Báo động về số người di cư bị tử vong, mất tích ở Địa Trung Hải

Theo dõi VGT trên

Số người di cư bị tử vong và mất tích khi tìm cách vượt biển Địa Trung Hải vào châu Âu đã tăng 33% trong gần 10 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước.

Báo động về số người di cư bị tử vong, mất tích ở Địa Trung Hải - Hình 1
Người di cư Tunisia được lực lượng cứu hộ giải cứu trên Địa Trung Hải tới Lampedusa, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Giám đốc Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) New York, bà Ruven Menikdiwela đã công bố số liệu trên trong cuộc họp tại Hội đồng Bảo an LHQ ngày 28/9, nhấn mạnh đến nguy hiểm mà người di cư đối mặt trên tuyến đường biển vượt biển nhiều rủi ro này.

Cụ thể, bà cho biết tính từ 1/1 đến ngày 24/9, có hơn 2.500 người di cư thiệt mạng và mất tích trên biển Địa Trung Hải, trong khi con số trong cùng thời gian của năm 2022 là 1.680 người.

Menikdiwela một lần nữa nhấn mạnh tuyến đường di cư qua biển Địa Trung Hải từ các bờ biển Tunisia, Libya là một trong những tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới.

Cũng trong khoảng thời gian trên, có khoảng 186.000 người di cư thông qua tuyến đường biển Nam châu Âu đã đặt chân đến Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Cyprus và Malta. Trong số đó, có hơn 130.000 người đến Italy, tăng 83% so với cùng thời gian năm 2022.

Về điểm khởi hành của người di cư, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, ước tính có hơn 102.000 người tị nạn và di cư tìm cách vượt biển Địa Trung Hải từ Tunisia và 45.000 người từ Libya. Bà Menikdiwela cho biết thêm ước tính có khoảng 31.000 người đã được cứu trên biển hoặc bị chặn lại và đưa lên bờ ở Tunisia cùng 10.600 người tương tự ở Libya.

Trước áp lực nặng nề do lượng người di cư từ châu Phi ngày càng tăng, Italy đã phải tìm kiếm sự can thiệp của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời kêu gọi EU chia sẻ trách nhiệm để giải quyết vấn đề.

Video đang HOT

Lampedusa 'Điểm nóng' di cư ở cửa ngõ châu Âu

Nằm ở ranh giới giữa châu Âu và châu Phi, ở ngã ba hy vọng của người di cư và những căng thẳng ở châu Âu, hòn đảo Lampedusa đã được chú ý trên toàn thế giới kể từ khi có hàng nghìn người tị nạn đổ tới vào giữa tháng 9 này.

Lampedusa Điểm nóng di cư ở cửa ngõ châu Âu - Hình 1
Thuyền chở người di cư dồn dập đổ tới Lampedusa. Ảnh: Guardian

Hàng nghìn người di cư đã đổ tới bờ biển Lampedusa vào tuần trước, làm quá tải nguồn lực địa phương trên đảo.

Áp lực lớn lên hòn đảo nhỏ

Không có gì mới khi Lampedusa được coi là biểu tượng chính trị của cuộc đổ bộ dòng người di cư đến châu Âu. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp mới nhất, khi có tới 15.000 người đến đảo chỉ trong vài ngày, có thể đã được thấy trước và ứng phó phù hợp với một quốc gia có quy mô như Italy. Tình hình ở đây trở thành một cuộc khủng hoảng chỉ vì bản thân dân số trên đảo chí có 6.000 người.

Lampedusa đã trải qua làn sóng người di cư tương tự vào năm 2011, sau cuộc Cách mạng Tunisia. Một lượng lớn người dân đã vượt Địa Trung Hải để chạy trốn tình trạng bất ổn chính trị trong nước sau khi chế độ cầm quyền sụp đổ, và dân số trên đảo đã tăng gấp đôi chỉ sau vài tuần.

Vào thời điểm đó, chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi vừa thực hiện một thỏa thuận với Libya để ngăn chặn người di cư rời đất nước, vừa đe dọa sẽ hồi hương tất cả người Tunisia đến Lampedusa. Trong hai tháng, khi cuộc tranh luận chính trị diễn ra, những người di cư cũng như người dân trên đảo đều bị chính quyền Italy bỏ rơi, nhiều người phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Khi đó, cộng đồng, nhà thờ và các tổ chức phi chính phủ đã thay thế nhà nước, phân phát thức ăn và quần áo cho người di cư.

