Báo Đức: ‘Án phá sản treo lơ lửng trên đầu Ukraine’
‘Án phá sản’ đang treo lơ lửng trên đầu Ukraine, lạm phát gia tăng và các khoản hỗ trợ từ bên ngoài sẽ vẫn không thể cứu được nền kinh tế nước này. Đã đến lúc Kiev phải thẳng thắn thừa nhận rằng kế hoạch gia nhập EU đã thực sự phá sản.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk liệu có giữ được ghế?
Nhận định trên do tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) của Đức đưa ra. Theo đó, mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã rất nỗ lực, thậm chí thực hiện các động thái đi ngược với điều lệ hoạt động của chính IMF để cứu Ukraine, tuy nhiên mức độ siêu lạm phát ở Ukraine vẫn không được cải thiện và đất nước Ukraine đang ngày càng tiến gần hơn đến bờ vực phá sản.
Hiện Ngân hàng trung ương Ukraine đưa ra tuyên bố cho thấy, lạm phát ở nước này trong vòng 1 năm qua đã tăng thêm 44%, trong khi đó con số này năm 2014 là 24,9%. Chính sách kinh tế yếu kém, không phù hợp, tình trạng tham nhũng tràn lan và cuộc nội chiến kéo dài ở miền Đông đã đẩy Ukraine đến bờ vực phá sản.
Để cứu Ukraine thoát khỏi tình trạng bết bát này, IMF thậm chí đã phải áp dụng nhiều “mánh khóe” để giúp Ukraine. Theo điều lệ hoạt động của IMF, nếu như Ukraine không trả khoản nợ 3 tỷ USD cho Nga thì Ukraine sẽ không đủ điều kiện để được IMF cấp cho bất cứ khoản tín dụng nào.
Đích thân Tổng thống Nga Putin cũng đã nhắc vấn đề này trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo IMF không nên vi phạm các nguyên tắc của chính mình. Mặc dù vậy, IMF vẫn coi Ukraine là trường hợp “ngoại lệ” và vẫn cấp một số khoản tín dụng nhất định cho nước này.
Video đang HOT
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Ukraine đã nhận được từ IMF và các nhà tài trợ quốc tế khác các khoản tín dụng lên đến gần 10 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này trên thực tế không giúp cải thiện được thực trạng bết bát của nền kinh tế Ukraine.
Theo nhận định của DWN, nếu tình trạng yếu kém của nền kinh tế và phá giá đồng nội tệ vẫn diễn ra như hiện nay thì chỉ trong thời gian ngắn tới đây, Kiev không chỉ mất đi các khoản tín dụng này mà còn mất đi cả “tín dụng niềm tin”.
“Tại thời điểm hiện nay, Ukraine hầu như chỉ có thể tồn tại được nhờ các khoản tín dụng từ những người đóng thuế ở châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, chính phủ Mỹ và các nước châu Âu lại không hề hỏi người đóng thuế rằng họ có muốn đầu tư tiền vào nước không có tương lai kinh tế như Ukraine hay không”- DWN châm biếm.
DWN kết luận rằng, trong bối cảnh kinh tế suy thoái trầm trọng như hiện nay, tương lai gia nhập EU như những gì giới lãnh đạo Maidan cam kết chỉ là “hão huyền”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Báo Đức: TNK chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga
Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel, phóng viên Thomas Seibert cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.
Trong bài viết đăng trên báo Đức Der Tagesspiegel, phóng viên Thomas Seibert cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga bằng vụ bắn hạ Su-24.
Về việc Thổ Nhĩ Kỳ chuốc họa khi chọc tức "gấu" Nga, phóng viên Seibert cho rằng bất kể Ankara nói gì đi chăng nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể so đọ với Nga trên mọi phương diện. Nga không chỉ có thể khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lâm vào trình trạng khó khăn, mà còn đặt dấu chấm hết cho "giấc mơ" của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông.
Không quân Nga giáng đòn hủy diệt vào các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền bắc Syria.
Căng thẳng leo thang với Moscow không chỉ dẫn đến việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong toàn bộ khu vực Trung Đông.
Phóng viên Thomas Seibert viết trên báo Đức Der Tagesspiegel: "Điều này không chỉ đe dọa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà còn kế hoạch của Ankara nhằm tạo ra một vùng đệm ở Syria. Ông Erdogan lên cầm quyền với ý tưởng về "cải tạo của Thổ Nhĩ Kỳ' thành một cường quốc khu vực và theo đuổi những lợi ích riêng ở Trung Đông".
Sau vụ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga, phụ tá cao cấp của Tổng thống Erdogan là Yigit Bulut đã viết trên báo The Star (Ngôi sao) rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một "đại gia" không cho phép bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Tổng thống Erdogan từng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ coi toàn bộ khu vực nằm giữa vùng Balkans, Caucasus và Bắc Phi khu vực lợi ích chủ quyền của mình. Nhưng phóng viên Seibert lập luận: "Tuy nhiên, trong thực tế, tình hình lại hoàn toàn khác. Erdogan khó có thể làm bất cứ điều gì để cản trở Nga ở Syria".
Nhà bình luận Semih Idiz của báo Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) không loại trừ việc các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ ở miền bắc Syria sẽ bị không quân Nga giáng đòn hủy diệt. Ông này cũng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ phải trả giá khi chọc tức gấu Nga".
Phóng viên Đức Thomas Seibert viết tiếp: "Mưu đồ của Erdogan biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành cường quốc khu vực ở Trung Đông đã bị lung lay".
Sau vụ bắn hạ Su-24 của Nga, giọng điệu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng cứng rắn hơn. Lúc đầu, Erdogan kêu gọi "hòa bình, đối thoại và ngoại giao" trong quan hệ với Nga. Sau đó, ông ta đe dọa rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục bắn hạ máy bay Nga xâm phạm không phận.
Phóng viên Seibert kết luận: "Những tuyên bố trái chiều của ông Erdogan xem ra không gây được ấn tượng nào đối với Nga".
Minh Châu (Theo Tagesspiegel)
Theo_Kiến Thức
Báo Đức: Nga đã đúng khi buộc tội Thổ tiếp tay cho IS Báo Đức Bild cho rằng ông Putin có cơ sở chắc chắn để tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại dầu từ tay khủng bố ở Syria nhằm kiếm lời, các xe dầu của khủng bố ở Syria "lũ lượt đổ về Thổ Nhĩ Kỳ cả ngày lẫn đêm". Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nước tiêu thụ dầu mỏ lớn...