Báo động về những người tâm thần gây án
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I hàng năm “tiếp đón” hàng chục bệnh nhân tâm thần, đồng thời cũng là đối tượng trong nhiều vụ trọng án phải vào viện theo diện “bắt buộc chữa bệnh”.
Trước khi gây án, họ cũng là những người bình thường như chúng ta. Nhưng khi căn bệnh bột phát thì chẳng ai đoán được điều gì sẽ xảy ra…
1. Bước vào hàng lang Khoa điều trị số 2 (khoa cấp tính nam) Bệnh viện Tâm thần trung ương, tôi đã có chút rờn rợn. Để vào được đây, phải bước qua một cánh cửa sắt dày, luôn được canh phòng cẩn mật bởi một người đàn ông to béo. Ông ta luôn nở một nụ cười thoạt nhìn thì thấy dễ thương, song lại ẩn chứa điều gì đó quái dị.
Bệnh nhân Đặng Văn Thanh (trái) và Nguyễn Đăng Việt.
Tại phòng bác sỹ trưởng khoa, chúng tôi được gặp bệnh nhân Đặng Văn Thanh (SN 1968 trú tại Hồng Châu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc). Ngay từ giây phút giáp mặt đầu tiên, tôi đã thoáng rùng mình. Người đàn ông có thân hình cao to, rắn chắc song khuôn mặt thì phải nói là… lạnh như đóng băng. Đặc biệt là đôi mắt lúc nào cũng nhìn trừng trừng, như thể sắp ăn tươi nuốt sống người đối diện.
Cái nhìn đầy ám ảnh của ông ta khiến tôi không thể không liên tưởng đến ánh mắt của bác sỹ giết người hàng loạt Hannibal Lecter trong bộ phim nổi tiếng “Sự im lặng của bầy cừu”. (Trong bộ phim này, Hannibal được khắc họa là một bác sỹ thông minh song đầy độc ác, nham hiểm và điên loạn).
Lấy hết can đảm, tôi mời ông ta ngồi bên và từ từ hỏi chuyện. Đặng Văn Thanh kể lại hành động sát hại những người thân trong gia đình một cách “tự nhiên, bình thản” càng khiến chúng tôi ám ảnh, xót xa.
Thanh vốn là một nông dân cần cù chất phác ở xã Hồng Châu, cả đời chỉ biết đến đồng lúa, củ khoai. Nhưng thật đáng sợ, trong bộ não của ông ta lại ẩn chứa căn bệnh nguy hiểm – tâm thần phân liệt. Khi gặp một kích thích ông ta có thể có những hành động ghê rợn mà ít ai có thể tưởng tượng được.
Vào một buổi chiều đầu tháng 3-2015, Đặng Văn Thanh ở nhà xem tivi. Lúc đó cô con gái Đặng Thị Thủy cũng đang ở nhà. Thủy sinh năm 1992, làm nghề cắt tóc gội đầu. Từ nhỏ đến lớn, Thủy luôn là cô gái ngoan ngoãn, có hiếu với cha mẹ. Mặc dù đã lấy chồng, song Thủy thường xuyên qua nhà thăm nom, có món ăn gì ngon là Thủy đều mang sang cho bố mẹ. Nhưng thật không ngờ, buổi chiều hôm đó lại là ngày cuối cùng của Thủy.
Sau nhiều ngày mất ngủ, đầu óc ông Thanh lúc nào cũng căng như dây đàn. Ông ta không thể điều chỉnh nổi hành vi của mình. Và khi cơn điên nổi lên, người đàn ông vốn là lực điền ấy đã dùng dao chém nhiều nhát vào người con gái, khiến cô tử vong tại chỗ. Bản thân Thanh sau khi gây án cũng đã cắt cổ tay tự sát, đồng thời còn dùng dây điện quấn vào tay, nối vào ổ điện. Tuy nhiên ông ta đã không chết.
Thanh kể, khi gây án ông ta không hề biết một tí gì. Ông không nhớ đã lấy con dao ở đâu, không nhớ chém vào chỗ nào, cũng không biết đã tự sát. “Lúc đó tôi chỉ thấy đầu óc mơ mơ tỉnh tỉnh, chân tay hoạt động một cách vô thức”. Khi mà nhận thức được vấn đề thì ông đang ở trong bệnh viện. Hành vi man rợ kia ông chỉ được biết qua lời kể của bạn bè và các chiến sỹ công an mà thôi.
