Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia
Theo nghiên cứu được công bố ngày 28/3 tại Australia, những cồn cát ven biển ở bang Nam Australia (SA) đang bị thu hẹp lại do nước biển xâm lấn, với tốc độ đáng báo động.
Trong nghiên cứu này, một nhóm nhà khoa học từ Phòng Thí nghiệm Hệ thống Bãi biển và Cồn cát (BEADS) thuộc Đại học Flinders ở bang trên đã tiến hành đo đạc Bán đảo Younghusband – cồn cát ven biển dài nhất của Australia có chiều dài 190 km tại Công viên quốc gia Coorong, nơi họ đã phát hiện ra sự thu hẹp nhanh chóng của cồn cát do bị nước biển làm xói mòn. Kết quả cho thấy khu vực trung tâm của bán đảo này đang trong giai đoạn bị xói mòn bờ biển nghiêm trọng, thu hẹp 100 m kể từ năm 1980 với tốc độ trung bình là 1,9 m mỗi năm. Theo bản mô tả chi tiết trong nghiên cứu trên, một cồn cát mới đã phát triển trong thời gian chưa đầy 5 năm trên bán đảo Younghusband và đã mở rộng về phía đất liền hơn 100 m trong vòng 8 năm.
Đồng tác giả của nghiên cứu trên Patrick Hesp nêu rõ:” Tốc độ thu hẹp này đặc biệt nhanh và nếu xu hướng này tiếp tục mở rộng về phía Bắc và phía Nam như hiện tại, nó sẽ thay đổi đáng kể hệ thống cồn cát của Công viên Coorong”.
Video đang HOT
Theo ông Hesp, kết quả nghiên cứu nêu trên nên được coi là lời kêu gọi hành động để tăng cường nghiên cứu về các quá trình xảy ra ven biển, nhất là nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự gia tăng mực nước biển, biến đổi khí hậu trong tương lai và các hệ thống cồn cát ven biển.
Bang Nam Australia sẽ rà soát chính sách đối với học sinh, sinh viên Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã làm việc với chính quyền bang Nam Australia và đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại bang này.
Đại diện các bạn sinh viên Việt Nam tại Australia. Ảnh (tư liệu) minh họa: Văn Linh/Pv TTXVN tại Sydney, Australia
Trước đó, Bộ Giáo dục Nam Australia đã công bố một số thay đổi trong tiếp nhận học sinh từ 3 địa phương của Việt Nam (gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) theo học Chương trình Giáo dục quốc tế (International Education, cho học sinh đến lớp 12) tại bang.
Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Giáo dục bang Nam Australia cho biết luôn đánh giá cao các học sinh Việt Nam và sự đóng góp của học sinh Việt Nam đối với bang Nam Australia, cho biết sẽ rà soát chính sách đối với học sinh, sinh viên Việt Nam tại 3 tỉnh miền Trung nêu trên trong thời gian tới.
Trước đó, Bộ Giáo dục bang Nam Australia thông báo trong những tuần tới sẽ chào đón nhiều học sinh quốc tế trên khắp thế giới đến nhập học tại các trường công của quốc gia châu Đại Dương này theo Chương trình Giáo dục quốc tế. Thông báo nêu rõ Bộ Giáo dục bang Nam Australia đã xem xét lại các đơn xin học theo chương trình trên và đã quyết định đưa ra một số thay đổi về việc tiếp nhận học sinh Việt Nam, bao gồm:
Tạm thời không chấp nhận đơn xin học của học sinh đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An cho đến khi có thông báo mới. Học sinh từ tỉnh Quảng Bình cũng bị dừng nhận đơn xin học, nhưng quy định này có thể sẽ được xem xét lại vào tháng 3/2024.
Học sinh từ các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh cần phải giải trình rõ ràng về mục đích xin học, đưa ra các kế hoạch du học cụ thể
Học sinh từ các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Lâm Đồng cũng cần phải giải trình rõ ràng về mục đích xin học, và quy định này sẽ được xem xét lại vào tháng 8/2024.
Các quy định trên chỉ áp dụng cho học sinh theo học Chương trình Giáo dục quốc tế, không áp dụng với sinh viên đại học và học nghề.
Bộ Giáo dục bang Nam Australia đã cung cấp Chương trình Giáo dục quốc tế từ năm 1989. Trong thời gian này, hàng nghìn học sinh đã tới bang Nam Australia, trong đó các học sinh Việt Nam là một trong những nhóm đông đảo nhất. Khoảng 430 học sinh Việt Nam đã nhập học tại các trường học công ở bang Nam Australia năm 2023 theo chương trình này.
Hơn 150 trường học công được chỉ định của bang Nam Australia và một lượng lớn các cơ sở giáo dục khác ở khắp bang Nam Australia đã áp dụng chương trình học sinh quốc tế này. Chương trình này có các điều kiện và quy định cụ thể đối với các học sinh tham gia, các công ty tư vấn giáo dục và các gia đình người bản xứ đón tiếp học sinh nước ngoài (homestay). Học sinh cũng cần phải tuân thủ các điều kiện thị thực.
Liên quan đến việc 4 học sinh Việt Nam được cho là "không liên lạc được" tại bang Nam Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã và đang phối hợp với cảnh sát bang để tìm kiếm, hỗ trợ liên hệ và thông tin với gia đình các em.
Máy bay A330-200 của Qantas Airways hạ cánh an toàn với 1 động cơ Ngày 26/3, hãng hàng không Qantas Airways thông tin về sự cố động cơ hy hữu khiến phi công phải tắt 1 trong 2 động cơ của máy bay khi đang đến gần thành phố Perth tối 25/3. Một chiếc Qantas A330-200 cất cánh từ sân bay Sydney. Ảnh: karryon.com.au Theo người phát ngôn của Qantas Airways, hãng hàng không lớn nhất tại...