Báo động tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản
Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Đồng thời, thành lập các đoàn liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường và việc chấp hành pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển khoáng sản. Qua đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có 298 mỏ, gồm: 130 mỏ đất (trữ lượng 116,3 triệu m3), 47 mỏ đá (trữ lượng 137,96 triệu m3), 117 mỏ cát, sỏi (trữ lượng 21,517 triệu m3), 4 mỏ cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp (trữ lượng 2,365 triệu m3). Thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường.
Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra thực địa hoạt động khai thác khoáng sản.
Qua đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực từ công tác chỉ đạo, quản lý đến việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị, doanh nghiệp chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, vẫn còn không ít chủ đầu tư mỏ thực hiện không đúng quy định, vi phạm nghiêm trọng hoạt động khai thác khoáng sản, buộc phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu của phóng viên được biết, đối với mỏ khai thác đá xây dựng thường được quy định chặt chẽ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, quy trình khai thác thường được thiết kế theo kiểu “bạt ngọn, xén tầng”, phân tầng, phân lớp, khai thác từ đỉnh núi xuống chân núi… nhằm đảm bảo an toàn. Để khai thác từ đỉnh núi xuống phía dưới, buộc chủ đầu tư mỏ phải mở đường lên đỉnh núi, đưa phương tiện, máy móc lên đỉnh núi thực hiện việc khai thác khoáng sản theo thiết kế.
Tuy nhiên, nhiều chủ mỏ đã bỏ qua công đoạn làm đường lên đỉnh núi, vì phải mất thêm chi phí mở đường, tăng chi phí bóc phong hóa… Do đó, hiện nay nhiều mỏ đá xây dựng vẫn khai thác theo kiểu thủ công, nổ mìn khai thác phía dưới chân núi, sườn núi, điều này đã tạo nên những vỉa đá treo, đá om tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động…
Mới đây, kiểm tra tại mỏ khai thác khoáng sản, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường của doanh nghiệp Long Thành (phường An Hưng, TP Thanh Hoá và xã Đông Quang, huyện Đông Sơn), cơ quan chức năng phát hiện, quá trình thực hiện khai thác khoáng sản, chế biến đá đơn vị thực hiện không đảm bảo đúng theo quy định, cụ thể: Doanh nghiệp Long Thành chưa hoàn thiện hồ sơ hoàn công xây dựng công trình khai thác, chế biến đá, hoạt động khai thác, chế biến đá và đầu tư xây dựng các công trình không đúng với dự án thiết kế được thẩm định, phê duyệt…
Trước đó, năm 2022, qua công tác kiểm tra của đoàn liên ngành tỉnh Thanh Hóa phát hiện tại hiện trường mỏ khai thác khoáng sản của doanh nghiệp Long Thành các mốc số 7, 8, 9, 10, 11 và 12 đã vỡ, vùi lấp; vị trí khai thác gần điểm góc số 9 cắt 4 tầng/thiết kế 9 tầng; gần điểm góc số 5 cắt 2 tầng/thiết kế 5 tầng, chiều cao tầng khai thác khoảng 4,5 – 5m/thiết kế 3m, tầng kết thúc là 9m, tại điểm góc số 5 chưa cắt tầng (đối chiếu với bản vẽ thiết kế kết thúc năm thứ 7 khai thác năm 2022) không đúng thiết kế được thẩm định, phê duyệt; mặt moong khai thác phía Đông mỏ có đá om, đá treo chưa được cậy gỡ; vị trí xây dựng công trình nhà bảo vệ, trạm điện, hồ lắng không đúng hồ sơ thiết kế; chưa đầu tư trạm nghiền đá, hệ thống rãnh thu thoát nước trong khu vực khai trường mỏ, chưa có đường hào cho công nhân lên núi theo dự án đầu tư được thẩm định, phê duyệt; chưa đầu tư trạm cân theo quy định; chưa niêm yết nội quy an toàn lao động, bảo quản và vận hành thiết bị tại nơi khai thác, chế biến; giá bán đá tại mỏ; một số vị trí mặt bằng sản xuất chưa gọn gàng, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp chưa sạch sẽ; trang bị bảo hộ lao động cho công nhân chưa đầy đủ.
