Báo động việc lạm dụng diễn viên đóng thế trên màn ảnh Hoa
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng hiếm khi xuất hiện trên trường quay.
Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân, tóc, mũi… đều tràn ngập tình tiết độc đáo và thú vị trong hậu trường. Loạt bài viết Muôn nẻo chuyện đóng thế và nghề độc nhất vô nhị sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại hình này cùng bí mật sau các cảnh quay hoàn hảo trên phim.
Nguồn cơn khiến diễn viên lười biếng
Cách đây không lâu, một nhân viên đoàn phim Cô phương bất tự thưởng (dự kiến ra mắt trong năm 2017) đã tiết lộ, nữ diễn viên chính của đoàn phim là Angelababy không bao giờ xuất hiện trên phim trường, thay vào đó là diễn viên đóng thế. Người này phải thay bà xã Huỳnh Hiểu Minh đóng phim, đọc lời thoại, thậm chí quay đặc cảnh gương mặt…
Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng chỉ hoàn thành một nửa trách nhiệm.
Thông tin trên khiến cư dân mạng vô cùng sửng sốt và chỉ trích Angelababy nhận cát-xê cao nhưng không làm đúng phận sự của một người diễn viên. Được biết trong phim này người đẹp nhận cát-xê lên tới 80 triệu NDT (265 tỉ đồng).
Để xác minh thông tin, phóng viên đã liên hệ đến đoàn phim và được biết, Angelababy vì quá bận rộn nên buộc phải sử dụng diễn viên đóng thế.
“Các hoạt động của nữ chính (Angelababy) quá nhiều. Trong hai tháng 5 và 6 vừa qua cô chỉ quay được tổng cộng 30 ngày. Những ngày còn lại đều phải sử dụng diễn viên đóng thế”, nhân viên đoàn phim tiết lộ.
Vì quá bận rộn, các diễn viên thường dùng diễn viên đóng thế cho các cảnh quay không rõ mặt
Người này cho biết thêm, nam chính của phim là Chung Hán Lương chỉ quay trong hai tháng 5 và 6, còn tháng 7 anh phải quay bộ phim khác. Do đó thời gian quay chung của nam nữ diễn viên chính không được quá một tháng.
Việc sử dụng diễn viên đóng thế hay không và sử dụng đến mức độ nào, số lượng diễn viên đóng thế bao nhiêu là đủ… đều là những yếu tố không phải do diễn viên quyết định.
Ông Lý – người từng phụ trách quay các phim cổ trang ăn khách như Mị Nguyệt truyệnvà Chân Hoàn truyền kỳ cho biết: “Những phim cổ trang đều là tác phẩm kinh phí lớn. Trước đây một đạo diễn là đủ nhưng giờ đây phải cần đến 3 – 4 tổ đạo diễn cùng thực hiện”.
Nam nữ diễn viên chính cũng chỉ có hai người. Đoàn phim cũng bị giới hạn thời gian, kinh phí… Thời gian gấp gáp, diễn viên không thể tự mình đảm nhận hết mọi việc, sử dụng diễn viên đóng thế được bao nhiêu thì cố tận dụng bấy nhiêu, như vậy đoàn phim cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền.
Sử dụng diễn viên đóng thế, vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp
Trong làng điện ảnh Trung Quốc hiện nay, đặc biệt đối với thể loại phim cổ trang thần tượng đang tồn tại hai vấn đề: Những ngôi sao thần tượng nhận cát-xê cao nhưng diễn xuất dở, bị công chúng “ném đá” dữ dội. Một phía khác là diễn viên đóng thế ngày càng xuất hiện nhiều. Họ gần như đảm nhiệm phần lớn các cảnh quay của một diễn viên thực sự.
Thậm chí, các ngôi sao còn nhờ người đóng thay cảnh phải đọc thoại dài
Trước những vấn đề trên, nhiều luồng ý kiến trái chiều được cư dân mạng Trung Quốc bàn tán xôn xao. Theo tổng hợp của trang Sohu, trên weibo của biên kịch nổi tiếng Uông Hải Lâm mới đây tiết lộ về hiện tượng “nhắc lời thoại”.
Video đang HOT
Uông nhận định: “Ngành điện ảnh cần phải chấn chỉnh và cấm tiệt thể loại nhắc lời thoại. Người diễn viên không thể diễn nổi vai của mình thì còn gọi gì là diễn viên? Các nhà sản xuất cho phép nhắc lời thoại chính là hành vi vô đạo đức”.
