Báo động ô nhiễm không khí: Người dân nên đóng cửa, bớt ra đường
Hà Nội và TP.HCM đang trong những ngày bụi mịn PM2.5 tăng cao, riêng tại Hà Nội thông số bụi mịn vượt quy chuẩn cho phép. Chuyên gia khuyến cáo người dân đóng cửa, hạn chế ra đường, đặc biệt là người già và trẻ em.
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nhưng nhiều công trình đào, thay đá vỉa hè vẫn thoải mái gây bụi bẩn ngập ngụa dưới lòng đường – Ảnh: XUÂN LONG
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết những đợt ô nhiễm không khí đã xuất hiện ở miền Bắc vào đầu tháng 11 và đầu tháng 12-2020. Ô nhiễm không khí cao nhất thường vào ban đêm và sáng sớm nên khuyến cáo người dân hạn chế ra đường hoặc đóng các cửa chính, cửa sổ vào thời điểm ô nhiễm tăng cao.
Tại Hà Nội và TP.HCM cũng đang trong những ngày bụi mịn PM2.5 tăng cao, thậm chí tại Hà Nội thông số bụi mịn còn vượt quy chuẩn.
Người già, trẻ nhỏ nên ở trong nhà
Tại Hà Nội, ghi nhận đến ngày 14-12 đã trải qua gần một tuần xuất hiện những đợt ô nhiễm không khí với các dấu hiệu trời âm u, mù sương, không khí đặc quánh, cảm nhận của nhiều người thấy rõ không khí ngột ngạt, khó chịu.
Đại diện Sở TN&MT cho biết theo kết quả quan trắc từ 35 trạm đo tại Hà Nội, ngay thời điểm 9h sáng 13-12 đã có 19/35 trạm cho kết quả không khí chất lượng “kém”, còn lại 16 trạm cho kết quả chất lượng không khí ở mức “xấu”.
Video đang HOT
Thống kê chi tiết về chất lượng không khí những ngày trong tuần từ 6 đến 12-12, Sở TN&MT thừa nhận chất lượng không khí chủ yếu ở mức “trung bình”, “kém” và đã xuất hiện cả những ngày chất lượng không khí ở mức “xấu”.
Lý giải về đợt ô nhiễm không khí lần này, đại diện Sở TN&MT Hà Nội cho rằng có 3 yếu tố chính gây ra những ngày suy giảm chất lượng không khí: thứ nhất là nguồn thải từ hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, khói thải từ các điểm đốt rác tự phát tràn lan.
Tiếp đến là nguồn ô nhiễm được dịch chuyển từ các vùng lân cận, từ bên ngoài vào Hà Nội. Cuối cùng là do sự thay đổi của thời tiết, các nguồn ô nhiễm không được khuếch tán, ngưng tụ khiến mức độ ô nhiễm gia tăng.
Cũng theo đại diện Sở TN&MT, thời tiết ở Hà Nội đang trong giai đoạn khô hanh. Vào buổi tối nhiệt độ không khí giảm mạnh, lặng gió khiến bụi mịn PM2.5 từ sát mặt đất không thể phát tán lên cao và đi xa.
Với diễn biến nhiều ngày không khí ô nhiễm như hiện nay, Sở TN&MT nhận định ngay những người bình thường cũng bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, còn nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Sở khuyến cáo mọi người nên giảm các hoạt động mạnh khi ở ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài và nghỉ ngơi nhiều hơn trong nhà. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ, những người mắc bệnh về hô hấp, suy giảm sức đề kháng… nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh, nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.
Bụi mịn PM2.5 tăng cao ở Hà Nội
Tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường cho biết đã có 11/41 ngày có giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình trong 24 giờ vượt quy chuẩn cho phép.
Ông Hoàng Dương Tùng – chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam – cho rằng ở các đô thị lớn, nguồn phát sinh bụi mịn PM2.5 chủ yếu từ hoạt động của xe cộ, bếp than tổ ong, đốt rơm rác… Tuy nhiên theo ông Tùng, nguồn bụi mịn từ hoạt động giao thông, đốt rác gần như phát sinh quanh năm và chưa kiểm soát được.
Để giảm lượng khí thải phát sinh bụi mịn PM2.5, từ tháng 9-2020, phó giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định đã trình thành phố kế hoạch phối hợp Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
“Để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm không khí, Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị UBND TP Hà Nội cho thí điểm chương trình đo kiểm khí thải thông qua việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị cho 8 đại lý sửa chữa, bảo dưỡng để đo khí thải xe máy ở 6 quận” – ông Định nói.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-12, bà Lê Thanh Thủy – trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông (Chi cục bảo vệ môi trường – Sở TN&MT Hà Nội) – cho biết thành phố vẫn đang xem xét kế hoạch thí điểm kiểm định khí thải xe máy, khi được phê duyệt chính thức, chi cục sẽ triển khai.
Ông Hoàng Dương Tùng (chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam): Chủ động khuyến cáo sớm
Với những đợt ô nhiễm không khí có tác động của khí hậu, thời tiết, xảy ra các hiện tượng nghịch nhiệt, khiến các nguồn gây ô nhiễm không khuếch tán được, ngưng tụ ở tầng thấp, rất cần phải nghiên cứu về tính “mùa vụ” của những đợt ô nhiễm này để chủ động giải pháp khuyến cáo, cảnh báo sớm cho người dân chủ động phòng tránh.
Chất lượng không khí ở Hà Nội lại cảnh báo đỏ, nguy hại sức khỏe
Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím...
Ngày 29-9, chất lượng không khí tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc lại rơi vào tình trạng rất xấu, ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe người dân.
Tại hơn 80 điểm quan trắc trên địa bàn Hà Nội của hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người khi chỉ số AQI vượt ngưỡng 200.
Cùng với đó, hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng kém tại các điểm quan trắc ở các khu vực như: Từ Liêm, Phạm Văn Đồng, Tây Mỗ, Minh Khai, Mỹ Đình... có khả năng tác động đến sức khỏe nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch.
Chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi cũng làm gia tăng nồng độ bụi mịn PM 2.5 là loại bụi có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng len lỏi rất sâu vào phổi, đi trực tiếp vào máu, gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.
Chất lượng không khí ở Hà Nội có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Theo quy luật hàng năm, nhất là tại miền Bắc bắt đầu từ tháng 9 trở đi, tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 có xu hướng tăng lên. Cùng với đó, ô nhiễm không khí tại miền Bắc còn bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng và các hoạt động dân sinh. Tuy nhiên, có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện thời tiết khi những ngày gần đây, điều kiện thời tiết lặng gió khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán được, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày ô nhiễm như hiện nay, người dân nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể dục buổi sáng, hạn chế tham gia giao thông, trường hợp phải ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang. Tại các gia đình nên hạn chế đun nấu bằng bếp than tổ ong, hạn chế hút thuốc lá, đóng cửa sổ và cửa chính. Người đi ngoài đường về cần rửa mắt mũi bằng nước muối sinh lý.
Tập thể dục đẩy lùi tác hại của ô nhiễm không khí đối với huyết áp ó là phát hiện của các chuyên gia tại ại học Hong Kong - Trung Quốc trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Lợi ích của hoạt động thể chất trước tình trạng ô nhiễm không khí là một mối quan tâm lớn, bởi hơn 91% dân số toàn cầu hiện sống ở những...