Cuộc khủng hoảng năm 2011 rất giống với cuộc khủng hoảng ngày nay cả về điều kiện ở Bắc Phi (lúc đó là Mùa xuân Arab, còn ngày nay Tunisia đang khủng hoảng kinh tế, trong khi Maroc hứng chịu thảm họa động đất và Libya bị càn quét bởi lũ lụt thảm khốc), cũng như về chính trị ở Italy. Nhưng dường như bài học vẫn chưa được châu Âu rút ra.

Các biện pháp khắc phục tương tự đang được thúc đẩy: thỏa thuận với các chính phủ châu Phi để ngăn chặn người dân ra đi, thay vì các chính sách di cư dài hạn nghiêm túc.

Những cam kết cứng rắn tương tự cũng đang được đưa ra, cảnh báo việc hồi hương, mà ngay cả những người tuyên bố như vậy cũng biết rằng không thể thực hiện được trên thực tế.

Lampedusa Điểm nóng di cư ở cửa ngõ châu Âu - Hình 2
Người dân chờ đợi trên con đường dẫn đến trung tâm tiếp nhận người di cư ở Lampedusa. Ảnh: Guardian

Trong làn sóng di cư gần đây nhất, khoảng 11.000 người đã đến đảo bằng thuyền trong vòng 4 ngày, với mức cao nhất là 5.000 người chỉ riêng vào ngày 12/9. Có thời điểm, có tới 60 chiếc thuyền nhỏ chen chúc chật kín người ở cảng, tất cả xếp hàng giống như cảnh chờ đợi ở trạm thu phí đường cao tốc. Trên bến cảng, ngư dân nói với nhau rằng Lampedusa đã bị bỏ rơi: "Cả mùa hè, các phóng viên truyền hình đã ở đây nói về sự gia tăng số lượng cập bến, nhưng chúng tôi vẫn phải đối phó một mình; chúng tôi thì có thể làm gì một mình chứ?"

Quả đúng như vậy, kể từ tháng 8, lượng người di cư đến đảo Lampedusa đã tăng gấp đôi so với năm 2022 và tăng gấp ba so với năm 2021 - vì vậy đối với người dân trên đảo, việc không có các biện pháp phòng ngừa là không thể chấp nhận được.

Một số thuyền mới đến mắc cạn trên các bãi biển của hòn đảo, đâm vào đá và lật úp cùng với hàng hóa là người, đòi hỏi các hoạt động cứu hộ nguy hiểm trên biển. Hai trẻ sơ sinh đã tử vong trên biển - và trên bờ, xe cứu thương không thể hỗ trợ tất cả những người cần giúp đỡ: những phụ nữ mất nước không thể cho con bú hoặc những đứa trẻ bị thương, đầy ruồi bâu.

Hàng nghìn người chen chúc tại "Điểm nóng" - biệt danh mà người dân địa phương gán cho trung tâm giam giữ người di cư, vốn chỉ có sức chứa 400 người. Hàng nghìn người khác phải chờ hàng giờ dưới nắng trên mặt đường nhựa nóng bỏng của bến tàu Favaloro, và chỉ được làm mát bằng vòi rồng và bị cảnh sát chống bạo động khống chế.

Hội Chữ thập đỏ Italy, cơ quan điều hành "Điểm nóng", đã cảnh báo rằng họ không có đủ khả năng phân phối nước và thực phẩm cho tất cả mọi người. Sự can thiệp nhân đạo duy nhất đến từ nhà thờ, nơi phân phát bữa ăn với sự giúp đỡ của người dân, tình nguyện viên và thậm chí cả khách du lịch.

Một nhóm cư dân Lampedusa đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài tòa thị chính, chặn một chiếc xe buýt của Hội Chữ thập đỏ chở đầy người di cư để thể hiện sự phản đối của họ trước tin đồn thành lập trại tiếp nhận người di cư. Điều bất ngờ là cuộc biểu tình lại được dẫn đầu bởi phó thị trưởng hòn đảo, Attilio Lucia, một thành viên của đảng Liên đoàn Salvini.