Thanh chỉ nhớ mang máng rằng, thời điểm trước khi gây án ông ta bị mất ngủ triền miên. Đêm nào cũng thức chòng chọc từ chập tối đến sáng bảnh, và đầu óc cứ lộn tùng phèo. Thanh cố lết ra tiệm thuốc đầu làng mua một vốc thuốc ngủ. Rồi mỗi lần ông uống 3-4 viên, chợp mắt được 1-2 giờ đồng hồ rồi lại tỉnh dậy. Nhiều hôm liền như thế thì gây ra sự việc tày trời ở trên.
Sau vụ án, cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc xác định nguyên nhân là do bệnh tâm thần tái phát, Đặng Văn Thanh được đình chỉ điều tra và đưa đi chữa bệnh bắt buộc. Bà vợ không chịu nổi cú sốc, đã phải bươn bải vào TP. HCM, sống cùng cậu con trai.
Cũng ít ai biết rằng gần hai mươi năm trước, chính Đặng Văn Thanh đã dùng dao chém chết một người cháu ruột của ông ta – trong một cơn điên. Khi đó gia đình đã đưa ông đi chữa bệnh nhiều năm, khi thấy bệnh tình thuyên giảm thì trở về quê tiếp tục làm ăn. Cũng với cái giọng u buồn, lạnh lẽo, Đặng Văn Thanh cho biết dù sự việc đã xảy ra được hơn một năm song cứ nghĩ đến hình ảnh con gái, Thanh lại khóc.
Theo bác sỹ ở khoa, khi được đưa vào đây bệnh nhân Thanh có biểu hiện bị trầm cảm nặng. Thanh không giao tiếp với ai, cũng hiếm người có thể giao tiếp được với ông ta. Thanh không biết, không nhớ được vì sao lại bị đưa vào bệnh viện. Qua một thời gian dài điều trị, sức khỏe tâm thần của ông ta mới dần trở lại bình thường. Nhưng không ai dám chắc rằng, khi được trở về nhà, thiếu sự chăm sóc theo dõi của những người có chuyên môn căn bệnh kia sẽ không bao giờ tái phát!
2. Nếu Đặng Văn Thanh để lại cái nhìn ám ảnh cho người đối diện, thì bệnh nhân H.Đ.L. (SN 1994, trú tại Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại khiến cho chúng tôi có một cái nhìn khác về căn bệnh tâm thần. Dù đang trong thời kỳ chữa bệnh, và trước một tương lai mờ mịt song L. lại nói chuyện với chúng tôi với một sự thoải mái lạ lùng. L. có khuôn mặt xinh trai, trắng trẻo và tường thuật lại quá trình gây án rõ ràng, khúc chiết, và thường xuyên mỉm cười (!?)
Hàng lang khoa điều trị cấp tính nam (Khoa 2) Bệnh viện Tâm thần TW.
Một buổi chiều tháng 7-2015, L. thấy người lâng lâng. Cậu bước ra khỏi nhà trong trạng thái vô thức, trong tay thủ sẵn một chiếc dùi cui điện (Có vẻ như cậu muốn đóng vai một người hùng). Rồi L. gọi một chiếc taxi, bảo tài xế chạy đến khu vực An Dương (Tây Hồ, Hà Nội).
Tại đây, L. bất ngờ rút ra chiếc dùi cui điện gí vào cổ tài xế. Không may cho L., người tài xế bật cửa thoát ra ngoài, cùng quần chúng nhân dân tóm cổ tên cướp tại trận.
Sau đó, L. được thưởng thức “cơm cân, áo số” trong nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ. Xác định L. bị bệnh tâm thần phân liệt, cơ quan tố tụng đã ra quyết định đưa cậu ta vào bệnh viện chữa trị.
L. kể vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, L. được bố mẹ hết sức yêu chiều. Từ bé đến lớn L. chỉ học và chơi. Đặc biệt L. là người ham chơi thể thao, rất thích đá bóng.
Video đang HOT
- Vậy thì lý do nào khiến em mắc bệnh?
- Chắc tại do em xem phim quá nhiều!
- Nhiều là bao nhiêu?
- Nếu không có việc gì thì em xem cả ngày, thâu đêm suốt sáng, ngày này qua ngày khác…
- Em xem những phim gì?
- Phim gì em cũng xem!
