Báo động tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nhiều nước châu Á
Dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Á khi các nước tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày ở mức trên 20.000 ca trong ngày thứ 2 liên tiếp vào ngày 14/8, gây áp lực lên chính phủ về việc gia hạn tình trạng khẩn cấp vốn đang được áp dụng ở Tokyo, Osaka và một số tỉnh khác. Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nặng trên cả nước đã tăng lên mức cao mới với 1.521 ca tính đến ngày 13/8.
Trước bối cảnh dịch bệnh lây lan mạnh và không có dấu hiệu chậm lại, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dự kiến sẽ tổ chức các cuộc họp với các bộ trưởng liên quan vào tuần tới về việc có gia hạn tình trạng khẩn cấp tại Tokyo, Chiba, Kanagawa, Saitama, Osaka và Okinawa, hay không.
*Cùng ngày, Hàn Quốc ghi nhận 1.930 ca nhiễm mới, trong đó 1.860 ca cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 222.111 ca. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) Hàn Quốc, trong 24 giờ qua, nước này có thêm 4 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 2.148 người.
Video đang HOT
Bất chấp những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng lên ở mức 4 con số trong suốt gần 40 ngày qua. Nhà chức trách Hàn Quốc ngày càng lo ngại về tốc độ lây nhiễm hiện nay có thể gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh lớn khi mà người dân dường như di chuyển nhiều hơn vào dịp nghỉ lễ cuối tuần này. Ngày 13/8, Thủ tướng Kim Boo-kyum đã kêu gọi người dân hạn chế tối đa việc di chuyển và ở nhà cùng gia đình vào dịp cuối tuần này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ông cũng cảnh báo sẽ phạt nặng đối với bất kỳ hành động nào vi phạm quy định giãn cách xã hội.
*Malaysia ngày 14/8 cũng ghi nhận 20.670 ca nhiễm mới, trong đó 20.662 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh lên 1.384.353 ca. Theo Bộ Y tế Malaysia, trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này cũng có thêm 260 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 12.228 người.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Selangor, Malaysia, ngày 25/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
*Tại Thái Lan, giới chức y tế nước này dự kiến sẽ đưa ra quyết định về việc có gia hạn hay không lệnh phong tỏa đang áp dụng hiện nay khi mà số ca nhiễm mới trung bình theo ngày lên tới 20.000 ca trong 7 ngày qua và chưa có dấu hiệu giảm xuống. Thái Lan ngày 1/8 đã thông báo mở rộng các biện pháp hạn chế, trong đó có hạn chế đi lại, đóng cửa các trung tâm mua sắm và lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 13 khu vực lên 29 khu vực trong vòng ít nhất 2 tuần.
Thái Lan ngày 14/8 ghi nhận 22.086 ca nhiễm và 217 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và tử vong lên lần lượt là 885.275 ca và 7.343 ca. Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thái Lan nhận định hệ thống y tế của nước này sẽ tiếp tục chứng kiến số ca bệnh nặng gia tăng trong những tuần tới và số ca tử vong tiếp tục tăng lên.
*Ở khu vực Trung Đông, truyền hình nhà nước Iran ngày 14/8 đưa tin nước này sẽ áp đặt lệnh phong tỏa 1 tuần và lệnh cấm đi lại trong bối cảnh đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 5 do biến thể Delta gây ra. Theo đó, tất cả những hoạt động kinh doanh và văn phòng không thiết yếu trên cả nước sẽ phải đóng cửa từ ngày 16-21/8 tới. Nhà chức trách cũng ban hành lệnh cấm lái xe trên đường từ ngày 15-27/8, ngoại trừ các phương tiện chở những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xe cứu thương.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong 24 giờ qua, Iran, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở Trung Đông, ghi nhận 29.700 ca nhiễm và 466 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 97.208 người. Hiện chỉ có 3,8 triệu người trong tổng số 83 triệu dân ở Iran đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không.
Công nhân Tập đoàn Nissan lắp đặt xe điện tại nhà máy Oppama ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hiệp định RCEP được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác của khối gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hiệp định đã được các nước này ký kết vào tháng 11/2020. RCEP sẽ có hiệu lực sau khi có ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN cùng với 3 quốc gia đối tác phê chuẩn.
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn sẽ giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng được cho là nhạy cảm về chính trị ở nước này, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản. Đáng chú ý, RCEP sẽ giúp loại bỏ thuế đối với các mặt hàng động cơ xe điện, linh kiện pin xe điện và các sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản. Trong khi đó, mức độ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ ở các mức từ 81 - 88% tùy từng quốc gia.
Trong báo cáo công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản ước tính RCEP có thể sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng thêm khoảng 15.000 tỷ yen (tương đương khoảng 2,7%) so với GDP thực tế của tài khóa 2019 (kết thúc vào 31/3/2020), đồng thời tạo thêm khoảng 570.000 việc làm mới.
Điều này có nghĩa RCEP có tác động lớn hơn đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế của nước này với Liên minh châu Âu (JEEPA). Ước tính CPTPP và JEEPA giúp GDP của Nhật Bản tăng tương ứng 1,5% và 1%. Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, RCEP sẽ chiếm khoảng 46% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản, trong khi CPTPP và EJEPA chiếm tương ứng 15% và 12%.
Hãng tin AFP tổng kết lại những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 Ngày 27/12, hãng tin AFP của Pháp đã tổng kết những sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do hãng này bình chọn, trong đó đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính là sự kiện quốc tế có tầm ảnh hưởng rộng nhất trong năm qua. Kiểm tra thân nhiệt hành khách nhằm phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 tại...