Báo động thực phẩm ‘bẩn’
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm nước ta xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm với hàng ngàn người bị ngộ độc, không ít vụ ngộ độc nghiêm trọng khiến nhiều người nguy kịch, thậm chí tử vong.
Thực phẩm nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguy cơ tiềm ẩn của các căn bệnh nguy hiểm – Ảnh: Diệp Đức Minh
Tuy nhiên, số vụ ngộ độc thực phẩm thời gian tới chưa hẳn đã giảm, do công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập và thói quen ăn uống tùy tiện của nhiều người dân VN.
Tràn lan thực phẩm “bẩn”
Ngồi tràn xuống cả lòng đường, thản nhiên ăn uống bên cạnh cống nước thải. Người bán dùng tay trần thối tiền rồi lại bốc thức ăn. Những hình ảnh này rất quen thuộc ở những quán ăn vỉa hè ở các thành phố lớn. Điểm chung của các hàng quán này là thực phẩm bắt mắt, giá rẻ. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy thực phẩm bày bán vỉa hè khó đảm bảo, khó biết nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu. Với khá nhiều người dân Việt Nam có tâm lý dễ dãi trong vấn đề ăn uống, chỉ cần “khuất mắt” là có thể ăn ngon lành mà không quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Quản lý thị trường TP.HCM, qua kiểm tra lực lượng này phát hiện hàng ngàn vụ vi phạm về hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, hàng hết hạn sử dụng, hàng chứa chất độc hại… Phần lớn hàng sản xuất tại Trung Quốc. Lực lượng thú y TP.HCM cũng liên tục phát hiện các vụ sản phẩm động vật hôi thối, tẩm ướp hóa chất độc hại vận chuyển từ các tỉnh về các thành phố lớn, như TP.HCM tiêu thụ. Số nguyên liệu “bẩn” này đưa vào các cơ sở chế biến thực phẩm, qua công đoạn chế biến và tẩm ướp hóa chất trôi nổi, độc hại và đưa ra thị trường, vào quán ăn, nhất là quán ăn vỉa hè ưa thích nguyên liệu giá rẻ. Từ đó, thực phẩm “bẩn” dễ dàng đi vào cơ thể “thượng đế” thích ăn… ngon mà rẻ. Nhiều bệnh nan y từ đó mà ra!
Nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm
Theo các chuyên gia, lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn gốc gây bệnh tật, thậm chí tử vong cho con người. Điều này phụ thuộc vào chất lượng thực phẩm và vấn đề an toàn thực phẩm. Ở các quốc gia phát triển, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được chú trọng, nguồn thực phẩm được kiểm soát từ khâu gieo trồng, sản xuất, thu hoạch đến vận chuyển, chế biến và đến tận bàn ăn. Vì thế, thực phẩm vừa đảm bảo giữ được chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Ở các quốc gia phát triển rất hiếm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm hay con người bị bệnh tật mà nguyên nhân từ thực phẩm “bẩn”. Tại các quốc gia chậm phát triển, như VN, mỗi năm các bệnh viện tiếp nhận số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Theo một báo cáo chuyên ngành gần đây, từ 70 – 80% mẫu thức ăn đường phố bị nhiễm khuẩn E.coli. Đây là loại khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, dịch tả. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, khả năng dẫn đến tử vong cao. Đặc biệt, thời điểm nắng nóng hoặc giao mùa, dịch bệnh này càng hoành hành, tỷ lệ bị ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng cao hơn.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, thực phẩm “bẩn” còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm, như ung thư. Trên thực tế, nước ta là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dù chưa có kết luận rõ ràng, chính xác tỷ lệ người mắc bệnh ung thư do thói quen ăn uống tùy tiện, cẩu thả, ăn uống phải thực phẩm “bẩn”, nhưng khó có thể cho rằng, thực phẩm “bẩn”, thực phẩm chứa chất độc hại không liên can gì đến bệnh ung thư ở con người.