L. tỏ ra hào hứng kể. “Em bắt đầu biết “cày” phim từ khoảng một chục năm trước. Các loại phim hành động, giả tưởng của Mỹ, như phim của Mavell – là em cày không sót một tập. Kiến thức phim ảnh của em ngay cả những nhà phê bình cũng phải… xách dép”. L. có thể nhớ được từng tập phim, thời gian phát hành, đạo diễn, các diễn viên chính… L. còn hào hứng bảo rằng mong sẽ được sớm ra viện để còn theo dõi bộ phim mới nhất của Mavell!
- Vậy ra em bị bệnh là do phim ảnh?
- Dạ cũng không hẳn, trước đó em đã có ảo giác rằng ai đó đang muốn sát hại em, nên em phải cảnh giác. Em phải chủ động đi tìm đối phó với họ trước.
- Thời gian ở trại tạm giam, ở bệnh viện em cảm thấy thế nào?
- Ôi em nhớ mẹ lắm ạ. Từ nhỏ đến giờ hiếm khi em phải xa mẹ, xa gia đình lâu như thế này. Nhất là vào những dịp lễ, tết em lại nhớ bằng thời điểm này năm trước mình đang làm gì, mẹ nấu món gì cho ăn… Em cứ khóc mãi!
Nói về tương lai, cậu sinh viên đang học dở năm thứ 2 trường đại học T. cho biết. Nhẽ ra thì giờ này em đang đi thực tập, chuẩn bị ra trường rồi. Vậy mà nay phải ở đây, rất có thể còn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật nữa.
- Em có mong đến ngày về?
- Dạ em ở đây lâu rồi, về sớm hay muộn cũng không quan trọng!
3. Cũng trạc tuổi L., bệnh nhân Nguyễn Đăng Việt (SN 1993, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) lại cho chúng tôi một cái nhìn khác về căn bệnh tâm thần. Theo hồ sơ vụ án, tháng 10-2014, Việt cùng hai đối tượng gây ra vụ cướp xe máy của một nữ sinh. Hỏi Việt có nhớ về vụ việc này không, Việt bảo chỉ nhớ láng máng. Đầu giờ chiều hôm ấy, Việt đang chơi game tại một quán Internet thì có hai cậu trai làng rủ đi chơi. Việt leo lên xe máy của họ, rồi đến khu vực đê Đông Du (Quế Võ).
Thấy chị Mai Thị T. đang đứng cách đó không xa cả nhóm dừng lại. Việt dựng xe ở trên đê, một đối tượng xông vào hành hung cô nữ sinh cướp chiếc xe máy và điện thoại di động. Cả nhóm mang chiếc xe bán cho một người quen trong xã lấy 600 ngàn đồng. Việt sau đó được xác định bị bệnh tâm thần, nên phải đi chữa bệnh bắt buộc.
Việt kể nhà em có ba anh em trai, người anh cả đã mất vì bạo bệnh. Việt bỏ học từ sớm, ở nhà làm ruộng và chăn bò cho bố mẹ. Sở thích của Việt là lên mạng Internet. Việt có thể ngồi đồng từ sáng đến chiều chỉ để chơi bài “tiến lên” và vào mạng xã hội facebook. Đầu năm 2014, bố của Việt trong một cơn say rượu đã gây tai nạn giao thông và mất.
- Em có uống được rượu không?
- Dạ không ạ, chỉ một chén là em đã đỏ mặt.
- Sao em lại đi cướp? Em thiếu tiền à?
- Dạ không, mấy anh kia rủ thì em đi cùng thôi.
Trong suốt cuộc nói chuyện, lúc nào đôi mắt của Việt cũng ngây ngây, dại dại. Thân hình khẳng khiu, tiều tụy, hai bàn tay của cậu ta cứ xoắn vào nhau. Lúc di chuyển thân hình Việt cứ co ro khúm núm rất đáng thương. Có vẻ như cậu ta vẫn chưa thoát ra khỏi những ảo giác của căn bệnh tâm thần phân liệt. Hỏi Việt vào đây lâu thế có nhớ ai không. Việt ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời, chỉ nhớ…game thôi!
Thiếu cơ sở pháp lý và nguồn nhân lực để chữa bệnh cho người tâm thần gây án
Bác sĩ La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 – cho chúng tôi biết. Bệnh viện là một trong 5 cơ sở tiếp nhận người bệnh bắt buộc, hoạt động theo nghị định 64 “thực hiện thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”.
