Báo động việc nhập khẩu ồ ạt thịt bò ngoại: Bò nội địa bị đánh bật!
Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà xuất khẩu thịt bò trên khắp thế giới, đặc biệt sau khi một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực. Liệu điều này có ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia súc lớn trong nước, chất lượng thịt có đảm bảo đang là những băn khoăn của không ít người.
Tăng nhập vì thịt bò nội không đủ cung ứng
Nhìn vào con số thống kê của Tổng cục Hải quan có thể thấy, sản lượng thịt bò các loại nhập khẩu là tương đối lớn. Theo đó, 8 tháng năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 24.000 tấn thịt bò các loại với trị giá gần 91 triệu USD. Như vậy, tính bình quân trị giá mỗi kg thịt bò ngoại rơi vào hơn 3,78 USD (chưa tính thuế), tương đương khoảng 87.000 đồng/kg. Mỹ và Australia là 2 thị trường nhập khẩu thịt bò chủ yếu của Việt Nam. Trong đó thịt bò Australia có trị giá bình quân cao hơn.
Tuy nhiên, chủ một doanh nghiệp nhập khẩu thịt bò cho biết mức giá trên có thể chỉ là trên “giấy tờ” chứ không phải thực tế. Hiện thịt bò nhập từ Mỹ đang chịu thuế từ 7-18% tùy loại nên một số doanh nghiệp cố tình khai giá thấp để giảm thuế phải nộp.
Trong bối cảnh các nước dựng lên nhiều hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến tiêu dùng, nhiều hàng hóa đang tìm đường đến Việt Nam, vốn được coi là dễ tính và cởi mở.
Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định thịt bò nhập khẩu vào Việt Nam phải qua rất nhiều khâu kiểm tra thú y, dịch bệnh. Ảnh tư liệu
Theo ông Michael Patching – Giám đốc dịch vụ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội Thịt và Gia súc Australia (MLA), Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà xuất khẩu bò trên thế giới. “MLA chính thức có mặt tại Việt Nam 3 năm trước, khi thị trường thịt bò tại Việt Nam rất sơ khai, không được quan tâm và chưa có điều kiện công nghiệp hóa.
Lý giải về việc vì sao phải nhập thịt bò, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay, hiện đàn bò của cả nước đạt khoảng 5,4 triệu con, giảm 14,7% so với 10 năm trước (2008) nhưng sản lượng thịt giết mổ tăng 43,4% nhờ năng suất tăng, tuy vậy, vẫn không đủ cung ứng cho thị trường nội địa.
Chính vì vậy, những năm gần đây Việt Nam đều phải nhập khẩu thêm bò sống (chính ngạch từ Úc và biên mậu từ các nước lân cận) và bò đã qua giết mổ từ Úc, Mỹ… Đối với bò sống từ Úc, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu đến 200.000 con.
Trị giá bình quân thịt bò nhập khẩu thấp hơn nhiều so với thịt bò nội. Thịt bò của Việt Nam đang dao động 250.000 – 300.000 đồng/kg tùy loại. Trong đó, trị giá bình quân thịt bò nhập khẩu từ Australia khoảng 3,96 USD/kg, tương đương khoảng 91.000 đồng/kg; thịt bò Mỹ khoảng 3,74 USD/kg, tương đương 86.000 đồng/kg.
Bò nhập khẩu có được kiểm soát chặt?
Có thể thấy thịt bò ngoại có nhiều ưu thế khiến người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều
Video đang HOT
Thịt bò của Việt Nam đang dao động 250.000 – 300.000 đồng/kg tùy loại. Trong đó, trị giá bình quân thịt bò nhập khẩu từ Australia khoảng 3,96 USD/kg, tương đương khoảng 91.000 đồng/kg; thịt bò Mỹ khoảng 3,74 USD/kg, tương đương 86.000 đồng/kg.
người vẫn băn khoăn lo ngại về chất lượng cũng như an toàn thực phẩm của thịt bò ngoại có đảm bảo hay không. Thậm chí, từng có thông tin, sở dĩ thịt bò Mỹ, Australia nhập về Việt Nam có giá rẻ vì chủ yếu là hàng cận date (sắp hết hạn sử dụng).
