Báo động quân đội cao nhất, Kiev tự nhận bất lực
Tổng thống tạm quyền của Ukraine – ông Aleksandr Turchinov hôm qua (30/4) tuyên bố, quân đội nước này đang được đặt ở trong tình trạng báo động cao nhất “trước mối đe dọa về một cuộc xâm lược từ Nga”. Tuy nhiên, ông này lại thừa nhận chính phủ lâm thời ở Kiev bất lực, không thể kiểm soát nổi tình hình ở miền đông.
Ảnh minh họa
“Tôi đang nói đến mối đe dọa thực sự trước việc Nga có thể phát động một cuộc chiến tranh lục địa nhằm vào Ukraine. Các lực lượng vũ trang của chúng tôi đang được đặt trong tình trạng báo độn ở mức cao nhất”, ông Turchinov đã nói như vậy tại một cuộc họp của hội đồng những người đừng đầu các khu vực của Ukraine ở thủ đô Kiev, hãng tin RT cho biết.
Tổng thống tạm quyền Ukraine không ngại ngần lên tiếng kêu gọi những người đứng đầu khu vực thành lập lực lượng chiến binh trung thành với Kiev.
“Chúng ta phải có khả năng để điều động thật nhanh những đơn vị đó nhằm hậu thuẫn cho các khu vực khác khi đối mặt với một mối đe dọa như thế”, ông Turchinov nhấn mạnh.
Tổng thống tạm quyền Turchinov thừa nhận, chính phủ lâm thời ở Kiev hiện tại đơn giản không thể kiểm soát được tình hình ở các khu vực miền đông nam. Kiev tiếp tục nhắc lại những cáo buộc được đưa ra trước đó về việc có một số nhân viên trong lực lượng thực thi pháp luật “đang hợp tác với các tổ chức khủng bố”. Đây là cụm từ mà chính quyền lâm thời ở Kiev dùng để chỉ đến những người biểu tình chống chính phủ đang chiếm đóng một loạt trụ sở chính quyền ở miền đông Ukraine.
“Nhiệm vụ chính của chúng tôi là ngăn chặn mối đe dọa khủng bố đối với các khu vực ở Ukraine”, ông Turchinov nói.
Ngược lại với những động thái trước đó của chính quyền lâm thời ở Kiev trong đó có việc đột kích vào các chốt chặn an ninh của người biểu tình và một số hình thức dùng vũ lực khác, Tổng thống tạm quyền Turchinov giờ đây thừa nhận, “như chúng ta biết từ kinh nghiệm ở Maidan, việc sử dụng vũ lực là không hiệu quả. Đó chính là tình hình mà chúng ta đang đối mặt ở các khu vực miền đông”.
Trước đó, hôm 29/4, quyền Tổng thống Ukraine đã tuyên bố trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp rằng, tình hình ở miền đông nước này cho thấy “sự bất lực, thiếu hành động và đôi lúc là cả sự phản bội”. Ông này thề sẽ sa thải các sĩ quan cảnh sát ở miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Ông Turchinov được bầu làm Chủ tịch Quốc hội lâm thời mới ở Kiev và được các nghị sĩ lựa chọn là Tổng thống tạm quyền sau khi ông Viktor Yanukovich bị lật đổ hồi tháng 2.
Chính quyền lâm thời mới ở Kiev đã thất bại trong việc xử lý làn sóng biểu tình chống chính phủ rộ lên ở miền đông nam Ukraine.
Bất chấp việc phát động cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố” và tập hợp một lực lượng lớn binh sĩ cũng như vũ khí hạng nặng đến các khu vực miền đông, chính phủ lâm thời ở Kiev vẫn bất lực và thất bại trong mục tiêu ngăn chặn người biểu tình chiếm đóng các tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền lâm thời ở Kiev không có đủ binh lính trung thành để thực hiện chiến dịch đàn áp người biểu tình. Trong nhiều trường hợp, các binh lính đã đào ngũ, nộp lại vũ khí và xe bọc theo cho những người biểu tình ủng hộ chế độ liên bang.
Người biểu tình tiếp tục thách thức Kiev
Ở thành phố miền đông Luhansk, những người biểu tình đã dựng lên các rào chắn tạm thời, hàng rào thép gai và cử người đứng gác trước các tòa nhà chính quyền trong khu vực.
Bị người biểu tình có vũ trang chiếm đóng từ hôm 29/4, tòa nhà chính quyền ở khu vực Donetsk là tòa nhà mới nhất rơi vào quyền kiểm soát của lực lượng người biểu tình thân Nga.
Một loạt trụ sở chính quyền ở hơn một hục thành phố và thị trấn ở Donetsk vẫn đang bị chiếm đóng bất chấp.
Tất cả những diễn biến cho thấy, những người biểu tình vẫn giữa thái độ thách thức, không thay đổi lập trường của họ.