Tuy nhiên, một vướng mắc ở đây là chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc điều trị một cách chủ động, thông suốt.
Ví dụ bệnh nhân theo diện chữa bệnh bắt buộc được đưa vào đây sẽ được quản lý như thế nào? Việc bảo vệ sẽ tiến hành ra sao, cơ sở vật chất cũng như con người để chăm sóc cho những người bệnh này cũng chưa rõ ràng.
Thời gian vừa qua trên tinh thần trách nhiệm hết lòng vì người bệnh, mỗi khi cơ quan tố tụng có công văn yêu cầu thì bệnh viện đều tiếp nhận các bệnh nhân vào chữa bệnh bắt buộc, song phải tổ chức “rải” ở các khoa (vì không có chuyên khoa). Bên cạnh đó, Quyết định 64 cũng có chỗ thiếu rõ ràng khi quy định: “Khi nào người bệnh khỏi thì sẽ tiến hành thủ tục cho ra viện”.
Theo bác sỹ Cương thì rất khó có thể nói bệnh nhân nào là “khỏi” mà chỉ có thể nói là bệnh nhân đã hết các triệu chứng trong một thời điểm, giai đoạn nào đó. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi trong lần soạn thảo sau.
Theo An ninh Thế giới
Tường trình từ ... nhà H
Mặc dù đã nghe nhiều về hậu quả từ thứ ma túy chết người này mang lại, song có mặt tại một số bệnh viện tâm thần, chúng tôi không khỏi sởn da gà khi chứng kiến những ảo giác từ ma túy đã và đang hủy hoại thể xác, tinh thần của biết bao thanh niên, học sinh, sinh viên...
"Suýt chút nữa cháu đã chém chết bố mẹ"
Chúng tôi có mặt tại Khoa điều trị rối loạn tâm thần liên quan đến nghiện chất vào một buổi chiều mùa xuân. Thời tiết khá dễ chịu, nắng vàng, gió hiu hiu thổi. Dãy hành lang khá im ắng, thi thoảng có những bệnh nhân đi lại vật vờ. Nhưng trái ngược với cảnh tĩnh lặng ấy, nếu đến bệnh viện vào một thời điểm khác, nhất là khi bệnh nhân đang lên cơn "ngáo" thì...
Còn nhớ tháng 12-2015 các bác sỹ, y tá ở đây được một phen "náo loạn" khi người nhà đưa bệnh nhân Bùi Tuấn H. (SN 1979 trú tại phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện. Trong cơn phê thuốc, H. liên tục quẫy đạp, miệng lảm nhảm những từ ngữ vô nghĩa. Phải bốn, năm thanh niên to khỏe mới giữ được tay chân chuyển H. vào phòng điều trị.
Người nhà của anh ta kể lại, khoảng 5 giờ sáng ngày 3-12-2015, sau một đêm "đập đá" tơi bời khói lửa, H. thấy người bứt rứt quá liền trèo từ ban công nhà mình lên cây bàng ở nhà bên. Rồi anh ta cứ thế nhún nhảy trên cành cây, gào thét điên loạn: "Bố mẹ ơi cứu con với", "Người dân cả phố ơi thức dậy đi"... Lực lượng Cảnh sát PCCC và công an phường đã dùng đệm đặt xuống phía dưới đề phòng anh ta nhảy xuống và thuyết phục, song H. không hợp tác, tiếp tục hò hét, "nhảy múa" trên cây.
Hành lang Khoa H Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - nơi chứng kiến nhiều pha quậy tưng bừng của con nghiện đá.
7 giờ sáng lực lượng chức năng mang xe thang đến tiếp cận để đưa anh này xuống. Tuy nhiên, H. đã dùng chân đạp và bẻ cành cây bàng để vụt lại gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng cứu hộ. Khoảng hơn 8 giờ cùng ngày, phải cần đến 5 chiến sĩ cảnh sát tiếp cận, khống chế và trói ngay trên cây mới có thể đưa anh ta xuống đất an toàn. Rồi H. được đưa thẳng vào bệnh viện trong tình trạng hoang tưởng nặng nề.
Bác sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa H, người có thâm niên hơn 20 năm công tác tại bệnh viện cho chúng tôi biết: Từ khoảng năm 2010 bệnh viện bắt đầu tiếp nhận những bệnh nhân nghiện ma túy đá đầu tiên. Và bản thân bác sỹ Tuấn cũng không ngờ rằng, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện, với mức độ tổn thương tinh thần, thể xác ngày một tăng.
