Báo động tình trạng nước thải nông nghiệp ở ĐBSCL
Diện tích sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL giảm trong vòng 2 thập kỷ qua, nhưng năng suất liên tục tăng cao. Năng suất nông nghiệp tăng cao thường đi liền với sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Nước thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp ĐBSCLđược xem là nguồn thải phân tán và hầu như không thể kiểm soát được trong quá trình canh tác.
Ô nhiễm từ thuốc BVTV…
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hầu hết, nông dân trồng lúa đều sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều hơn mức được khuyến nghị. Theo tính toán, mỗi năm có khoảng 1.790 tấn hoạt chất thuốc diệt ốc sên, 210 tấn hoạt chất thuốc diệt cỏ, 1.224 tấn hoạt chất thuốc trừ sâu và 4.245 tấn hoạt chất thuốc diệt nấm được sử dụng dư thừa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.
Chỉ riêng ở An Giang và Kiên Giang, 2 tỉnh sản xuất gạo lớn nhất của ĐBSCL, nông dân trồng lúa sử dụng phân bón nhiều hơn 20 – 30% so với mức khuyến cáo. Lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV dư thừa là một trong những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt trong khu vực.
Bùn phù sa lắng đọng trong ao nuôi trồng thủy sản trong quá trình nạo vét là nguồn gây ô nhiễm chính.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ trên các sông vùng ĐBSCL. Toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nước mặn trên 685.800ha, bằng gần 60% của cả nước. Chỉ tính riêng tại An Giang, đã có 102 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phát sinh nước thải từ 1.000 -70.000 m3/ngày đêm (Sở TNMT An Giang, 2017) .
Một điều hết sức quan tâm, bùn phù sa lắng đọng trong ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi là nguồn gây ô nhiễm chính; chất thải ao nuôi công nghiệp cũng là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
…đến các khu công nghiệp
Không chỉ có nước thải nông nghiệp, nước thải trong hoạt động chế biến nông nghiệp và thủy sản cũng đang khiến cho môi trường ĐBSCL điêu đứng. Tính đến giữa năm 2018, toàn vùng có 37 khu công nghiệp (KCN) tại 12 tỉnh, thành phố đang hoạt động.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tài nguyên nước bề mặt trên sông Tiền, sông Hậu và các cửa sông thông ra biển… ngày càng bị ô nhiễm. Quan trắc môi trường nước cho thấy các chỉ tiêu bị nhiễm bẩn là: BOD, COD, Coliform, H2S, NH4, phèn sắt…
Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất từ các cơ quan chuyên môn cho thấy, ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các hoạt động sản xuất thâm canh tăng vụ, trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đã bộc lộ mặt trái như: Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mạch nước ngầm; các nguồn chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi thủy sản và nước thải nông thôn… chưa được xử lý triệt để đang gây áp lực lớn ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do đó, cần sớm có giải pháp ngăn chặn.
Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, trong các giải pháp canh tác bền vững ứng phó với BĐKH vùng ĐBSCL, do việc tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hệ thống công trình trên quy mô toàn vùng chưa làm ngay được do tốn kém, khó khăn và không bền vững, vì vậy giải pháp ưu tiên trước mắt cho canh tác nông nghiệp trong điều kiện thích ứng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc thuận theo tự nhiên, quy hoạch các giống cây/con phù hợp với thổ nhưỡng sẽ giúp biến các thách thức trở thành cơ hội, giảm chi phí cải tạo đất, nước.
PGS-TS Đinh Vũ Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường cho biết, với những giải pháp trên, sản xuất nông nghiệp ĐBSCL sẽ phần nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thích ứng BĐKH trong tương lai.
Theo Danviet
Dân bức xúc vì xác heo chết vứt bên đường
Sáng 13-9, người dân qua lại trên quốc lộ 20, đoạn giáp ranh giữa ấp Nguyễn Thái Học và ấp Lê Lợi xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất tỏ ra bức xúc về tình trạng xác heo chết do dịch tả heo châu Phi vứt bên đường bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường.
Xác một con heo heo vứt ra bên lề QL 20, đoạn giáp ranh giữa ấp Nguyễn Thái Học và ấp Lê Lợi 1, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất đã bốc mùi hôi thối
Theo người dân địa phương, đây là những xác heo chết vì dịch tả heo châu Phi và do một số người thiếu ý thức lén lút vứt ra vệ đường.
Những bao tải chứa heo chết nằm dọc lô cao su
Lãnh đạo xã Bàu Hàm 2 cho biết, sau khi nhận thông tin phản ánh, chính quyền địa phương đã cử lực lượng chức năng đến hiện trường xác minh và đã tiến hành thu gom xử lý đúng theo quy định.
Chính quyền địa phương cho biết sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân không vứt xác gia súc gia cầm ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng của xã thường xuyên tuần tra kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vứt heo chết ra môi trường.
Tin và ảnh: Bình Yên
Theo baodongnai
Rác thải đổ bừa bãi trên phố Nguyễn Chính Viêc vứt rác bừa bãi gây ô nhiêm môi trương, mât my quan đô thi... dù được tuyên truyên rât nhiêu, thâm chi đa co quy đinh xư phat nêu xa rac tai nơi công công nhăm nâng cao y thưc cua môt bô phân ngươi dân, song sư chuyên biên chưa đat kêt qua như mong muôn. Tối muộn rác vẫn được...