Rất hiếm những nghệ sỹ chân chính, dũng cảm từ chối sử dụng diễn viên đóng thế
Biên kịch Uông lấy ví dụ ở Hollywood không bao giờ sử dụng người nhắc lời thoại. Ông lấy ví dụ bộ phim Cloud Atlas có cảnh tài tử Tom Hanks vào vai xác ướp, phải nằm trên mặt đất hàng tiếng đồng hồ nhưng không sử dụng diễn viên đóng thế.
Trả lời trang tin Sohu, Uông Hải Lâm thừa nhận, nhắc lời chính là việc làm ẩu, làm bừa: “Yêu cầu cơ bản đối với một diễn viên là phải tự thuộc lời thoại của mình để cảm nhận tối đa hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật. Anh nhận cát-xê cao như vậy mà không diễn cũng không tự đọc lời thoại, đó chính là vấy bẩn đạo đức nghề nghiệp”.
“Diễn viên mà không diễn thì khác nào nhà báo cũng không viết báo, bác sĩ không khám bệnh. Xã hội này như thế thì loạn chắc?”, ông Uông chỉ trích.
Ngay như 1 diễn viên táo bạo như Trương Bá Chi cũng có lựa chọn an toàn
Cũng có ý kiến cho rằng nghề đóng thế còn tồn tại là nhờ tính hợp lý nhất định của nghề. Theo biên kịch Hải Phi từ đoàn phim Con chim se sẻ cho biết: “Diễn viên cần phải ngâm cứu và nung nấu, trăn trở với kịch bản, phải thuộc lời thoại nên rất khó làm tròn hết mọi việc. Trong những cảnh quay từ xa hoặc cảnh hành động có thể giao cho diễn viên có khả năng võ thuật chuyên nghiệp. Việc phân công hợp lý sẽ cho hiệu quả bất ngờ”, ông chia sẻ.
Về vấn đề đạo đức nghệ thuật, ông Lý từ đoàn phim Mị Nguyệt truyện cho rằng, các ngôi sao lên mặt làm chảnh hoặc tự cao cũng là điều nhức nhối: “Song với nhưng đoàn phim có thực lực và chân chính thường rất hiếm xảy ra tình trạng trên. Ví dụ tôi ở đoàn phim của đạo diễn Trịnh Hiểu Long hay Trần Khải Ca và không bao giờ gặp trường hợp diễn viên lên mặt kênh kiệu. Ở đó đạo diễn và diễn viên đều nhiệt huyết và hăng say lao động”.
Lưu từng đóng thế cho Lương Triều Vỹ.
Nói về hiện tượng diễn viên lạm dụng cascadeur, tờ Sohu dẫn lời một diễn viên gạo cội từng căn dặn anh Lưu, người từng đóng thế cho nhiều sao nam tên tuổi như Lương Triều Vỹ, Cổ Cự Cơ…: “Mỗi người đều phải cố gắng hết mình. Bạn không học hành, không tự nâng cao kỹ năng bản thân thì sớm muộn gì cũng bị đào thải, không ai mời bạn đóng phim đâu”.
Thật vậy, nếu không có thực lực, chỉ dựa dẫm vào người khác chắc chắn sự nghiệp của diễn viên đó sẽ không được bền lâu.
Cùng với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của nền điện ảnh Hoa ngữ, nghề diễn viên đóng thế càng lúc càng nhiều “đất dụng võ” các bạn trẻ theo đuổi. Đó chính là một trong số nguyên nhân gián tiếp khiến sao Hoa trở nên lường biếng, ỷ lại. Mời độc giả đón xem kỳ cuối: Muôn vàn lý do khiến sao Hoa lười biếng cậy nhờ diễn viên đóng thế vào trưa thứ 4 (12/10)!
Theo Long Hy (Dân Việt)
"Đại thoại Tây Du 3" gây bức xúc vì ngớ ngẩn, phản cảm
Nhiều tình tiết gây cười có phần miễn cưỡng khiến bộ phim trở nên nhạt nhẽo, thậm chí phản cảm.
Bom tấn hài thuộc thể loại thần thoại Đại thoại Tây Du 3/A Chinese Odyssey:Part Threevừa ra mắt đúng dịp tết Trung Thu (15.9) trong sự háo hức và kỳ vọng của hàng triệu khán giả đất nước tỷ dân.
