Báo động nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm
Trong tháng 2, ở huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn (An Giang) đã xảy ra 6 vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn. Ngành kiểm lâm tỉnh báo động nguy cơ cháy rừng cấp V và bố trí lực lượng trực 24/24h tại các cánh rừng.
Theo báo cáo của ngành Kiểm lâm An Giang, trong tháng 2, tại các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn đã xảy ra 6 vụ cháy rừng. Các vụ cháy chỉ gây thiệt hại chủ yếu là cháy lớp thực bì, cỏ, lướt dưới tán rừng, không gây thiệt hại đến rừng.
Trước tình hình thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, gió nhiều, mấy ngày qua, ngành kiểm lâm tỉnh đề ra hàng loạt phương án, bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy để trực 24/24h tại những khu rừng thuộc hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, bởi những cánh rừng ở đây ở mức báo động cháy rừng cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm.
Ông Bành Thanh Hùng – Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên – cho biết, “Hiện tại có khoảng 10.500 héc-ta rừng đang báo động nguy cơ cháy cấp V. Ngoài thời tiết bất lợi cho việc phòng cháy rừng thì trên địa bàn đang mùa du lịch, khách hành hương có thói quen đốt nhan cấm ở các am cốc, miếu,… và cả việc hút thuốc của người dân. Chính những lí do nhỏ này có thể gây nên những vụ cháy rừng lớn”.
Video đang HOT
Trên địa bàn huyện Tịnh Biên và khu vực núi Sam (thị xã Châu Đốc), nhiều năm qua, khu vực núi Phú Cường được liệt vào danh sách báo động cháy cấp cực kỳ nguy hiểm do phía dưới triền núi là địa bàn dân cư sinh sống, khi xảy ra cháy rừng không có lối vào để chữa cháy. Riêng năm nay, tại khu vực này đã có một con đường đất chạy vắt ngang, thuận tiện cho việc phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô.
Khu vực núi Sam (thị xã Châu Đốc) có diện tích khoảng 100 héc-ta rừng đồi núi. Hiện nay, trên núi nhiều nơi cây cối bị chết khô. Riêng khu vực này, Trạm Kiểm lâm núi Sam cũng đã bố trí đến 20 bồn chứa nước phòng cháy rừng. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là ở trên núi Sam có nhiều miếu, am cốc, cơ sở thờ tự, tình trạng thắp nhang đèn cúng viếng của du khách rất đông.
Trước nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra để kịp thời ứng phó
Theo nhận định của ngành chuyên môn, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết diễn biến phức tạp, mùa khô đến sớm và sẽ kéo dài. Bên cạnh, nhiệt độ không khí sẽ tăng hơn so với các năm trước, tình trạng thiếu nước, hạn hán sẽ diễn ra trên diện rộng. Do đó, khả năng cháy rừng là rất cao và có thể cháy trên diện rộng.
Trước nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm tại các cánh rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên, mới đây đoàn công tác Cục Kiểm lâm Việt Nam và Kiểm lâm Vùng 3 vừa đến kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn huyện Tịnh Biên. Ông Triệu Văn Lực, Cục phó Cục Kiểm lâm Việt Nam yêu cầu các lực lượng thường trực duy trì việc ứng trực thông tin liên lạc, trực quan sát trên các chòi canh; trang bị thêm các dụng cụ chữa cháy rừng cần thiết; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với các đối tượng là chủ rừng, người sống gần rừng; tăng cường tuần tra, luồn rừng; xác định diện tích khô hạn để dự báo cấp cháy rừng; đưa ngay phương tiện, dụng cụ chữa cháy đến các khu vực trọng điểm dễ cháy để ứng cứu kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”.
Theo Dantri
Thành lập cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24h
Sáng qua (23-1), Bộ Công an đã tổ chức họp báo công bố 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17-8-2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 1110) Quyết định 44/QĐ-TTg ngày 15-10-2012 Quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC (QĐ 44) biện pháp tổ chức triển khai thực hiện 2 Quyết định nêu trên của Bộ Công an.
Cảnh sát PCCC là lực lượng thường trực trong công tác cứu nạn, cứu hộ
Thông tin về QĐ 44, Đại tá Nguyễn Văn Tươi - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an cho biết: Việc tìm kiếm CNCH trong các sự cố lớn, mang tính thảm họa như lũ lụt, sóng thần, động đất, sập hầm lò, tràn dầu trên biển... lâu nay được giao cho các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. "Công tác CNCH trong tai nạn, sự cố lao động, sản xuất, sinh hoạt, hiện pháp luật chưa quy định lực lượng chuyên trách nào đảm nhiệm, nên khi xảy ra các sự cố trên, việc tổ chức CNCH của các đơn vị tham gia thường lúng túng, hiệu quả không cao, không khắc phục kịp thời thiệt hại.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành QĐ 44, quy định, giao cho Cảnh sát PCCC là lực lượng chuyên nghiệp thường trực CNCH hàng ngày trong tình hình mới. Theo quyết định của Thủ tướng, ngoài Cảnh sát PCCC, lực lượng thực hiện nhiệm vụ CNCH còn gồm: dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành. Các lực lượng này sẽ tham gia CNCH trong các tình huống: có người bị nạn, mắc kẹt trong cháy nổ trên sông suối, ao hồ, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm sự cố lở đất đá, sập nhà, công trình trong các phương tiện khi xảy ra TNGT đường bộ, đường sắt, đường sông có người mắc kẹt trong nhà, thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm...
Theo đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, QĐ 44 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra giải pháp quy hoạch giai đoạn từ 2013-2015 sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy, tổ chức, biên chế của lực lượng PCCC thành lập mới 12 Sở Cảnh sát PCCC, 90 đội chữa cháy, 108 đội CNCH chuyên nghiệp xây dựng 3 Trung tâm ứng cứu khẩn cấp PCCC và CNCH quốc gia... Đáng chú ý, Thủ tướng còn cho phép đầu tư trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH, xe thang, xe cứu hộ dưới nước.
Thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH cho biết: Tổng cục đã hướng dẫn lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trên toàn quốc, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền cho nhân dân biết về nhiệm vụ thường trực CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC, để kịp thời thông tin về tai nạn, sự cố theo số điện thoại 114. Tổ chức thường trực về CNCH 24/24h, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ ngay khi có yêu cầu...
Theo ANTD
TP.HCM sắm 6 trực thăng để cứu hộ, chữa cháy Theo đề cương chi tiết Dự án quy hoạch ngành phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn vừa được thành phố này sẽ có 6 chiếc trực thăng chuyên dụng phục vụ chữa cháy và cứu hộ. Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Minh Trí vừa phê duyệt đề cương chi tiết dự án "Quy hoạch ngành PCCC trên địa bàn...