Về vấn đề này, đại diện Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định, thịt bò nhập khẩu vào Việt Nam phải qua rất nhiều khâu kiểm tra thú y, dịch bệnh, đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm rất cao mới đến được tay người tiêu dùng.
Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, theo Luật Thú y, Thông tư 25 của Bộ NNPTNT quy định sản phẩm thịt động vật đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm phải có nguồn gốc từ quốc gia/vùng lãnh thổ không có các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và được giết mổ, chế biến từ các cơ sở có trong danh mục cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam.
Toàn bộ sản phẩm thịt động vật nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam với mục đích làm thực phẩm phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra: Từ nguồn gốc trang trại nuôi an toàn dịch bệnh, kiểm soát trong quá trình giết mổ đến khâu đóng gói, bảo quản và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu đến Việt Nam. Nội dung chứng nhận bao gồm về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và chứng nhận sản phẩm phù hợp cho người tiêu dùng.
Căn cứ vào khai báo của chủ hàng, khi hàng đến cửa khẩu nhập cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu tiến hành kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng, kiểm tra thực trạng lô hàng; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm.
Việc kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật gây hại, cảm quan, lý hóa được thực hiện đối với tất cả các lô hàng. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, lô hàng được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Đơn cử như việc kiểm dịch nhập khẩu thịt bò từ Mỹ được thực hiện theo trình tự chặt chẽ, từ khâu trước, sau khi nhập khẩu. Đặc biệt, 100% lô hàng thịt bò từ Mỹ được lấy mẫu tại cửa khẩu nhập. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, lô hàng được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu Việt Nam cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Có thể thấy rằng việc kiểm dịch nhập khẩu các loại thịt từ các nước được thực hiện theo trình tự chặt chẽ, các sản phẩm này nhập khẩu đạt yêu cầu vệ sinh thú y thì mới được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Theo Danviet
Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium
Phải có giải pháp xử lý mạnh tay đối với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium, nếu không sẽ gây hệ lụy lớn đến ngành nông nghiệp.
Oằn mình đi kiểm dịch
Giải pháp đối phó với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium (cây kế đồng) trở thành vấn đề nóng tại Tòa đàm về nhập khẩu lúa mì của doanh nghiệp Việt tổ chức chiều 5/10 tại Hà Nội.
Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật: 10 tháng qua cơ quan BVTV đã căng mình kiểm định để ngăn chặn nguy cơ cỏ Cirsium thâm nhập và phát tán tại Việt Nam (Ảnh: Hồng Quang)
Ông Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu gần 4 triệu tấn lúa mì, trong đó hơn 1,2 triệu tấn, tức 30% lượng nhập khẩu có chứa cỏ Cirsium. Mới đây, đã phát hiện lô hàng hơn 500 tấn lúa mì nhập khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh cũng chứa loại cỏ nguy hại này.
Lý giải về tính nguy hại của cỏ Cirsium, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) cho biết, loại cỏ này chưa xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho 27 loại cây trồng khác nhau. Nhiều nước như Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ đã liệt Cirsium vào loại thực vật nguy hại và bị cấm.
Ông Lê Sơn Hà cho rằng đã có nhiều bài học về xử lý loại cỏ này. Đơn cử như Mỹ hàng năm thiệt hại hàng chục triệu USD do loại có này làm mất mùa. Hơn nữa, nếu dùng thuốc diệt cỏ thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.
Đặc biệt, hạt cỏ Cirsium rất nhỏ, với khả năng lây bệnh rất cao bởi hạt cỏ này có thể tồn tại 20 năm trong nước mà vẫn nảy mầm. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào nước ta thì nguy cơ hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu đi một số nước sẽ bị cấm, bởi đã có nước cấm loại cỏ này.
Tháng 5/2018, cơ quan BVTV Việt Nam đã gửi thông báo tới các nước xuất khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium. "Từ nhiều tháng nay, mỗi ngày chúng tôi huy động hơn 30 cán bộ căng mình xử lý các lô hàng lúa mì chứa cỏ Cirsium," ông Hà chia sẻ.
Đánh đổi lợi ích để nhập khẩu?
Đại diện Cục BVTV cho biết, bằng chứng trên thế giới và thậm chí kiểm nghiệm trong nước về tác hại loại cỏ này là rất rõ. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào Việt Nam, thì hậu quả và thiệt hại là rất lớn.
