chính phủ Kiev chiến đấu với tội phạm có tổ chức, tờ báo cho biết thêm.
Một nhóm chuyên về các vấn đề tài chính cũng giúp truy lùng các tài sản của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Hồi tuần trước, Nhà Trắng xác nhận rằng giám đốc CIA John Brennan đã tới thăm Kiev trong khuôn khổ một chuyến công du thông thường tới châu Âu. Mátxcơva đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Washington.
Video đang HOT
Chính phủ lâm thời tại Kiev đã chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước kể từ cuối tháng 2 sau khi Tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ sau các cuộc biểu tình đường phố kéo dài nhiều tháng.
Các vụ xô xát dữ dội giữa binh sĩ chính phủ Ukraine và các tay súng thân Nga ở miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 người trong những ngày gần đây.
Theo Dantri
Mỹ ra điều kiện bỏ lệnh cấm vận với Nga
Trong khi Nga cực lực lên án hành động của Ukraine thì Hoa Kỳ tuyên bố, có thể bãi bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga nếu nước này xuống thang giảm căng thẳng tình hình tại Ukraine.
Hôm 30-4, đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vitaly Churkin tuyên bố trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là chính phủ tạm quyền "bất hợp pháp" ở Kiev đang đẩy Ukraine đến bờ vực thảm họa,
Theo nhà ngoại giao này, từ những tuyên bố và hành động của chính quyền Kiev có thể thấy rõ là họ không định thực hiện các thỏa thuận đã đạt được tại cuộc họp ngày 17-4 ở Geneva.
Ông nhắc lại rằng chỉ vài ngày sau cuộc họp mà các bên liên quan đã đạt được sự thống nhất về một giải pháp ngừng bắn thì Ukraine đã khôi phục tiếp cái gọi là "chiến dịch chống khủng bố" mà thực chất là hành động sử dụng quân đội và lực lượng an ninh để chống lại nhân dân mình.
Kiev thì tố cáo Moscow đã hỗ trợ cho cựu Tổng thống bị lật đổ Yanukovych chạy trốn sang Nga, đồng thời ông này và giới thân cận cũng mang sang Nga 32 tỷ USD, xây dựng nguồn tài chính để tài trợ cho phe ly khai.
Trong ngày 30-4, Ukraine đã phá hủy 5 chốt gác của dân quân Donetsk
Trước đó, cơ quan an ninh Ukraine thông báo khoản tiền chuyển từ Ukraine được sử dụng để tài trợ cho các cuộc bạo loạn ở miền đông đất nước. Đồng thời Kiev nhấn mạnh rằng có bằng chứng cho thấy Viktor Yanukovych và người từ đoàn tùy tùng chuyển tiền cho "lực lượng dân phòng" ở Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine không cho biết đó là bằng chứng gì.
Tại cuộc họp của hội đồng an ninh, các nước phương Tây quy trách nhiệm cho Nga về việc tình hình xấu đi ở khu vực đông nam Ukraine. Các đại diện thường trực của Hoa Kỳ và Anh tuyên bố Kiev đã tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc giải giáp các nhóm cực đoan.
Không những thế họ còn định mượn tay Moscow để "tước đoạt quyền tự quyết" của nhân dân đông nam Ukraine khi đòi hỏi Nga phải gây ảnh hưởng đến những người ủng hộ liên bang hóa để họ giao nộp vũ khí của mình và bắt đầu đối thoại với chính quyền Kiev.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Âu và Á-Âu, ông Brent Hartley tuyên bố trong bài phát biểu tại phiên điều trần ở Hạ viện Mỹ là Hoa Kỳ có thể bỏ lệnh trừng phạt chống Nga nếu Moscow thực hiện một số yêu cầu mà Washington đặt ra.
Ông Brent Hartley hướng sự chú ý của các nhà lập pháp Mỹ đến thực tế là cho đến nay, Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow trong vài giai đoạn và chỉ khi mà các nỗ lực ngoại giao lại một lần nữa "không có kết quả gì".
Vị phó trợ lý Ngoại trưởng nói: "Tuy nhiên, quy mô những biện pháp trừng phạt của chúng ta có thể thay đổi một cách linh hoạt, nếu người Nga đảm bảo việc xuống thang tình hình và lại cư xử phù hợp với các chuẩn mực quốc tế thì khi đó chúng ta sẽ có thể bãi bỏ lệnh trừng phạt".
Khi các nhà lập pháp quan tâm đến việc những biện pháp trừng phạt quốc tế hiệu quả đến mức nào và liệu có thể nhờ chúng đạt được một điều gì đó hay không, ông Hartley trả lời: "Đây có thể là một quá trình lâu dài".
Theo ANTD
Ukraine quay trở lại luật tòng quân bắt buộc Theo một sắc lệnh được Tổng thống lâm thời Ukraine hôm nay 1/5 ban hành, Ukraine sẽ quay trở lại luật tòng quân bắt buộc, nhằm đối phó với tình trạng đòi ly khai ngày càng lan rộng ở miền đông. Sắc lệnh có hiệu lực ngay tức thời. Tổng thống lâm thời Ukraine Turchynov Văn phòng của Tổng thống lâm thời Ukraine...