Phim quy tụ dàn ngôi sao tên tuổi như ngôi sao võ thuật Ngô Kinh, Mạc Văn Úy, Chung Hân Đồng, Đường Yên, Hồ Tịnh, mỹ nam Hàn Canh...
Nhầm lẫn của Ngọc Đế khiến Tôn Ngộ Không ra đời muộn 500 năm.
Yếu tố giải trí được đặt lên hàng đầu cho một bộ phim hài được cho là phần tiếp theo của hai tác phẩm kinh điển do đạo diễn "vua hài nhảm" Châu Tinh Trì dàn dựng cách đây 20 năm. Tuy nhiên, yếu tố gây cười có phần miễn cưỡng, gượng gạo không giúp gợi lại cho người hâm mộ về Đại thoại Tây Du trước đây.
Tình tiết không ăn nhập 2 phần đầu
Nội dung phim khởi nguồn từ cuốn sách trời do Ngọc Đế (Hoàng Chính) ngốc nghếch viết nên, vì khinh suất khiến sách trời phạm lỗi sai lớn khi để Tôn Ngộ Không ra đời chậm những 500 năm.
Để sửa sai, Ngọc Đế đành tìm một người có tướng mạo giống y đúc Tôn Ngộ Không bằng cách ngoại tình với người đẹp Thanh Hà (Đường Yên), sinh ra một con khỉ 6 tai tên Tần Tường Lâm (Hàn Canh), tạm thời đóng giả Tôn Ngộ Không trong lúc đợi "phiên bản xịn" ra đời sau đó.
Mối duyên giữa khỉ 6 tai và Thanh Hà.
Lúc này, Tử Hà tiên nữ (Đường Yên) xinh đẹp sau khi biết kết cục đời mình qua chiếc hộp Nguyệt Quang bảo, nhưng vẫn cố tình nghĩ ra cách để mình trở thành cô gái đáng thương: Tác duyên cho người nàng yêu là Trí Tôn Bảo (Hàn Canh) với tình địch Bạch Tinh Tinh (Mạc Văn Úy).
Tuy nhiên, kế hoạch lụi bại và cô nàng tiếp tục nghĩ ra cách khác nhằm khiến Tôn Bảo đau lòng: Tự tìm đến Ngưu Ma Vương (Trương Siêu) để kết hôn.
Tử Hà tiên nữ.
Thế nhưng, khi ca khúc chủ đề phim Tình yêu một đời vừa cất lên, Tử Hà bèn nhận ra mình và Trí Tôn Bảo mới là một đôi trời se duyên và quyết định đến với chàng. Song, lúc này Ngưu Ma Vương đã phải lòng Tử Hà và ép nàng phải cưới hắn, ép Trí Tôn Bảo kết hôn với Hương Hương, chính xác là Thiết Phiến công chúa (Tạ Nam).
Trong khi đó, Tần Tường Lâm biết rằng con trai mình sau này chính là Đường Tăng (Ngô Kinh) bèn cùng Ngọc Đế ký kết hiệp định chung.
Trí Tôn Bảo của Hàn Canh.
Sau trận thư hùng sống mái của hai anh nhà Ngưu Ma Vương và em gái Ngưu Hương Hương (Trương Dao), Tần cùng con trai Đường Tăng lên đường lấy kinh. Liên khúc Bố ơi mình đi đâu thế và Tây Thiên cử kinh nổi lên réo rắt.
Ngọc Đế chính thức bắt tay viết tiểu thuyết Tây Du Ký. Như vậy Ngô Thừa Ân coi như bị "cướp công" bởi Tây Du Ký không phải do ông sáng tác mà chính là Ngọc Đế.
Hình ảnh cái kết khiến khán giả bất ngờ.
Rút cục phim với kết có hậu, Tử Hà sống ở kiếp cùng Trí Tôn Bảo. Trong khi cha con Tần Tường Lâm sau khi lây kinh từ Tây Thiên trở về, Tần cùng Thanh Hà bị biến thành ngọc bấc, con trai Đường Tăng ngày ngày ngồi dưới ánh đèn bấc, vừa nhìn cha mẹ vừa gẩy đàn tụng kinh.
