Báo động trào lưu teen tự tử ở Ấn Độ
(Zing) – Ngôi nhà nhỏ xíu của Neha Sawan ở Mumbai (Ấn Độ) dường như không còn sự sống nữa, kể từ khi cô bé 11 tuổi này treo cổ tự tử bên cửa sổ.
Vài tuần đã trôi qua nhưng ba mẹ Neha vẫn còn sốc nặng. Trông họ rất bàng hoàng và phờ phạc vì mất ngủ, còn người bà quẫn trí của cô bé nói với giọng vỡ òa: “Chúng tôi không còn nghĩ được gì và không thể tin nổi chuyện đã xảy ra”.
Neha, 11 tuổi, là một trong những em nhỏ nhất tại Mumbai tự tìm đến cái chết. Các số liệu cho thấy ngày càng nhiều teen ở trung tâm tài chính này của Ấn Độ đang hủy hoại chính mình.
Trường Sharadashram Vidyamandir choáng váng trước vụ tự sát của nam sinh 12 tuổi Shushant Patil. (Ảnh: BBC)
Những con số “chóng mặt”
Dân địa phương không thể giải thích nổi tại sao các vụ teen tự tử lại xảy ra hầu như mỗi ngày ở Maharashtra, một trong những bang phát triển nhất, và ngay tại thủ phủ Mumbai. Tổng vụ việc từ đầu năm đến ngày 26/1 đã lên tới con số 32, với tỉ lệ hơn 1 vụ/ngày.
Trong khi chưa có dữ liệu so sánh với cùng kì năm 2009, giới chức trách Mumbai đều nhất trí rằng xu hướng tự vẫn ở teen đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Các chuyên gia tâm lý và giáo viên cũng đồng tình khi cho rằng nguyên nhân chính là trẻ em ngày càng gánh nhiều áp lực thi cử.
Phạm vi của vấn đề không thể ngăn chặn trên diện rộng này đang làm chóng mặt người dân Ấn Độ nói chung và bang Maharashtra nói riêng. Hơn 100.000 người tự tử tại nước này mỗi năm và con số kết thúc đời mình của Mumbai là 3 người/ngày. Tự vẫn là một trong 3 lý do hàng đầu dẫn đến cái chết của các đối tượng từ 15 đến 35 tuổi và gây ra tác động tiêu cực về tâm lý, xã hội cũng như tài chính lên gia đình lẫn bạn bè người chết.
Catherine Le Gals-Camus, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người khắp thế giới chết vì tự tử hơn là từ tất cả những vụ giết người và chiến tranh cộng lại. “Cần có hành động chung tay toàn cầu để ngăn chặn con số vô lý này”, bà nhận định.
Đứng trước tình hình đáng báo động đó, giới chức trách Mumbai đã bắt đầu chiến dịch Life is Beautiful (Cuộc sống tươi đẹp), nhắm tới việc giúp đỡ những học sinh đang chống chọi với sức ép học hành. Nhóm chuyên gia tâm lý đang đến thăm các trường công của thành phố này mỗi tuần một lần và hướng dẫn giáo viên tháo gỡ một số rắc rối của học trò.
Trường Sharadashram Vidyamandir thường tổ chức những cuộc họp giữa phụ huynh với giáo viên, để trao đổi về cách xử lý các áp lực mà học sinh phải đối mặt. Nhưng điều đó không ngăn được Shushant Patil, 12 tuổi, tìm đến cái chết; nam sinh này được phát hiện treo cổ tự tử trong toilet trường hôm 5/1.
Hiệu trưởng Mangala Kulkarni nghĩ các gia đình cần chủ động giải quyết mọi chuyện, không để con mình rơi vào trạng thái stress. “Trẻ em không nhận thấy chúng có nhiều ngả rẽ khác, chứ không chỉ vươn lên bằng thành công về học vấn. Chúng cần được gia đình giúp giải tỏa áp lực này ngay từ thời thơ ấu”, bà nói.