Cũng có thể thấy, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện khá nhiều ở những năm gần đây, nhờ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thực trạng thực phẩm “bẩn”, thực phẩm độc hại tràn lan, những người sản xuất, kinh doanh bất chấp thủ đoạn để bán được hàng, kiếm lợi nên thực phẩm “bẩn” vẫn còn diễn biến phức tạp. Vì thế, bản thân mỗi người dân cũng tự trang bị những kiến thức cần thiết và từ bỏ thói quen ăn uống cẩu thả, nhằm hạn chế nguy cơ rước bệnh từ thực phẩm “bẩn”. Theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được sản xuất theo quy trình và được chứng nhận bởi các viện kiểm chứng uy tín sẽ là cách tốt, hữu hiệu để tránh xa thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình.
Tuệ Lâm – Hoàng Việt
Theo TNO
Bộ trưởng Thăng "vi hành", các công trường sợ "toát mồ hôi"!
"Nhiệm vụ của tư vấn giám sát là phải theo dõi, kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công, thế nhưng khi nghiệm thu thì các ông lại giở bài "đánh võng" rồi "lượn" chán chê để gây khó dễ, vòi vĩnh chia tiền rồi mới ký cho nhà thầu".
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã lên án thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm của đội ngũ tư vấn giám sát (TVGS) như vậy, khi kiểm tra Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Định vào cuối tuần vừa qua.
"Dọa" bỏ tù nếu phát hiện tiêu cực
Trên đoạn tuyến này, việc triển khai dự án tại đây đang có sự điều chỉnh về biện pháp thi công cầu nhưng không hiểu lí do tại sao những người cần ký duyệt lại cứ lừng khừng gây chậm tiến độ, trong khi đó đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án 2 (Ban 2) lại không đưa ra được những lý giải rõ ràng.
Biết tình hình, Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ra bực bội với lãnh đạo Ban 2: "Ở đây không có chỗ cho người sợ trách nhiệm. Đã ra "chiến trường" là phải dám quyết định, còn nếu không dám thì nghỉ để người khác làm! Ông là người quyết định việc thiết kế, khi có đề xuất điều chỉnh hợp lí để đẩy nhanh tiến độ thì ông phải đồng ý ngay để triển khai, chứ ông lại chờ người này ký người kia ký rồi mới quyết là sao? Tôi ra lệnh triển khai ngay giải pháp thi công mới, thủ tục làm sau!".
Bộ trưởng Đinh La Thăng đi thị sát, kiểm tra các công trường cầu đường phía Nam và Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 từ Đồng Nai ra Thừa Thiên-Huế
Với quyết định tức thì của Tư lệnh ngành ngay tại công trường, chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn thiết kế không còn gì để giải thích thêm và liên hồi gật đầu dạ vâng. Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Ban 2 phải cử người có năng lực tốt nhất và dám chịu trách nhiệm túc trực trên công trường để điều hành công trường.
"Tôi nói các ông có giận thì cứ việc giận, nhưng thực sự là nếu công khai minh bạch thì ký duyệt được ngay, đằng này các ông còn thích "lượn" rồi lại bày trò giảm cái này tăng cái kia thì phải như thế nào, có khi còn phải ăn chia xong mới ký. Tôi nhắc lại cho các ông biết, Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 là dự án trọng điểm quốc gia, không cho phép bất kỳ một trường hợp nào để xảy ra tiêu cực, tham nhũng ở đây. Tiến độ và chất lượng công trình phải đảm bảo!" - Bộ trưởng Đinh La Thăng "đe" các đơn vị thực hiện dự án.
Riêng với TVGS, Vị Bộ trưởng này cho biết đã nhận được rất nhiều phản ánh của các nhà thầu về việc TVGS "vòi" tiền rồi mới ký nghiệm thu công trình. Không chờ TVGS lên tiếng "chào hỏi", Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gọi TVGS ra trước mặt và thẳng thắn nêu ra tình trạng bất hợp tác, cố tình "nhũng nhiễu" để gây khó khăn cho nhà thầu trong việc nghiệm thu thanh toán.
