Báo động tiêu chảy do virus Rota ở trẻ tăng nhanh, chuyên gia lý giải nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy do virus Rota rất dễ lây truyền, khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào chỗ có virus rồi đưa tay lên miệng, virus dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Số lượng bệnh nhi nhập viện vì tiêu chảy do virus Rota tăng mạnh
Vào thời điểm này hàng năm, số trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy do virus Rota lại tăng.
Mỗi năm trên thế giới, số lượng ca nhiễm virus Rota gây tử vong ở trẻ em lên tới 453.000. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng.
Số lượng bệnh nhi điều trị bệnh tiêu chảy tăng.
Video đang HOT
Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: Tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tính – chuyên khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, lứa tuổi hay mắc tiêu chảy do virus Rota là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng. Hầu hết, những trẻ phải nhập viện vì tiêu chảy do virus Rota có cả 3 triệu chứng: Tiêu chảy, nôn và sốt.
Số lượng bệnh nhi nhập viện vì tiêu chảy do virus Rota tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương hiện tại đang có chiều hướng tăng mạnh. Các bé vào viện với các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Điển hình, một số bé có kèm theo các bệnh lý về hô hấp, nhiễm khuẩn nên công tác điều trị hết sức khó khăn.
Cách phòng tiêu chảy do virus Rota
Tiêu chảy do virus Rota nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ do khi nôn nhiều kèm theo đi ngoài rất nhiều (khoảng 30 đến 40 lần/ngày) trẻ sẽ bị mất nước nặng dẫn đến rối loạn điện giải và sốc.
Chính vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch là biện pháp hạn chế sự lây nhiễm virus Rota. Đặc biệt, để chủ động phòng bệnh hiệu quả và an toàn, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng vắc-xin phòng ngừa virus Rota. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo nên cho tất cả trẻ nhỏ uống vắc-xin Rota để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Vắc-xin phòng tiêu chảy do virus Rota được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ bước vào thời kỳ nhiễm virus Rota nguy hiểm là từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến lịch tiêm phòng tất cả các loại vắc-xin những năm đầu đời cho bé.
Theo nguoiduatin
Bệnh liên cầu lợn "ngấp ghé" trong dịp Tết, thực phẩm cần tránh xa
Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc khi ăn tiết canh nhưng vẫn có nhiều người thường xuyên ăn. Tiết canh không chỉ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm mà còn khiến người ăn mắc các bệnh liên cầu lợn.
Tiết canh là "thủ phạm" gây bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm nhưng thường vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch bệnh có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn. Chính vì vậy, số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên trong dịp này.
BS Nguyễn Trung Cấp - khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn. Khi ăn tiết canh, sản phẩm từ lợn chưa nấu chín như nem chạo dễ mắc liên cầu lợn. Đôi khi chỉ vì ăn một bát tiết canh, người bệnh phải trả giá vài chục triệu đồng cho quá trình điều bị bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cảnh báo tỉ lệ tử vong do liên cầu lợn gây ra khoảng 7%. Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo bệnh hoặc qua đường ăn uống. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.
Không chỉ vậy, người tiêu dùng có thể mắc bệnh giun xoắn nếu ăn phải thịt lợn bị nhiễm giun xoắn nấu chưa chin, nhất là món lòng lợn luộc chưa kỹ và món tiết canh vì trong thành ruột non và máu những con vật này có rất nhiều giun xoắn và ấu trùng. Đây là một bệnh nặng, khó chữa, dễ gây tử vong, chúng ta phải cảnh giác.
Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo, giun xoắn là một loại giun đặc biệt nguy hiểm vượt hẳn ra ngoài giới hạn các bệnh giun sán thông thường. Nó cũng là bệnh giun duy nhất gây sốt cao kéo dài ở giai đoạn đầu có thể làm ta nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, sốt rét...
Bộ Y tế khuyến cáo hiện chưa có vaccine phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì vậy, để chủ động phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời...
HÀ LÊ
Theo laodong
Người nuôi chó cưng cần biết những điều này Mặc dù hiếm nhưng một số bệnh có thể lây truyền giữa chó và người. ShutterStock Để tránh lây lan mầm bệnh, cần tránh để chó cưng liếm miệng, mặt, hoặc vết thương, phần da bị trầy xước, tránh hôn chó cưng và luôn rửa tay sau khi tương tác với thú cưng, đặc biệt là khi dọn vệ sinh cho chúng, theo...