Video đang HOT
Tương tự, đoàn kiểm tra huyện Nông Cống kiểm tra Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc (DNTN Hồng Ngọc) khai thác đá tại xây dựng xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa với thời hạn 30 năm (2015 – 2045).
Qua kiểm tra, phát hiện 4 mốc (số 1, số 7, số 8 và số 9) không còn trên thực địa. Tại khu vực điểm mốc số 4 và số 6, DNTN Hồng Ngọc đã khai thác ngoài ranh, mốc giới với diện tích khoảng 386m3, 2.430m3; về độ sâu (độ cao) do không có trang thiết bị nên đoàn kiểm tra không thể xác định được… Theo ghi nhận của phóng viên, tại mỏ đá Hồng Ngọc, việc khai thác đá còn có dấu hiệu không đúng với quy trình được phê duyệt.
Cuối tháng 5/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt Công ty TNHH Huy Hoàng, địa chỉ số 226 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa số tiền 250 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là: Khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 1ha đến dưới 1,5ha (vượt 13.344m2). Địa chỉ vi phạm ở mỏ đất san lấp và giàu silic tại núi Sơn Trang, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Tương tự, tại Quyết định số 1717/QĐ-XPHC, UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Nam Thành (có trụ sở chính tại số 14 Nguyên Hồng, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), số tiền 250 triệu đồng vì khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 1ha đến dưới 1,5ha (vượt 12.889m2).
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Xiêm, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnhThanh Hóa, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát môi trường đã tăng cường công tác nắm tình hình, làm tốt điều tra cơ bản, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác chấp hành pháp luật về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống tội phạm về môi trường, qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều cá nhân, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản.
Thượng tá Nguyễn Văn Xiêm cho biết thêm, những năm tới, Thanh Hóa vẫn là tỉnh thu hút lớn về đầu tư, phát triển mạnh về kinh tế – xã hội, dự báo tình hình vi phạm pháp luật về môi trường theo đó sẽ có những diễn biến phức tạp.
Tòa tuyên án, phán quyết nào cho cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai?
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cùng 11 bị cáo sẽ bị tuyên án vào chiều nay 17.5, trong vụ án liên quan đến giao đất giá rẻ cho Công ty cổ phần Tân Việt Phát (gọi tắt là Công ty Tân Việt Phát).
Chiều nay 17.5, TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 12 bị cáo trong vụ giao đất giá rẻ liên quan đến UBND tỉnh Bình Thuận và Công ty Tân Việt Phát.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Ảnh PHÚC BÌNH
92.600m 2 đất giao cho doanh nghiệp với giá rẻ
Theo cáo buộc, năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng khu đất 92.600 m 2 thuộc P.Phú Hài, TP.Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), giá khởi điểm phê duyệt là 111,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau 6 lần thông báo nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký hồ sơ đấu giá.
Tháng 1.2017, Công ty Tân Việt Phát đề nghị được giao khu đất dưới hình thức không thông qua đấu giá và được tỉnh Bình Thuận chấp thuận, với mức giá 111,1 tỉ đồng.
Sau khi nộp đủ tiền vào ngân sách, công ty được cấp 3 "sổ đỏ". Tiếp đó, công ty xin thực hiện dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư, phân thành 500 lô đất, rồi được cấp mới 500 "sổ đỏ" tương ứng. Công ty sau đó chuyển nhượng 475 lô, giá từ 6 - 7,3 triệu đồng/m 2, đã thu 50% số tiền bán đất, tổng 499 tỉ đồng.