Áp lực đè lên Lampedusa cuối cùng đã giảm bớt hôm 23/9, đúng lúc Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đến đảo. Nhưng thông điệp đến với cư dân Lampedusa là sẽ không có gì thay đổi ở Brussels hay Rome, và do đó ở Lampedusa cũng vậy.

Công bằng cho những người di cư

EU sẽ tiếp tục các chính sách đóng cửa biên giới của mình, mặc dù đã có thêm 28.000 người chết ở Địa Trung Hải trong vòng 10 năm kể từ thảm kịch ngoài khơi Lampedusa năm 2013 làm 368 người tử vong, khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu khi đó, José Manuel Barroso, phải tuyên bố "không bao giờ để lặp lại" thảm kịch tương tự.

Lampedusa Điểm nóng di cư ở cửa ngõ châu Âu - Hình 3
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đến thăm đảo Lampedusa, Italy hôm 23/9. Ảnh: AFP

Chính phủ ở Rome sẽ không yêu cầu những người bạn của họ ở Ba Lan và Hungary phải gánh vác trách nhiệm công bằng đối với người di cư và người xin tị nạn. Họ sẽ không cử tàu hải quân đến thực hiện cứu hộ ở vùng biển ngoài khơi phía nam Lampedusa hoặc vận chuyển người đến các cảng lớn hơn khác của Italy. Người dân Lampedusa từ lâu đã yêu cầu một sáng kiến ​​như vậy, tương tự như chương trình Mare Nostrum - hoạt động nhân đạo do cựu Thủ tướng Enrico Letta phát động sau vụ đắm tàu ​​nghiêm trọng ở Lampedusa năm 2013.

Thay vào đó, chính phủ hiện tại của Thủ tướng Meloni sẽ dồn mọi nỗ lực vào các biện pháp đã tỏ ra không thành công trong quá khứ, như: xây dựng thêm các trung tâm hồi hương cho những người xin tị nạn thất bại và kéo dài thời gian giam giữ lên 18 tháng đối với những người di cư bất hợp pháp.

Chính phủ của nữ Thủ tướng Meloni đã gọi làn sóng di cư đổ tới Lampedusa là một "cuộc xâm lược" và một "hành động chiến tranh". Nhưng thị trưởng hòn đảo, Filippo Mannino, lại nói khác. "Hòn đảo này đã sống chung với hiện tượng đó suốt 30 năm nay, nhưng người ngoài lại có cảm nhận rằng ở đây hoàn toàn hỗn loạn: "Đảo sụp đổ', 'Đảo bị tấn công'. Không phải vậy", ông Mannino nhấn mạnh.

Người dân Lampedusa không sử dụng những lời lẽ thù địch như của các nhà lãnh đạo chính trị Ý. Họ chỉ kiến nghị đối mặt với thách thức này, tìm ra giải pháp nhân đạo để những người dân địa phương sẵn lòng bảo vệ những người đi biển không bị trôi dạt.

Ông Mannino nói: "Tôi không phải là người có thể quyết định giải pháp vì tôi chỉ là thị trưởng của một hòn đảo nhỏ. Nhưng chúng ta phải lựa chọn xem có đối xử với mọi người như nhau hay không, dù họ là người Ukraine chạy trốn chiến tranh hay người châu Phi chạy trốn chiến tranh và đàn áp. Chúng ta đối xử với họ như nhau hay theo màu da của họ?".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Ngủ lại nhà bạn trai, nửa đêm đi vệ sinh tôi hét thất thanh khi thấy 2 người 'quấn' lấy nhau trên ghế sofa
05:40:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Nước Anh đón tuyết đầu mùa

08:59:26 20/11/2024
Khoảng 64 trong tổng số 120 chuyến tàu của công ty đường sắt East Midlands Railway đã bị hủy hoặc chậm ít nhất nửa giờ. Gần 200 trường học ở England và xứ Wales cũng buộc phải đóng cửa do thời tiết lạnh.

Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

08:57:41 20/11/2024
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.

UNESCO vinh danh gốm Hy Lạp với kỹ thuật cổ xưa

08:51:35 20/11/2024
Ông Kouvdis chia sẻ: Được UNESCO công nhận là một vinh dự lớn đối với tôi. Máy móc có thể sản xuất gốm nhanh gấp nhiều lần, nhưng không thể thay thế được sự tỉ mỉ trong kỹ thuật thủ công .

