Báo động ô nhiễm rác thải nhựa tại các vùng biển ngoài khơi Australia
Các nhà nghiên cứu của Đại học James Cook (Australia) vừa qua đã phát hiện lượng nhựa lớn trong đại dương của nước này, dẫn đến nguy cơ lâu dài đối với rạn san hô Great Barrier và xu hướng đa dạng sinh học tại đây.
Du khách lặn ngắm san hô tại rạn san hô Great Barrier, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Viện Khoa học hàng hải (AIMS) tiến hành nghiên cứu trong 3 năm. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Pollution ngày 3/8.
Sau khi đánh giá 66 mẫu nước biển ngoài khơi vùng biển Đông Bắc Australia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhựa tại tất cả các tầng của đại dương, bao gồm cả rạn san hô Great Barrier.
Video đang HOT
Giáo sư Mark Hamann, chuyên gia sinh học hàng hải tại Đại học James Cook, đồng thời là thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đột phá trong nghiên cứu lần này chính là biết được tỷ lệ nhựa bị cuốn ra đại dương. Các nhà khoa học ước tính đến năm 2030, mỗi năm sẽ có khoảng 20 – 53 triệu tấn nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái dưới biển, khiến các nguy cơ liên quan tăng khoảng 50% tại một số môi trường biển. Điều đáng quan ngại là sự phổ biến của các hạt vi nhựa (những mẩu nhựa có kích thước dưới 5 mm).
Chuyên gia Hamann cảnh báo các hạt nhựa đang ngày càng nhỏ và kích thước siêu nhỏ như vậy sẽ khiến chúng dễ bị các động vật nuốt vào. Riêng đối với rạn san hô Great Barrier, đây có thể trở thành thảm họa bởi kể cả những loài cá nhỏ nhất hay san hô cũng đều có thể hấp thụ vi nhựa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng nhựa dưới biển sẽ tăng lên sau một số hiện tượng thời tiết như gió mạnh hay mưa lớn. Đây có thể là một bước quan trọng trong việc giúp tính toán chính xác lượng nhựa có nguy cơ bị trôi ra biển. Trên cơ sở đó, khi nắm được dự báo sắp có mưa lớn, các nhà khoa học có thể sử dụng nhiều biện pháp để kiểm soát các mảnh nhựa trôi nổi trên sông vào từng thời điểm, thông qua việc sử dụng các dụng cụ ngăn nước mưa hoặc hứng nước mưa.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiếp tục theo dõi các dòng vi nhựa và tác động của chúng đối với chuỗi thực phẩm ở đại dương.
Rạn san hô Great Barrier bị đe dọa tẩy trắng trên diện rộng
Rạn san hô Great Barrier của Australia cho biết di sản thiên nhiên thế giới này đang đối mặt với nguy cơ bị tẩy trắng trên diện rộng khi nhiệt độ nước biển ở khu vực ngoài khơi phía Đông Bắc Australia tăng cao.
Một phần của rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 18/3, Cơ quan Quản lý công viên biển Great Barrier Reef cho biết các chuyến bay giám sát đã phát hiện tình trạng tẩy trắng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng kéo dài 2.300 km trên rạn san hô. Các rạn san hô bị ảnh hưởng nặng nề nhất là xung quanh khu vực Townsville, nơi trước đó đã ghi nhận nhiều san hô bị hủy hoại do mức nhiệt cao kỷ lục.
Nhà chức trách cũng cho biết trong tuần qua, nhiệt độ nước biển trong toàn bộ khu vực công viên biển đã cao hơn mức trung bình từ 0,5 - 2 độ C, trong khi vùng cực Bắc và các khu vực ven biển ghi nhận nhiệt độ cao hơn mức trung bình từ 2 - 4 độ C.
Hiệp hội Bảo tồn biển Australia đánh giá thông tin trên là "rất nghiêm trọng", đặc biệt là trong điều kiện hiện tượng thời tiết La Nina thường sẽ khiến cho nhiệt độ nước biển mát hơn. Trong khi đó, một số nhà hoạt động bảo vệ môi trường cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của các rạn san hô mà còn khiến chúng không thể hồi phục sau khi bị tẩy trắng.
Từ năm 1997 đến nay, rạn san hô Great Barrier đã trải qua 5 lần bị tẩy trắng nghiêm trọng trên diện rộng do nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng là một trong những nguyên nhân đe dọa di sản thế giới này khi một số trận gió lốc đã gây vỡ rạn san hô. Ngoài ra, sự bùng phát của loài sao biển gai (Crown-of-thorns starfish) ăn san hô cũng là nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của Great Barrier.
Rạn san hô Great Barrier, cấu trúc sống lớn nhất thế giới, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới năm 1981. Năm 2015, Chính phủ Australia đã triển khai kế hoạch "Reef 2050" và chi hàng tỷ USD để bảo vệ Great Barrier khi di sản thiên nhiên thế giới này có nguy cơ bị UNESCO hạ xếp hạng.
Đầu năm 2022, Australia cũng đã công bố khoản tài trợ mới nhằm triển khai các biện pháp bảo vệ rạn san hô này. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy kể từ năm 1998, hiện tượng tẩy trắng đã ảnh hưởng đến 98% rạn san hô, chỉ còn lại một phần rất nhỏ là không bị ảnh hưởng.
Sự tẩy trắng là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao khiến san hô trục xuất tảo sống trong mô ra ngoài và làm màu sắc rực rỡ của san hô biến mất.
LHQ khởi động đàm phán Công ước về đa dạng sinh học Ngày 14/3, Liên hợp quốc (LHQ) đã khởi động các cuộc thảo luận về Công ước về đa dạng sinh học (CBD) tại Geneva, Thụy Sĩ với mục đích đạt được một thỏa thuận quy mô toàn cầu nhằm nâng cao việc bảo vệ thiên nhiên. Dự kiến, CBD này sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Rạn san hô Great Barrier...