Báo động tình trạng sạt lở đê biển
Tổng cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão vừa có chuyến khảo sát thực tế tình hình sạt lở đê biển Đông, biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đoàn nhận định tình trạng sạt lở đê biển tại Cà Mau đã đến hồi báo động.
Thực tế, đê biển tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển khoảng 254km, gồm đê Biển Đông khoảng 100km và đê biển Tây 154km. Thời gian qua, do biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng cao nên tình trạng sạt lở cũng diễn ra hết sức nghiêm trọng và xảy ra trên diện rộng. Hằng năm, tại các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở biển đã ăn sâu vào đất liền 15m/năm, cá biệt có nơi lên đến 50m/năm.
Khảo sát đê biển Cà Mau.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, đến thời điểm này có gần 4.000 ha rừng phòng hộ đã bị biến mất do sạt lở. Đặc biệt, thời gian gần đây, tình trạng sạt lở đã ăn sâu vào đất liền, gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của người dân và gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người…
Video đang HOT
Thông qua đoàn khảo sát, tỉnh Cà Mau kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ nguồn vốn để Cà Mau tiếp tục xây dựng các bờ kè chống sạt lở trọng điểm và cấp thiết.
Đại diện đoàn công tác, ông Lê Mạnh Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi – cho biết, sau chuyến công tác này, đoàn sẽ có báo cáo trình Bộ NN-PTNN và trình Chính phủ để sớm có kế hoạch về nguồn vốn nhằm hỗ trợ Cà Mau trong quá trình chống sạt lở.
Theo Dantri
Đà Nẵng 1 ngày 3 vụ cháy rừng
Chỉ trong 1 ngày, trên địa bàn Đà Nẵng liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy rừng làm hàng trăm ha rừng bị thiêu rụi.
Đến chiều tối ngày 21/6, tại tiểu khu 53 thuộc rừng phòng hộ Bà Nà Núi Chúa (xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng), hàng trăm ha rừng vẫn đang cháy và chưa được khống chế. Theo thông tin cho biết, đám cháy bùng phát vào sáng cùng ngày tại khu vực rừng trồng của người dân; do trời nắng nóng và gió khô nên đám cháy lan sang khu vực rừng phòng hộ.
Rừng trồng tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) bị cháy
Hàng chục lượt xe chữa cháy cùng trăm chiến sĩ PCCC đã được điều động đến hiện trường với lực lượng kiểm lâm tiến hành dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, đồi dốc cao và gió khô thổi mạnh nên lực lượng chữa cháy khó tiếp cận hiện trường. Đến khoảng 18h giờ chiều 21/6, các lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành chữa cháy.
Lực lượng PCCC rất vất vả dập tắt đám cháy
Cũng trong sáng 21/6, tại khu rừng trồng thuộc Lữ đoàn 327 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã xảy ra vụ cháy rừng làm thiệt hại hơn 4ha rừng trồng. Nguyên nhân ban đầu được xác định do một người dân đốt rác, bất cẩn làm cháy lan ra khu rừng trồng bạch đàn của người dân.
Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC quận Liên Chiểu đã lập tức điều động 4 xe chữa cháy, hơn 20 lượt xe tiếp nước cùng gần 100 cán bộ chiến sĩ có mặt tại hiện trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm, dân quân địa phương tích cực dập tắt đám cháy không để cháy lan ra khu rừng. Tuy nhiên, do thời tiết hanh khô cộng thêm nắng nóng kéo dài, địa hình đồi núi hiểm trở nên phải mất 3 tiếng đồng hồ đám cháy mới được khống chế hoàn toàn.
Đám cháy tại khu vực bán đảo Sơn Trà chiều 21/6
Đến chiều 21/6 tại khu vực bán đảo Sơn Trà, một đám cháy khác cũng đã bùng phát. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC và kiểm lâm cũng đã được điều đến hiện trường để chữa cháy. Theo quan sát của PV Dân trí, vụ cháy xảy ra khoảng 14h và đến 17h, đám cháy vẫn chưa được dập tắt và lực lượng chữa cháy vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy.
Công Bính
Theo Dantri
Rừng giáp ranh bị tàn phá tan hoang để lấy đất làm rẫy Những tháng gần đây, đặc biệt là thời điểm trước mùa trồng tỉa năm 2014 này, tình trạng tàn phá rừng lấy đất sản xuất tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa diễn ra khá ngang nhiên... Được biết, nguyên nhân của tình trạng trên, trước hết là bởi tình trạng dân di cư tự do đến...