Quan hệ ViệtNhật không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả trên các lĩnh vực

08:49:22 20/11/2024
Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất trong khu vực, Top 40 nền kinh tế hàng đầu, Top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Ba nhà nghiên cứu tử vong trong sự cố thử nghiệm xe tại Hàn Quốc

08:46:56 20/11/2024
Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc cũng đã cử thanh tra lao động đến hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc và xem xét khả năng áp dụng Đạo luật trừng phạt tai nạn nghiêm trọng.

Rạn san hô Great Barrier đối mặt với tình trạng san hô chết hàng loạt tệ nhất trong lịch sử

08:41:38 20/11/2024
Nhà nghiên cứu Mike Emslie đã mô tả mùa hè năm ngoái là một trong những sự kiện tẩy trắng san hô nghiêm trọng nhất mà Great Barrier từng phải trải qua, với mức độ vượt qua các lần trước đó.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Nông dân Anh biểu tình quy mô lớn để phản đối chính sách thuế mới

05:47:10 20/11/2024
Tuy nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp và Đất đai Quốc gia cho biết sẽ có gần 70.000 trang trại bị ảnh hưởng, cho rằng biện pháp thuế mới sẽ gây tổn hại đến các doanh nghiệp gia đình và làm mất ổn định an ninh lương thực.

Hezbollah nhất trí về dự thảo ngừng bắn

05:43:45 20/11/2024
Dự thảo ngừng bắn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngoại giao do Mỹ dẫn đầu nhằm chấm dứt cuộc xung đột leo thang kể từ cuối tháng 9, khi Israel phát động cuộc tấn công lớn vào Hezbollah sau các vụ đụng độ ở biên giới.

Trung Quốc khẩn trương ứng phó với bão Man-yi

05:41:09 20/11/2024
Cơ quan Khí thượng Trung Quốc cho biết do kết hợp với luồng không khí lạnh, bão Man-yi dự kiến sẽ gia tăng cường độ dọc khu vực duyên hải tỉnh Quảng Đông.

OPEC 'lạc lối' giữa sóng gió toàn cầu

05:21:42 20/11/2024
Cuối năm, khi các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh thông báo sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 1/2025, họ lại phải đối mặt với một sự kiện mới: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Gián đoạn dịch vụ đường sắt toàn Sydney do đình công

05:19:14 20/11/2024
Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển trong nội đô, tình trạng gián đoạn này còn ảnh hưởng đến các chuyến tàu liên thành phố, gây khó khăn cho người lao động ngoại ô Sydney thường đi làm bằng tàu.

Có thể bạn quan tâm

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên

Sao việt

10:30:30 20/11/2024
Thay vì bình phẩm nhan sắc, giờ đây khán giả nhắc về Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh nhiều hơn ở khía cạnh học thức, sự nghiệp và hôn nhân.

Lời cảnh báo của Mourinho thành sự thật

Sao thể thao

10:29:27 20/11/2024
Nhìn lại những lời phát biểu của Mourinho về ban lãnh đạo Roma - những người mà ông gọi là không hiểu gì về bóng đá , người hâm mộ đội bóng thủ đô Italy giờ đây càng thêm phần thấm thía.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

Lạ vui

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

"Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?": Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng

Ẩm thực

09:59:10 20/11/2024
Chúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.

Pha rượu với giấm trắng có lợi ích gì?

Làm đẹp

09:57:09 20/11/2024
Ngoài công dụng chính, giấm trắng và rượu đều có thể đem lại nhiều lợi ích khác trong gia đình. Những tác dụng của hai nguyên liệu này được mở rộng hoặc nhân lên khi kết hợp chúng với nhau.

Lịch âm ngày 20/11/2024. Xem ngày 20/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

09:49:05 20/11/2024
Xem lịch âm ngày 20/11/2024 (Thứ 4), lịch vạn niên ngày 20/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,... trong ngày 20/11/2024

Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ

Tin nổi bật

09:16:39 20/11/2024
Theo thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ, do được nghỉ học nên 10 em học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao đoạn thuộc địa phận khu 1, xã Hiền Quan để chơi. Sau đó có sáu em xuống tắm sông, một em bơi được vào bờ còn năm em mất...

Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt

Sức khỏe

09:13:59 20/11/2024
Các chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid trong củ cải trắng giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.