Do đó, đại diện Cục BVTV kiến nghị, cần xử lý cỏ Cirsium bằng các biện pháp thông thường như làm sạch bằng quạt thổi, sàng lọc... để tránh ảnh hưởng môi trường; hoặc lựa chọn nguồn nhập khẩu lúa mì khác từ Brasil, Australia, Kazakhstan không lẫn loại cỏ này.
Cần phải có biện pháp mạnh tay ngăn chặn cỏ Cirsium thâm nhập vào Việt Nam, tránh để vấn đề trở nên nan giải và khó xử lý như ốc bươu vàng, và hơn nữa là bảo vệ lợi ích chung của ngành nông nghiệp và hàng triệu hộ nông dân, đại diện Cục BVTV khuyến cáo.
Để đối phó với cỏ nguy hại Cirsium, các biện pháp như yêu cầu tái xuất hoặc cấm nhập khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium cũng sẽ được xem xét, ông Lê Sơn Hà nhấn mạnh.
Đại diện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, nhu cầu nhập khẩu lúa mì, bột mì để phục vụ sản xuất mì tôm, bánh, sữa, thức ăn gia súc, làm keo cho ván ép công nghiệp... những năm qua đều tăng cao.
Ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ: Rất khó tìm kiếm nguồn nhập khẩu lúa mỳ có chất lượng tốt mà đảm bảo không chứa cỏ nguy hại Cirsium. (Ảnh: Hồng Quang)
Theo ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ, doanh nghiệp này đã điều chỉnh nguồn nhập khẩu lúa mì bằng việc xúc tiến nhập khẩu lúa mì từ các nước khác như Australia và Brazil.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là giá cả, mà nằm ở chất lượng lúa mì bởi nguồn lúa mì từ Canada và Nga có chất lượng tốt hơn và khó thay thế. Trong khi đó, nguồn lúa mì nhập khẩu từ Argentina và Brazil khá bấp bênh, nếu không được mùa họ sẵn sàng để tiêu dùng trong nước thay vì xuất khẩu, ông Cường cho biết.
"Chúng tôi đã đề nghị các nhà xuất khẩu từ Canada và Nga xử lý và cam kết xử lý cỏ Cirsium trong hợp đồng cung cấp, nhưng phía Canada đã phản hồi sẽ không bán sang Việt Nam nữa", ông Cường nói.
Nhiều chuyên gia kiến nghị, nếu áp dụng ngay các quy định cấm nhập khẩu hoặc tái xuất lúa mì chứa cỏ Cirsium sẽ kéo theo những khó khăn về nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp, thậm chí là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu không nhập khẩu được nguồn lúa mì có chất lượng, dẫn đến hệ lụy về hoạt động sản xuất, việc làm của công nhân lao động.
Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Trần Duy Khanh nhận định, nếu lúa mì có chứa cỏ Cirsium được nhập khẩu về làm hạt giống thì nhất định phải cho tái xuất hoặc cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu lúa mì nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi, đều phải nghiền và xử lý nấu chín, thì cần xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng biện pháp tái xuất, cấm xuất hoặc tiêu hủy, bởi lẽ doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, vừa yếu về tiềm năng tài chính và công nghệ, cần phải linh hoạt trong áp dụng các biện pháp xử lý để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Khanh lập luận.
Ở góc độ khác, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đặt vấn đề: "Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?"
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: "Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?". (Ảnh: Hồng Quang)
Ông Thủy cho biết, hiện khoảng 75% sản lượng nhập khẩu phục vụ chế biến thực phẩm còn lại 25% sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. "Thức ăn chăn nuôi gắn liền với người nông dân, liệu nông dân có treo niêu không khi hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi cỏ Cirsium?"
Cần đánh giá tác hại của cỏ Cirsium thật cụ thể và cẩn trọng trước khi đi đến quyết định áp dụng các biện pháp đối với nhập khẩu lúa mì, ông Thủy kiến nghị./.
Theo CTV Hồng Quang/VOV.VN
Cục Thú y: Thịt bò điên tại Mỹ không thể lọt vào trong nước Sau khi một trang trại tại Mỹ phát hiện một ca nhiễm virus BSE hay còn gọi là bệnh bò điên, ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định, thịt bò Mỹ nhiễm bệnh không thể lọt vào trong nước. Hàn Quốc đang tăng cường kiểm tra các sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Mỹ,...