Báo Đức: Ba Lan cố thuyết phục NATO tung toàn lực đối phó Nga
Tờ Die Welt(DW) của Đức dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết, Warsaw đang cố gắng thuyết phục các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn với Nga.
Dù NATO cung cấp vũ khí tấn công công nghệ mới cho Kiev, song Ukraine không được sử dụng chúng để tấn công các vùng lãnh thổ mà phương Tây công nhận là của Nga. (Nguồn: Twitter)
Bài báo viết: “Một số thành viên NATO – trong đó có Đức – dường như muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine càng sớm càng tốt, ngay cả khi Kiev buộc phải nhượng bộ lãnh thổ. Còn Ba Lan lại mong muốn làm suy yếu Moscow về lâu dài”.
DW dẫn lời nguồn tin từ Ba Lan giấu tên nói: “Chúng tôi không tìm kiếm sự hủy diệt của nhà nước Nga, mà là sự suy yếu của Nga và đảm bảo hòa bình ở châu Âu trong ít nhất vài thập kỷ”.
Theo các chuyên gia từ Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), nhóm các nước ủng hộ việc sớm giải quyết khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình bao gồm Đức và Pháp, trong khi các nước vùng Baltic, Czech và Slovakia bằng mọi cách khao khát “chiến thắng” của Ukraine mà Ba Lan là nước đứng đầu danh sách này.
Video đang HOT
Bà Justyna Gotkowska, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu phương Đông của Ba Lan (OSW) nhận định: “Ngay cả Mỹ và Anh, mặc dù cung cấp viện trợ quân sự đáng kể cho Ukraine, nhưng còn tỏ ra ít cấp tiến hơn”.
Nga hiện chưa bình luận về những thông tin trong bài báo này.
Trong khi đó, trong một bài viết cho hãng tin Bloomberg, nhà bình luận Andreas Klut cho rằng, mặc dù NATO cung cấp vũ khí tấn công công nghệ mới cho Kiev, song Ukraine không được sử dụng chúng để tấn công các vùng lãnh thổ mà phương Tây công nhận là của Nga.
The ông Klut, các nước phương Tây lựa chọn cẩn thận các mẫu vũ khí mà họ chuyển cho Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU). Điều này là do ưu tiên hàng đầu của Mỹ và các đồng minh vẫn là tránh đối đầu trực tiếp với Moscow.
Thông báo về việc chuyển cho Kiev các loại xe chiến đấu bộ binh mới, kể cả Bradley và Marder, là một sự thay đổi lớn của Mỹ, Đức và Pháp, vì các thành viên NATO trước đó đã từ chối cung cấp những phương tiện như vậy, ông Klut kết luận.
Hồi tháng 12/2-22, Nhật báo phố Wall (WSJ), dẫn lời các quan chức giấu tên, cho biết Mỹ đã điều chỉnh các hệ thống HIMARS bàn giao cho Ukraine để Kiev không thể sử dụng chúng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Theo WSJ, Nhà Trắng coi hành động này là cần thiết để giảm nguy cơ xung đột với Moscow.
Ukraine nã pháo 30 lần vào vùng Donetsk chỉ trong 1 ngày
Trong ngày 8/1, các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã 30 lần nã pháo với các loại đạn cỡ nòng khác nhau vào Cộng hòa Nhân dân Donestk (DPR) tự xưng.
Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc pháo kích. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, Trung tâm Kiểm soát và Phối hợp liên hợp (JCCC), tổ chức của Nga chuyên giám sát các vụ tập kích vào vùng Donbas ở miền Đông Ukraine, đã xác nhận thông tin trên hôm 9/1.
"Theo hướng Donestk, đối thủ đã thực hiện 17 cuộc tấn công từ nhiều bệ phóng tên lửa, pháo cỡ nòng 155 và 152 mm. Các lực lượng Ukraine đã thực hiện 3 cuộc tấn công vào khu định cư Yasinovatskoye, 8 cuộc tấn công vào khu định cư Gorlovskoye. Theo hướng Staroshevskoye, Ukraine đã triển khai đợt pháo kích bằng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U. Đối thủ cũng tiến hành pháo kích bằng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U nhằm vào Shakterskoye", tuyên bố của JCCC cho biết.
Theo JCCC tổng cộng, Ukraine đã sử dụng 150 loại đạn khác nhau tấn công vào các khu định cư ở khu vực này.
Trước đó, các quan chức do Nga bổ nhiệm tại Donestk cho biết hai nhà máy nhiệt điện ở khu vực Donetsk do lực lượng Nga kiểm soát đã bị thiệt hại trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của quân đội Ukraine. Thông tin ban đầu cho thấy các nhà máy ở Zuhres và Novyi Svit đã bị tấn công và một số người tại khu vực này đã bị thương.
Cuộc tấn công được thực hiện bằng hệ thống phóng loạt tên lửa. Tổng cộng sáu quả tên lửa đã bay về phía Novy Svet, nơi đặt nhà máy Starrobesheve.
Chưa có bình luận từ Ukraine và quốc gia này chưa bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong Nga hoặc trên lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công liên tiếp của Nga vào Bakhmut ở khu vực phía đông Donbass, và duy trì phòng thủ ở thị trấn Soledar gần đó trong điều kiện khắc nghiệt.
"Bakhmut vẫn đứng vững trước mọi thứ đang xảy ra. Mặc dù phần lớn thị trấn đã bị phá hủy, nhưng các binh sĩ của chúng tôi đang đẩy lùi những nỗ lực tiến công liên tục của quân Nga. Soledar cũng đang đứng vững, dù có sự tàn phá thậm chí còn lớn hơn và mọi thứ rất khó khăn", Tổng thống Ukraine cho biết trong bài phát biểu qua video đêm ngày 8/1.
Sau hơn 10 tháng giao tranh, cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang leo thang mà không không dấu hiệu lắng dịu. Trong khi đó, cơ hội đàm phán hòa bình được nhận định đang rơi vào bế tắc. Sau khi rút khỏi nhiều khu vực trước đợt phản công chớp nhoáng của Ukraine, lực lượng Nga đang củng cố tuyến phòng thủ và đẩy mạnh tiến công một số khu vực như thành phố Bakhmut ở tỉnh Donetsk.
Ukraine nhận hơn 32 tỷ USD viện trợ nước ngoài Trong năm 2022, Ukraine đã nhận được khoản hỗ trợ tài chính kỷ lục lên tới 32,1 tỷ USD từ các nước phương Tây và tổ chức quốc tế. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) dành cho Kiev những khoản viện trợ lớn nhất. Ngân hàng Trung ương Ukraine. Ảnh: centralbanking.com Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn báo cáo công bố ngày...