Viện kiểm sát xác định, tại thời điểm UBND tỉnh Bình Thuận quyết định giao đất, tức năm 2017, giá trị quyền sử dụng khu đất 92.600 m 2 là hơn 156,4 tỉ đồng. Lẽ ra, UBND tỉnh phải áp dụng mức giá này để tính tiền sử dụng đất với Công ty Tân Việt Phát, nhưng thực tế lại áp dụng mức giá từ năm 2013 - thời điểm phê duyệt tổ chức đấu giá, với số tiền chỉ là 111,1 tỉ đồng. Hậu quả, ngân sách bị thiệt hại 45,3 tỉ đồng, là chênh lệch giá đất giữa các năm.
Theo cáo buộc, hành vi sai phạm của các bị cáo gây thiệt hại ngân sách 45,3 tỉ đồng. Ảnh PHÚC BÌNH
Phán quyết nào cho cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận?
Trong phần tranh luận, đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt ông Nguyễn Ngọc Hai mức án 5 - 6 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng tội danh, ông Lương Văn Hải, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị đề nghị mức án 4 - 5 năm tù. 9 bị cáo khác là cựu lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành tỉnh Bình Thuận bị đề nghị mức án từ thấp nhất 18 tháng đến cao nhất là 5 năm tù.
Ông Nguyễn Văn Phong, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cựu Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận, là người duy nhất bị đề nghị mức án 24 - 30 tháng tù, về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Viện kiểm sát nhận định, vụ án có tính chất nghiêm trọng, gây dư luận xấu và ảnh hưởng đến tính chặt chẽ của quy định về quản lý đất đai. Việc đưa các bị cáo là các cựu lãnh đạo, cán bộ địa phương ra xét xử thể hiện tính răn đe, pháp luật không có vùng cấm.
Về trách nhiệm dân sự, cơ quan công tố xác định hành vi phạm tội của các bị cáo dẫn đến Công ty Tân Việt Phát được hưởng lợi số tiền chênh lệch 45,3 tỉ đồng, mà lẽ ra phải nộp đủ cho Nhà nước khi được giao đất.
Do đó, công ty có nghĩa vụ nộp lại số tiền này. Tại tòa, đại diện công ty đã nêu nguyện vọng chấp hành việc này, vì thế đại diện viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) ghi nhận.
Đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm tại tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
Nếu không có chủ trương giao đất thì đã không có sai phạm
Quá trình xét xử, ông Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, nhưng đề nghị xem xét lại vị trí, vai trò của mình trong vụ án. Cựu chủ tịch cho rằng chỉ đồng ý về mặt chủ trương trong việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát, trên cơ sở đề xuất, tham mưu của cấp dưới.
Thêm vào đó, sau khi có dư luận phản ánh, bị cáo đã yêu cầu Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận kiểm tra, rà soát. Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận có báo cáo, khẳng định việc giao đất là phù hợp với quy định pháp luật. Bị cáo cũng đã báo cáo việc này với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.
Đối đáp quan điểm, đại diện viện kiểm sát nhận định ông Hai có vai trò chính. Theo viện kiểm sát, hành vi của cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận mang tính chất quyết định, các cá nhân ở cấp dưới chỉ là tham mưu, đề xuất, đồng ý hay không là do bị cáo.
Nếu ông Hai không ký công văn đồng ý chủ trương giao đất thì sẽ không có các quy trình tiếp theo, không xảy ra việc giao đất cho Công ty Tân Việt Phát với mức giá được phê duyệt từ năm 2013, dẫn đến sai phạm.
Hơn nữa, trước khi làm chủ tịch UBND tỉnh, ông Hai từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo trên các lĩnh vực khác nhau. Điều này cho thấy bị cáo có nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước và có trình độ về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đất đai; chứ không phải như lời bị cáo nói, rằng "chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ".
Bình Phước: Đề nghị truy tố 2 lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở KH-CN và Sở Tài chính Viện KSND tỉnh Bình Phước vừa hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố 2 lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở KH-CN và Sở Tài chính về tội 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'. Ngày 7-1, nguồn tin của PV Báo SGGP cho biết, Viện KSND tỉnh Bình Phước vừa hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố các bị can...