Những con nghiện này khi lên cơn "vật" thuốc, hoặc khi muốn "xả đá" thì có thể gây nên những chuyện không ai có thể tưởng tượng nổi. Như trường hợp của bệnh nhân Phạm Văn P. (21 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). P. vốn đang là sinh viên của một trường đại học khá nổi tiếng ở thủ đô. Gia đình có điều kiện, nên P. luôn được bố mẹ đáp ứng tất cả các yêu cầu vật chất. Ông bà của P. còn thường xuyên cho tiền cậu để mua cái này cái nọ. Nhưng rồi một ngày nọ, bà mẹ phát hiện ra P. ít ăn, ít ngủ cơ thể gầy rộc. P. cũng hay chơi cùng bạn bè, đêm muộn mới về nhà. P. trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng...
Khoa H (tên đầy đủ là Khoa điều trị rối loạn tâm thần liên quan đến nghiện chất) Bệnh viện Tâm thần Hà Nội mỗi năm "đón tiếp" hàng trăm con nghiện ma túy đá vào cai. Số này có những người bị trầm cảm sau khi "đập đá" một thời gian dài, song có rất nhiều bệnh nhân đã từng lên cơn... cuồng điên vì đá.
Đỉnh điểm, có lần P. còn cầm cả chiếc bát ăn cơm ném vào bậc sinh thành của mình do bà mẹ... ép ăn. Gia đình P. lo sốt vó, vội đưa cậu ta vào bệnh viện tâm thần Hà Nội để thăm khám. Chỉ qua vẻ bề ngoài, các bác sỹ đã có thể phát hiện ra P. là một con nghiện ma túy đá. Sau một tuần được điều trị cắt cơn, tiêm thuốc giải độc... P. dần dần tỉnh lại. Hôm ra viện P. còn tâm sự "rất thật" với bác sỹ Tuấn rằng "có lần cháu đã định dùng dao chém bố mẹ, vì cứ ngỡ họ là... hai con gấu định tấn công cháu!".
Bệnh nhân Nguyễn Anh T. (27 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) cũng nhập viện trong tình trạng hoang tưởng cao độ, rối loạn về tri giác; trí nhớ, thể lực bị giảm sút trầm trọng.
Trước mặt chúng tôi là một cậu thanh niên cao to, trắng trẻo. Tuy nhiên, khuôn mặt của T. thì đúng là của một người bệnh. Đôi mắt lờ đờ như người mất hồn, cái miệng lúc thì cười, lúc lại lẩm bẩm một mình những câu vô nghĩa. Ông N.V.S, bố đẻ của T. tâm sự với chúng tôi. T từng có thời là niềm tự hào của cả gia đình. Hai vợ chồng ông S. lúc lấy nhau đều là công nhân. Sinh được một trai một gái, hai vợ chồng mừng rớt nước mắt, lúc nào cũng bảo nhau chịu khó làm lụng để nuôi dạy chúng nó thành người.
T. từ bé đã hay ăn chóng lớn, đặc biệt có chiều cao vượt trội so với bạn bè cùng lứa. Cộng với nước da trắng và khuôn mặt điển trai, T. từng tham gia cuộc thi học sinh thanh lịch khi học THPT. Nhưng khi T. học đến cuối năm lớp 12 thì tai vạ ập đến, khiến cho cuộc đời cậu học sinh này nghiêng hẳn sang một hướng khác.
Được bạn bè rủ rê, T. bắt đầu tập tọe hút ma túy rồi nghiện lúc nào không hay. Hai vợ chồng ông S. thì tối ngày đi làm, chẳng hề biết. Mặc dù cũng thấy con có biểu hiện mệt mỏi, chểnh mảng học hành song ông bà nghĩ rằng nó đang ôn thi cuối cấp nên phải căng sức ra học cũng là đúng. Vậy là T. tiếp tục sa vào con đường sử dụng ma túy. Bạn xấu còn mồi cho cậu sử dụng cả ma túy tổng hợp để dễ bề điều khiển. Vậy là T. tham gia vào một đường dây buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, bị Công an bắt giam.
Từ khi con trai sa vào vòng lao lý, ông S. xấu hổ với bạn bè đồng nghiệp nên phải xin về hưu sớm. Cuộc sống gia đình bỗng vì T. mà bị đảo lộn. Mặc dù đang phải thi hành án phạt tù trong trại giam, song T. thông qua nhiều người bạn tù vẫn có được ma túy để sử dụng. Những khi lên cơn mà không có thuốc, hoặc khi "phê" lên T. lại dùng vật nhọn tự cứa vào cổ tay mình.