Lý giải của chuyên gia tâm lý
Video đang HOT
Một đường dây hỗ trợ tại Mumbai mang tên Aasra đã hoạt động vài năm qua để giải quyết vấn đề này. Giám đốc Johnson Thomas cho biết các khó khăn mà trẻ em thời nay đang đối mặt rất đa dạng: “Các em phải chịu đựng căng thẳng trong quan hệ bạn bè, gặp trục trặc khi giao tiếp với phụ huynh, tình cảm đổ vỡ, áp lực học hành và lo sợ thi trượt”.
Chuyên gia tâm lý Rhea Timbekar
Bộ nội vụ nước này ước tính với mỗi ca tự sát của teen Mumbai, trước đó phải có đến 13 lần chết “hụt”. Không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân một phần do những cảnh tự vẫn trong phim “bom tấn” Bollywood hoặc phim truyền hình. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Rhea Timbekar phản bác và nhấn mạnh cha mẹ không nên đặt quá nhiều sức ép lên con cái.
Bà kể gần đây đã gặp một cậu bé không ăn uống trong 4 ngày. Bố mẹ bé cho biết họ thấy buồn phiền về con trai vì cậu chỉ đạt 89% điểm trong kì thi và xếp hạng 3, trong khi các năm trước đều xếp hạng nhất. “Những phụ huynh như thế cần được tư vấn”, bà quả quyết.
Bà Timbekar đưa ra giải thích khác cho tỉ lệ tự tử cao ở teen là “phong trào bắt chước”, khi trẻ em đọc được nhiều bài báo viết về những vụ tự sát và quyết định làm theo.
Dilip Panicker, nhà tâm lý học nổi tiếng ở Mumbai, cho rằng chỉ áp lực trong các kì thi thôi là lời giải thích quá đơn giản. “Ở một cấp độ nào đó, áp lực học hành và hy vọng từ cha mẹ là lý do hợp lý”, ông nói, “nhưng chuyện không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, cha mẹ từng đánh đập con vào thời chúng tôi. Điều đã thay đổi là hiện nay, trẻ em ngày càng hiểu biết hơn, có nhiều cách thể hiện hơn và cũng tự lập hơn. Vì thế, chúng tự đổ lỗi cho mình về những thất bại và hành động thái quá”.
Các chuyên gia tâm lý còn tranh luận về chuyện cần sửa lại định nghĩa về teen trong năm 2010. “Giờ đây, các cô cậu bé 11 tuổi là lứa teen mới. Điều chúng ta làm ở tuổi 14-15 thì chúng có thể làm ngay vào tuổi 11″, Rhea Timbekar nói.
Bà phản đối giả thuyết trẻ em ngày càng nghiêng về khả năng tự phát trong chuyện tự vẫn – trái ngược với người lớn ở chỗ đi từ ý tưởng, sau đó lên kế hoạch và kết thúc bằng hành động. “Một đứa trẻ không chỉ thức dậy vào buổi sáng và nói hôm nay con sẽ tự tử”, Timbekar nhấn mạnh. “Điều gì đó không hay xảy đến với cuộc đời chúng quá sớm và tự sát là một cuộc biểu tình chống lại nó”.
Sự đổ vỡ hệ thống gia đình truyền thống của Ấn Độ cũng được quy cho vấn nạn trên. Tại một thành phố như Mumbai, nơi mà chuyện cả cha lẫn mẹ đều đi làm rất phổ biến, trẻ em có khuynh hướng trở nên thu mình lại và xem tivi quá nhiều.
Chuyên gia Dilip Panicker đề xuất một giải pháp giản dị: “Nếu bố mẹ yêu thương và quan tâm đến con mình vô điều kiện, trong lúc thành công lẫn thất bại, vấn đề sẽ được xoa dịu đáng kể”.