Trong phòng giải lao của tòa nhà chính quyền Luhansk với bên ngoài được cắm cờ ủng hộ Nga, nhiều tay súng cùng với những bao cát và dây thép gai được vây xung quanh một cái bàn mà ở đó có lối đi vào tòa nhà.
Ở thành phố Slavyansk, phía tây Luhansk – ông Denis Pushilin – người đứng đầu nước cộng hòa nhân dân Donetsk cũng thể hiện sự thách thức. Ông Pushilin nằm số trong những người vừa bị đưa vào danh sách trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU).
“Tôi không lo lắng trước các biện pháp trừng phạt. Tôi không có phản ứng gì. Tôi chẳng có tiền ở Châu Âu”, ông Pushilin nói về biện pháp trừng phạt của EU trong đó có lệnh phong tỏa tài sản.
Trong một diễn biến khác có liên quan, ông Pushilin đã nói đến việc lực lượng biểu tình ở miền đông bắt giữ một loạt giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu ÂU (OSCE).
Ông Pushilin tiếp tục khẳng định rằng những giám sát viên bị họ bắt là điệp viên của NATO và họ muốn dùng nhóm người này để đổi lại những người của họ bị chính quyền lâm thời mới ở Kiev bắt giữ.
Các nhà đàm phán của OSCE đã tiếp tục có những cuộc gặp gỡ hàng ngày với lực lượng biểu tình ở Slavyansk để thảo luận về việc phóng thích các nhân viên của họ. Có vẻ như mọi việc đang tiến triển thuận lợi, phát ngôn viên của OSCE – ông Michael Bociurkiw cho biết.
Nhóm đàm phán được gặp các giám sát viên bị bắt mỗi ngày và tất cả họ đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
G7 sẽ đồng loạt ra tay với Nga?
Lãnh đạo của các cường quốc thuộc nhóm G7 đã nhất trí áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Chính quyền lâm thời ở Kiev đang đưa xe tăng vào tấn công người biểu tình ở miền đông Ukraine.
Mỹ tuyên bố, các biện pháp trừng phạt mới của họ sẽ nhằm mục tiêu vào "những người bạn thân" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo tuyên bố của giới chức Mỹ, họ sẽ tung ra "đòn" trừng phạt mới nói trên sớm nhất vào thứ Hai tuần tới (28/4) trừ khi Nga nhanh chóng có động thái làm dịu căng thẳng ở nước láng giềng Ukraine.
Trong một tuyên bố chung vừa được phát đi, các nhà lãnh đạo G7 đã cáo buộc Nga không có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện thỏa thuận được ký kết ở Geneva hồi tuần trước giữa 4 bên gồm Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine. Thỏa thuận này nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng chính trị đang ngày một nóng bỏng ở quốc gia Đông Âu.
Theo tuyên bố của nhóm nước G7, thay vì làm dịu căng thẳng, "Nga tiếp tục làm leo thang tình hình ở Ukraine bằng những phát biểu cũng như các hoạt động quân sự ở sát biên giới với Ukraine.
Vì thế, "chúng tôi đã nhất trí sẽ nhanh chóng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga... Chúng tôi cam kết sẽ hành động khẩn cấp để tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt cũng như bắt Nga phải trả giá thêm nữa cho thành động của họ", tuyên bố của G7 cho hay.
Tuy nhiên, G7 vẫn nhấn mạnh, "chúng tôi để ngỏ khả năng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng".
Nga đã bác bỏ mọi lời chỉ trích, đổ lỗi của Mỹ và phương Tây nhằm vào họ về tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine. Đây là nơi lực lượng biểu tình ủng hộ Nga đang tiến hành các cuộc biểu tình chống lại chính phủ lâm thời mới ở Kiev. Họ đã chiếm giữ một loạt tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát ở ít nhất 10 thành phố, thị trấn thuộc miền đông Ukraine.
Điện Kremlin đáp trả lại những lời cáo buộc của Mỹ và phương Tây bằng lý lẽ cuộc khủng hoảng ở Ukraine được châm ngòi bởi chính cuộc đảo chính của phe đối lập ở Kiev. Thực vậy, sau khi chính phủ lâm thời mới ở Kiev lên cầm quyền, họ đã thực thi những bước đi, chính sách thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người gốc Nga ở Ukraine. Điều này đã châm ngòi cho làn sòng biểu tình chống đối Kiev ở miền đông Ukraine bởi đây là nơi sinh sống của đa số người gốc Nga, người nói tiếng Nga.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến mối quan hệ giữa Nga vào phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc đối đầu Đông Tây căng thẳng và quyết liệt này khiến nhiều người nghĩ đến viễn cảnh bùng nổ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine triển khai 160 xe tăng sát biên giới Nga Hãng tin RIA Novosti đã thu được một số hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ việc quân đội Ukraine đang tăng cường vũ khí và thiết bị quân sự trên khu vực biên giới với Nga, cũng như ở khu vực ngoài ô Slaviansk và khu vực Bắc Donetsk, nơi các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ chế...