Một bệnh nhân đang điều trị ngáo đá.
Đỉnh điểm, T. đã dùng dây để treo cổ tự tử, may mà được phát hiện kịp thời đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ít lâu sau thì được chuyển vào bệnh viện tâm thần để điều trị. Vậy là ông S. lại phải tay đùm tay nải vào viện chăm con. Nhìn người cha già gày gò, mặt quắt, cặm cụi lau rửa, dọn dẹp chỗ con nằm mà thật xót xa.
Vì bị tổn thương thần kinh, nên trí nhớ của T. bị suy giảm nghiêm trọng. Có khi cả buổi sáng, T. chỉ nói chuyện với bố mỗi một câu, cứ lặp đi lặp lại hàng trăm, hàng ngàn lần. Khi ông S. vừa kể với chúng tôi: "Hôm qua có mấy cháu cùng lớp T. thời phổ thông đến thăm, bảo trông T. dạo này ngô ngố. Vậy là từ lúc đó, T liên tục lặp đi lặp lại: "Bạn ấy bảo con ngố là đúng đấy bố ạ", vài giây sau lại lẩm bẩm: "Con là thằng ngố, đúng...".
Cũng tại khoa H Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từng tiếp đón những bệnh nhân có hành động kỳ quái vì ngáo đá. Tỷ như nam thanh niên ở phố Phủ Doãn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tự lột trần truồng rồi đi lông nhông khắp phố. Hay một thanh niên khác cứ đứng trên nóc nhà múa may quay cuồng cả ngày trời...
Một đêm xơi hết... bảy chàng trai tơ
Cũng tại khoa H, chúng tôi được nghe kể về trường hợp bệnh nhân Phạm Thị L. (20 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). L. là con gái của một đại gia buôn vàng nổi tiếng của thủ đô. Nhà có điều kiện, nên từ nhỏ L. đã ham chơi hơn ham học. Vốn L. cũng có chút nhan sắc, lại chăm chỉ "make up" nên luôn trở thành tâm điểm của những cuộc vui. L. thường xuyên cùng đám choai choai biến sàn nhảy thành sàn diễn thời trang và "cắn" thuốc lắc làm vui.
Khi L. thi trượt đại học, hai bậc phụ huynh vẫn mải mê với những cơn sóng vàng, chẳng hề quan tâm đoái hoài. Rồi họ nhanh chóng tìm một trường dân lập tống em vào. Thấy con mình xanh xao phờ phạc, bà mẹ cũng chỉ giúi cho con vài ngàn đô la, bảo "mày rủ bạn bè đi tẩm bổ đi con". Để thể hiện "đẳng cấp" dân chơi L., chuyển sang dùng đá và nhanh chóng trở thành con nghiện.
Đến đây, tôi xin mở ngoặc một chút rằng đối với dân chơi ma túy đá thì có hai thuật ngữ phổ biến là "đập đá" và "xả đá". Theo bác sỹ Tuấn, "đập đá" có nghĩa là việc con nghiện sử dụng coóng để hút, để phê với chất gây nghiện này. Thường mỗi cuộc "đập đá" có thể kéo dài thâu đêm suốt sáng.
Sau khi đã "lên tiên" rồi, con nghiện lại có nhu cầu "xả đá". Đó là cần phải nhảy múa, hay "vận động" mạnh do thần kinh hưng phấn. Lúc này nhiều con nghiện sẽ lâm vào tình trạng rối loạn bản năng tình dục. Họ có ham muốn tình dục tột độ, kéo dài. Điều đặc biệt khi "xả đá", phái nữ thường có ham muốn quan hệ tình dục mạnh mẽ và kéo dài gấp nhiều lần nam giới.
Quay trở lại trường hợp của L. Có thể nói ban đầu em đã bị đám bạn lợi dụng việc "phê" ma túy để lạm dụng tình dục. Song một thời gian sau, L. lại đổi ngôi trở thành "nữ hoàng" giường chiếu. L. từng tâm sự với các bác sỹ rằng lúc chơi đá vào, em không biết gì nữa, không thể kiểm soát nổi hành vi. Cơ thể nóng hừng hực, em lao vào hết gã này đến gã khác, có khi nhiều gã cùng một lúc. Mỗi đêm L. có thể hành lạc đến 7-8 tiếng đồng hồ liên tục, với hàng chục thanh niên.