Ty
Theo BBC
Show diễn hoành tráng của teen chân dài Hà Thành
(Zing)- Chiều qua, hơn 100 chân dài tuổi teen đã có cuộc so tài trên sàn catwalk với sự chứng kiến của những tên tuổi trong làng thời trang Hà thành.
Từ 3h chiều, đã có khá nhiều bạn tập trung tại CLB Làn Sóng Xanh, phố Chùa Bộc, Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc tuyển chọn người mẫu tuổi teen do Zing tổ chức.
Đến tham dự chương trình, không chỉ bạn bè, mà nhiều bậc phụ huynh còn đến cổ vũ, quay phim, chụp ảnh cho các thí sinh khiến khu phố Chùa Bộc vốn đã sầm uất lại thêm phần sôi động.
4h chiều, khi tiếng nhạc vang lên cũng là lúc các thí sinh chuẩn bị bước lên sàn trình diễn. Mỗi nhóm gồm 10 thí sinh sẽ lần lượt bước trên sàn catwalk với sự chứng kiến của ban giám khảo gồm: Người mẫu, nhà thiết kế thời trang Tôn Hiếu Anh, nhà thiết kế thời trang Kelly Bùi, ca sĩ Tăng Nhật Tuệ, ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh (giám đốc đối ngoại VNG-đơn vị chủ quản của Zing) và bà Đỗ Thu Trang, đại diện Zing news.
Hầu hết các teen đều chưa trải qua cuộc thi hay đào tạo người mẫu nào nhưng các bạn đã thể hiện khá tốt. Có những phút giây mọi người ngỡ ngàng bởi một chân dài sáng giá, cũng có lúc không thể bật cười trước một phong cách trình diễn lạ. Nhưng trong suốt 2 giờ, không một thí sinh nào gặp lỗi, hay bị vấp, một số bạn còn tạo dáng rất phong cách. Càng về sau, sự tự tin càng cao hơn, và teen đã trình diễn ấn tượng hơn.
Thu Hà, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, một trong những thí sinh diễn cuối cùng đã rất vui vẻ khi kết thúc phần thể hiện của mình : "Đây là một trải nghiệm quý giá, là một kinh nghiệm không thể nào quên của em, hơn nữa, cuối tuần này em có tham gia cuộc thi học sinh thanh lịch ở trường, và em cảm thấy rất thoải mái sau khi đã có kinh nghiệm từ vòng casting".
Danh sách thí sinh lọt vào vòng 2 tại Hà Nội sẽ được ban tổ chức công bố vào ngày 5/2 trên blog Zing me và website http://model.me.zing.vn.
Hình ảnh cuộc casting Zing model club tại Hà Nội:
Lên sàn không khác gì người mẫu chuyên nghiệp
Rất nhiều chàng trai dáng đẹp
Các thí sinh miền Bắc đầu tư khá tốt về hình thức, trang phục và phụ kiện
Ngoài một số tiết mục ca nhạc của thí sinh dự thi, chương trình còn có sự góp mặt của nhóm Biến tấu
Những gương mặt rất teen
Lịch lãm
Lãng tử
Ấn tượng
Các thí sinh Hà Nội rất tự tin
Cùng ban giám khảo chúc mừng một buổi chiều đầy hồi hộp, sôi động và cuồng nhiệt
Thủy Nguyên
(Ảnh Thành Vinh-Quang Huy)
Xóm trọ tháng 'củ mật', hở là mất Những ngày cuối năm sinh viên thường tổ chức tụ tập, nhưng lại thiếu tinh thần cảnh giác nên đến tháng "củ mật" (tháng chạp) nạn mất cắp ở xóm trọ sinh viên "nóng bỏng" hơn bất kỳ thời điểm nào. Mất cắp "hoành hành" Ngủ trưa dậy, vội vàng ra trước sân phơi lấy quần áo để đi học, Văn (SV ĐH...