Nhiều chi tiết ngớ ngẩn
Khoan bàn về dàn diễn viên cũng như tình tiết hư cấu, khoa trương đúng chất hài nhảm. Trước hết chính là cái kết ngớ ngẩn nói trên khiến người xem không ngờ.
Đường Yên hơi "nhừ" so với nhân vật.
Xét về diễn viên, Đường Yên được cho là quá già cho vai diễn Tử Hà tiên nữ. Chu Ân đóng vai diễn này khi mới 24 tuổi, trong khi Đường Yên đã ngoài 30, vì vậy cô được nhận xét không làm toát lên khí chất của một tiên nữ trong trắng, thuần khiết.
Hơn nữa, tinh cách nhân vật này đột nhiên trở thành con người tàn nhẫn và cay nghiệt khiến người xem có phần khó chịu:
Biết sau này sẽ hạnh phúc trăm năm cùng Trí Tôn Bảo nhưng vẫn tìm cách ghép đôi Tôn Bảo với Bạch Tinh Tinh, còn bản thân kết hôn với Ngưu Ma Vương để trả thù? Còn đâu hình ảnh Tử Hà dám yêu dám hận và yêu cuồng nhiệt của trước đây.
Trong toàn bộ các diễn viên, có thể nhận thấy Ngô Kinh được đánh giá cao hơn cả về diễn xuất. Anh thực sự nổi bật dù không được thể hiện sở trường cảa một ngôi sao võ thuật trong bộ phim.
Diễn xuất của Ngô Kinh đạt hơn cả.
Ngoài thất bại của các vai diễn, Đại thoại Tây Du 3 cũng khiến khán giả cảm thấy khó chịu bởi nhiều tình tiết phi lý. Toàn bộ phim không hề có sự xuất hiện của nhân vật Tôn Ngộ Không (được thay thế bằng hình ảnh khỉ 6 tai Tần Tường Lâm); Đường Tăng là con trai của một con khỉ...
Thua xa hai phiên bản đầu
Phiên bản cũ Đại thoại Tây Du từng khiến người xem xúc động, vẻ đẹp của nữ diễn viên Chu Ân trong vai Tử Hà vụt thành kinh điển, còn Trí Tôn Bảo mãi trở thành nhân vật được nhiều người yêu mến.
Cặp đôi trong phiên bản kinh điển.
Câu trả lời bởi Tử Hà của phiên bản cũ là người quả cảm dám yêu dám hận, Trí Tôn Bản phản lại số mệnh để rồi phải nhận lấy bi kịch vô hạn.
Hai phiên bản trước vốn đã thành kinh điển, song phần mới ra mắt và bắt người xem đi từ nguyên nhân do lỗi sai của cuốn sách trời mà Ngọc Đế viết nên, từ đó thay đổi 180 độ số mệnh các nhân vật cũng như cái kết của phim. Điều này thực sự khiến người hâm mộ cảm thấy khó có thể chấp nhận.
Cặp đôi của phiên b ản mới.
Thực tế dù đạo diễn Lưu Chấn Vỹ có sáng tạo nên Đại thoại Tây Du 3 như thế nào đi chăng nữa, thì hai phần do Châu Tinh Trì, Chu Ân, Mạc Văn Úy và Lam Khiết Anh từng thể hiện, đến nay vẫn khiến người xem ấn tượng và hoài niệm.
Thậm chí mỗi ánh mắt của nhân vật đều mang giá trị riêng. Đại thoại Tây Du 3 ra đời càng khiến khán giả thêm yêu và và nhờ những gì đã trở thành kinh điển của Đại thoại Tây Du trước đây.
Nhận xét về phần 3 của đạo diễn Lưu, tờ QQ phân tích một cách công bằng, nếu nhìn ở góc độ là một tác phẩm độc lập, chắc chắn bộ phim có một kết cấu hoàn chỉnh và khiến người xem có thể chấp nhận được dù tình tiết kịch bản được cho là quá vụng.
Theo Long Hy (Dân Việt)
Phạm Băng Băng khoe lưng trần gợi cảm trong phim để đời Tự nhận là vai diễn xấu nhất của mình từ trước đến nay nhưng Phạm Băng Băng vẫn khiến dân mạng xốn xang. Đoạn trailer có độ dài gần 2 phút mới được công bố nằm trong dự án phim điện ảnh Tôi không phải Phan Kim Liên (Tên cũ Tôi là Lý Tuyết Liên) đang thu hút nhiều sự quan tâm của...