Phòng điều trị tại khoa H.
Cũng theo L. với đàn ông, khi lên cơn sau đập đá, họ dễ tìm "hàng" là sinh viên đú đởn, gái trẻ làm tiền chuyên đem thân xác đi giải đá cho các tay anh chị kiếm tiền. Còn như L., đàn bà thì khó kiếm đàn ông kiểu "bóc bánh trả tiền" hơn. Bọn em thường "dùng" luôn các nhóm người "đập đá" cùng mình. Vả lại, đàn ông đi "đập đá" kia thường hiếm khi đủ tỉnh táo để đeo bao cao su, thế nên để tránh bị HIV, họ phải thuê riêng "rau sạch" giá cao để "xả đá". Đám ấy thường là người khá giả, giàu có. Thường thì họ dùng luôn bọn đang "cuồng dâm" vì cuộn đá chúng em để "giải". Tình dục bầy đàn với nhau xuyên ngày xuyên đêm như thế, là hai bên cùng được "giải khát".
Giống như L., bệnh nhân Lê Thị K. (22 tuổi, trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) - từng là một "nô lệ" của ma túy "đá". K. nổi tiếng trong số các bệnh nhân nhập viện vì thành tích "khủng" của mình trong quan hệ tình dục. Một lần "đập đá" xong K. phải nhập viện vì quan hệ tình dục hàng chục lần chỉ trong 24 giờ!
K. tâm sự, bản thân đã từng chơi qua đủ thứ. Từ tài mà, heroin cho đến thuốc lắc nhưng phải cho đến khi sử dụng "đá" thì "chung thân" với nó luôn. Đá gây ảo giác và hưng phấn rất mạnh, thời gian phê thuốc gấp 20-30 lần làm cho K. luôn ở trạng thái hưng phấn rất lâu. K. cảm thấy rất yêu đời, nhìn thấy cái gì thì thấy rất yêu cái đó, cảm giác khỏe gấp 2-3 lần bình thường, có thể nhảy suốt đêm không biết mệt, rồi thậm chí lại có cảm giác muốn "nuốt chửng" ai đó...
Cũng ở các trung tâm điều trị cho bệnh nhân "ngáo đá", chúng tôi gặp nhiều hoàn cảnh "oái oăm" hơn...
Ngáo đá gây trọng án
Tháng 9-2015, đối tượng Phùng Tuấn Anh (SN 1993, trú tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) đã sát hại mẹ đẻ trong cơn ngáo đá. Đối tượng cũng được xác định là nghiện game và tổn thương thần kinh nghiêm trọng do chơi ma túy.
Cũng trong tháng 9-2015 Đỗ Đức Mạnh Hùng, (SN 1989 trú tại phường Trần Quang Khải, TP. Nam Định) đã dùng dao sát hại hai bậc sinh thành trong cơn phê ma túy đá. Khi bị bắt, đối tượng Hùng vẫn trong trạng thái bị kích động mạnh.
Trước đó, tháng 10-2013, Lê Phương Quý (SN 1982 trú tại Đống Đa, Hà Nội) sau khi chơi "đá", y đã dùng dây điện của máy sấy tóc siết cổ vợ cho đến chết, rồi cứ thế ngồi bên xác vợ khóc đến tận sáng và gọi điện cho công an đến... cứu, vì "sợ ai đó đến cướp xác vợ đi".
Tháng 12-2013, "MC kiêm ca sĩ" Nguyễn Hữu Chính, sát hại người yêu dã man sau một màn "đập đá". Chính kể vì thấy người yêu giống như một con trăn tinh khổng lồ, "lưỡi nó như thọc vào tận ruột em để hút máu", nên cần phải giết chết.
Theo Minh Tiến
An ninh thế giới
Chỉ vì tô mì tôm, bệnh nhân tâm thần bị đánh chết Chỉ vì giành ăn tô mì tôm với một bệnh nhân khác, ông T bị 3 bệnh nhân đánh hội đồng, chấn thương sọ não, tử vong. Chiều 5/1, Bệnh viện Tâm Thần TP HCM xác nhận nơi đây vừa xảy ra vụ ẩu đả giữa các bệnh nhân khiến một người nguy kịch và tử vong sau khi chuyển viện lên tuyến...