Báo động tình trạng tử vong ở trẻ dưới 15 tuổi
Báo cáo mới đây của Liên Hợp quốc cho thấy, trên thế giới, cứ 5 giây lại có một trẻ dưới 15 tuổi tử vong.
Tháng đầu tiên sau sinh là giai đoạn rủi ro nhất với trẻ
Ước tính trong năm 2017, thế giới có tới 6,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi tử vong, hoặc mỗi 5 giây lại có 1 trẻ tử vong. Đây là con số ước tính tỷ lệ tử vong mới nhất do UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ban Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới công bố.
Một nửa số ca tử vong của trẻ dưới 5 tuổi xảy ra ở vùng Châu Phi cận Sahara và 30% ở Nam Á. Cụ thể, ở khu vực Châu Phi cận Sahara, cứ 13 trẻ em thì có 1 em tử vong trước khi các em được 5 tuổi. Ở các nước thu nhập cao, con số này là 1/185. Còn tại Việt Nam, năm 2016, cứ 45 trẻ em thì có 1 em tử vong trước khi 5 tuổi (22/1.000 trẻ sinh sống).
Video đang HOT
Tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ từ 5-14 tuổi
Đối với trẻ em ở khắp mọi nơi, giai đoạn rủi ro nhất của cuộc đời chính là tháng đầu tiên sau khi sinh. Trong năm 2017, 2,5 triệu trẻ sơ sinh đã tử vong trong tháng đầu tiên. Một em bé sinh ra ở khu vực châu Phi cận Sahara hoặc ở Nam Á có nguy cơ tử vong trong tháng đầu tiên cao hơn 9 lần so với một em bé sinh ra ở một nước có thu nhập cao.
Điều đáng nói ở chỗ, hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong do những nguyên nhân có thể phòng ngừa hoặc điều trị được như biến chứng trong khi sinh, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết sơ sinh và sốt rét. Trong nhóm trẻ em từ 5 đến 14 tuổi, tai nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tử vong, đặc biệt là tử vong do đuối nước và tai nạn giao thông đường bộ.
Hơn sáu triệu trẻ em tử vong trước khi tròn 15 tuổi là một cái giá quá đắt. Chấm dứt tử vong ở trẻ vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được và đầu tư cho sức khỏe của những người trẻ tuổi là nền tảng cơ bản để xây dựng nguồn nhân lực của các quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng đối với tương lai của các em.
(Timothy Evans, Giám đốc cấp cao và Giám đốc phụ trách dinh dưỡng sức khỏe và dân số toàn cầu thực hiện tại Ngân hàng Thế giới).
Tiến sĩ Princess Nono Simelela, Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em (Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết: Hàng triệu trẻ sơ sinh và trẻ em đáng lẽ không bị tử vong mỗi năm chỉ vì không được tiếp cận với nước, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý hoặc dịch vụ y tế cơ bản.
Còn theo Giám đốc Phụ trách Dữ liệu, Nghiên cứu và Chính sách của UNICEF- Laurence Chandy, nếu chúng ta không hành động khẩn trương, từ nay đến năm 2030 sẽ có 56 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong – một nửa trong số đó là trẻ sơ sinh. Với những giải pháp đơn giản về y tế, nước sạch, điện và vắc-xin, chúng ta có thể thay đổi điều này cho mọi trẻ em.
Mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ còn cao nhưng tính chung trên trên toàn thế giới đã giảm đi. Số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể từ 12,6 triệu năm 1990 xuống còn 5,4 triệu vào năm 2017. Số ca tử vong ở trẻ lớn từ 5 đến 14 tuổi giảm từ 1,7 triệu xuống dưới một triệu trong cùng thời kỳ.
Kiều Thanh
Theo giaoducthoidai.vn
Mệt mỏi, chán ăn kiên trì uống thuốc nam đi khám phát hiện ung thư gan
Ung thư gan do nhiều nguyên nhân trong đó có tình trạng mắc vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C gây tổn thương gan, xơ gan. Điều đặc biệt bệnh nhân thường không quan tâm điều trị bệnh đến nơi đến chốn.
Trường hợp bệnh nhân T.V.T 67 tuổi có địa chỉ tại Tuyên Quang đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám trong tình trạng đau tức vùng thượng vị, bụng chướng, ấn có khối cứng, chắc, đau kèm theo dạ sạm đen, gầy yếu.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân tự nhiên xuất hiện đau vùng thượng vị khoảng 5 tháng nay, ăn uống kém, gầy sút 8kg. Người nhà đã đưa bệnh nhân đi khám nhưng không rõ bệnh về nhà duy trì uống thuốc nam liên tục tuy nhiên tình trạng không thuyên giảm, gia đình đưa đến bệnh viện Hùng Vương khám bệnh.
Bệnh nhân được chỉ định cận lâm sàng cần thiết, kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy hình ảnh gan có kích thước to, bờ không đều, gan trái phì đại, nhu mô gan trái có khối tổn thương lớn, phát triển lan rộng kích thước 18,5 x 11cm, nốt ngoại vi HPT VI trên xơ gan, huyết khối tĩnh mạch cửa nhánh trái và nhánh chính.
Qua các kết quả cận lâm sàng các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan, huyết khối tĩnh mạch cửa nhánh trái và nhánh giữa.
Bác sỹ trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám khi gan đã có tổn thương rất lớn, nguyên nhân chính là do nhiễm vi rút viêm gan C nhưng không được phát hiện và điều trị sớm dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư.
Bệnh viêm gan C truyền từ người nhiễm HCV sang người lành qua 3 đường: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan C theo đường máu thường chiếm tỉ lệ cao hơn.
Hơn nữa viêm gan C thường không có biểu hiện rõ ràng, đến khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, gầy sút cân bệnh đã ở giai đoạn nặng.Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan C nên khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm gan C ngày nay có hiệu quả tốt, do vậy, cần khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị tích cực. Người bệnh cần có một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh.
Ăn những thực phẩm thân thiện với gan như ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc từ thịt gia cầm và cá, sữa ít chất béo, trái cây, rau xanh và chất béo lành mạnh. Tránh thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, thực phẩm chiên rán, hoặc thực phẩm chế biến.Uống nhiều nước tinh khiết, nước lọc.
Người bị viêm gan C mạn tính có nguy cơ cao bị xơ gan, ung thư gan và một số loại ung thư khác. Do vậy, sàng lọc ung thư định kỳ là điều rất quan trọng, giúp phát hiện sớm các tổn thương, ung thư và có thể điều trị hiệu quả ngay từ sớm.
Theo infonet.vn
Đặc biệt ưu tiên nghiên cứu, sản xuất vắc xin 5 trong 1 tại Việt Nam Bộ Y tế đề ra định hướng từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc xin đáp ứng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vắc xin nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Trong đó, dạng vắc xin đa giá (5 trong 1 và 6 trong 1) là một trong những ưu tiên...