"Nhà thầu làm đến đâu là phải giám sát chất lượng cho họ, xong thì phải ký thanh toán! Các ông là hay "đánh võng" lắm đấy, thậm chí còn mặc cả với nhà thầu về khối lượng để ký trước rồi tính lãi suất, khi có thay đổi biện pháp thi công thì ngồi tính toán ăn chia với nhau xong mới ký... Các ông bỏ ngay những ý nghĩ đó đi! Tôi mà phát hiện thì tôi cho đi tù đấy." - Bộ trưởng Đinh La Thăng bắt bài đối với TVGS.
Dừng xe đột xuất, ra "tối hậu thư"
Cũng tại Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Định, khi cả đoàn xe đi kiểm tra dự án đang chạy phăm phăm đi qua huyện Phù Cát để tiến đến địa điểm đã được bố trí theo kế hoạch thì Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ dừng xe và băng qua đường nhanh như chớp, vị Bộ trưởng này "nóng" mặt khi phát hiện việc thi công cống thoát nước cao hơn nhà dân cả mét.
Công trường thi công có hệ thống cống thoát nước cao hơn nền nhà dân cả mét bị Bộ trưởng Thăng dừng kiểm tra đột xuất
Do dừng xe gấp và chưa hiểu chuyện gì xảy ra nên cả Ban Quản lý Dự án, Tư vấn thiết kế, TVGS, nhà thầu và lãnh đạo các Cục, Vụ đi theo Bộ trưởng được phen toát mồ hôi hột! Còn chưa kịp "hoàn hồn" thì lại bị Bộ trưởng "truy" tới tấp: Ai thiết kế? Ai trình? Ai duyệt? Còn chưa kịp "hoàn hồn" nên các đơn vị này trả lời Bộ trưởng với giọng lí nhí: Do Tedi thiết kế, Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình trình duyệt thưa Bộ trưởng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục gay gắt: "Thiết kế thế này à? Các anh nhìn đi, đường cao hơn nhà dân thế này mà chấp nhận được à? Làm công trình thế này để đánh đố người dân à? Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, đường không được phép cao hơn nhà dân. Hạ thấp ngay nền đường và cống thoát nước xuống!"
Lúc này, các đơn vị thực hiện dự án giải thích do bản thân nền nhà dân trước kia đã thấp sẵn nên khi cải tạo nâng cấp nền đường thì thành ra độ cao càng chênh lên. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, các đơn vị thực hiện dự án cam kết sẽ hạ thấp nền đường và cống thoát nước xuống, công việc này sẽ được hoàn thành trong vòng 20 ngày.
Tại Dự án đèo Phú Gia - Phước Tượng trên địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế, trước thực trạng dự án được khởi công đã hơn 1 năm nhưng đến nay công trường vẫn lèo tèo, tiến độ thi công chậm chạp, chủ đầu tư là Công ty CP Phước Tượng - Phú Gia không có tiền để giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Thăng ra "tối hậu thư" đến 31/7 tới đây nếu chủ đầu tư không thể hiện được năng lực tài chính và điều kiện giải ngân cho dự án thì Bộ GTVT sẽ thay thế chủ đầu tư khác.
Chưa hết, Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Vụ trưởng Vụ PPP (đối tác công - tư) chịu trách nhiệm giám sát chủ đầu tư thực hiện những cam kết về ký hợp đồng tín dụng vay vốn tại Dự án đèo Phú Gia - Phước Tượng, nếu đến hạn 31/7 mà chủ đầu tư vẫn không có tiền thì sẽ quy trách nhiệm cả Vụ trưởng Vụ PPP.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mẹo nhỏ phân biệt đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn loại có vị béo lạ, mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia. Theo chuyên viên tư vấn nữ công Đỗ Kim Trung - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, để làm đậu...